Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

BẤT NGỜ CHẾT ĐỘT QUỴ TÂY Y KHÔNG CỨU KỊP

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 Tháng 4 06, 2016 9:40 pm
gửi bởi admin
CẢNH BÁO ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH MỚI
BẤT NGỜ CHẾT ĐỘT QUỴ TÂY Y KHÔNG CỨU KỊP
DO ĐƯỜNG-HUYẾT THẤP LÀM CHẾT NHIỀU NGƯỜI



A-PHÂN BIỆT TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ ĐỘT QUỴ

Căn cứ vào kết qủa số đo áp huyết và đo đường chúng ta sẽ biết cách phân biệt được 3 loại bệnh làm chết người bất đắc kỳ tử.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi của môn KCYĐ:

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 ,i – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18, -40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)


I-BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO :

Có 2 trường hợp :

a-Áp huyết tâm thu qúa cao làm vỡ mạch máu não :

Bệnh tai biến mạch máu não xẩy ra khi áp lực khí tâm thu bất ngờ tăng cao hơn tiêu chuẩn trên 50mmHg, còn tâm trương vẫn nằm trong tiêu chuẩn tuổi.

Thí dụ tuổi 45 tiêu chuẩn áp huyết là :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
khi bất ngờ tâm thu tăng thêm 50mmHg trở thành
180/70-80mmHg, áp lực tâm thu cao làm vỡ mạch máu não gây ra tai biến.

Thí dụ tuổi 65 tiêu chuẩn áp huyết là :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
khi bất ngờ tâm thu tăng thêm 50mmHg trở thành
190/80-90mmHg sẽ làm đau đầu như búa bổ, chóng mặt, đi lảo đảo, căng vỡ mạch máu não.

Gặp trường hợp này, chúng ta nên vào bệnh viện để được chữa trị kịp thời, nếu chữa trị đúng lúc sẽ không bị vỡ mạch máu não sẽ không bị xuất huyết não gây tê liệt hay tử vong do xuất huyết não, não chết khi nhìn hình scan bộ não hoàn toàn đen.

b-Áp huyết tâm thu qúa thấp làm tắc mạch máu nuôi não :

Đối với tất cả các hạn tuổi, do bệnh cao áp huyết điều trị bằng thuốc làm giảm áp huyết lâu dài trở thành bệnh hypotension, do ăn gạo lức muối mè số 7 làm áp huyết tụt thấp dần, và tây y không có tiêu chuẩn rõ ràng về áp huyết và tiểu đường, trong khoảng từ bao nhiêu đến bao nhiêu là tốt không có bệnh về áp huyết hay tiểu đường, chỉ có tiêu chuẩn bệnh đường cao (hyperglycemie), bệnh áp huyết cao (hypertension), còn không có tiêu chuẩn rõ ràng và những nguy hại của bệnh đường thấp (hypoglycemie), áp huyết thấp là bao nhiêu (hypotension).

Tây y chỉ chú trọng đến áp huyết cao, đường cao, cần phải uống thuốc suốt đời đã trở thành kinh điển, dù có xuống thấp cũng xem như càng thấp càng tốt nên người bệnh càng mất sức yếu sức đi đứng không vững, dễ té ngã đụng đầu vỡ sọ trào máu não, nếu té ngồi nhẹ nhàng hay ngủ chết trong đêm, do tắc nghẽn không đủ áp lực khí bơm máu lên nuôi não, trường hợp này thường xẩy ra rất nhiều ngay cả các bác sĩ đang làm việc tự nhiên mệt gục xuống bàn chết ngay tại chỗ mà tây y không tìm ra nguyên nhân, mà thật ra nguyên nhân thấy trước mắt là hậu quả áp huyết thấp đường thấp ngay trước mắt vẫn xem là tiêu chuẩn bình thường.

c-Áp huyết cao cả tâm thu lẫn tâm trương :

Những người có áp huyết cao cả tâm thu lẫn tâm trương sẽ có nguy cơ bị cả hai trường hợp một lúc, hoặc một trong hai trường hợp xẩy ra nhanh hơn.


2-BỆNH ĐỘT QUỴ DO ÁP HUYẾT TÂM TRƯƠNG CAO TRÊN 100 mmHg:

Bệnh đột quỵ do tim ngưng đập bất thình lình do tắc nghẻn ống mạch tim vì mỡ bao tim hay mỡ trong ống mạch tuần hoàn của tim, sẽ có những dấu hiệu báo trước như :

Bệnh nhẹ giai đoạn 1 :

Thỉnh thoảng nghẹn tức ngực hay nhói đau giữa ngực thoáng qua như kim đâm. Trường hợp này áp huyết tâm thu không cao, nhưng tâm trương cao trên 90mmHg.

Bệnh hơi nặng giai đoạn 2 :

Nhói đau thường xuyên và thắt nghẽn ngực lâu và đau như mũi dao đâm, phải nín thở khiến mặt đỏ, cho qua cơn đau, tâm trương cao hơn 100mmHg, cần phải ho mạnh liên tiếp 5-10 tiếng sẽ tự cứu mình thoát cơn đột quỵ nhẹ, sau đó cần phải đi bệnh viện, mặc dù đang uống thuốc Lipitor trị cholesterol.

Thật ra thuốc Lipitor không có công hiệu bằng bưởi, nếu thử nghiệm, thay Lipitor bằng trái bưởi bóc vỏ bỏ hột, xay ra nước bằng máy xay sinh tố, uống mỗi ngày 1 qủa, trong 1 tuần đi tái khám hết bệnh cao mỡ máu, áp huyết tâm thu, tâm trương giảm xuống, nhỏ bụng tan mở bụng.
Tây y cũng khuyến cáo khi dùng Lipitor không dùng chung với bưởi làm cholesterol tụt thấp, điều đó không phải Lipitor kỵ bưởi mà làm lộ ra giá trị của Lipitor không bằng bưởi, người ta sẽ bỏ không dùng Lipitor.
Các bạn có thể thử nghiệm ra tiệm thuốc tây họ có dịch vụ đo cholesterol, đo trước khi dùng Lipitor 1 tuần đo lại, rồi ngưng Lipitor, dùng bưởi 1 tuần, rồi đo lại, so sánh kết quả Lipitor hay bưởi tốt hơn?
Dùng bưởi tránh được việc mổ tim làm Stent thay ống mạch hay nong ống mạch tim.

Bệnh nặng nguy hiểm chết đột quỵ :

Khi tâm trương cao trên 120mmHg có nguy cơ đau tim như có cảm tưởng ai dùng búa đánh vào ngực mình thật mạnh vỡ ngực, nếu vào bệnh viện để cứu kịp là một may mắn.

Nguyên nhân áp huyết tâm trương cao do ăn không tiêu, mặc dù kiêng mỡ, thịt, nên những người ăn chay cũng bị số tâm trương sẽ cao khi ăn không tiêu, theo đông y, thức ăn vào bao tử không có đường chuyển hóa thức ăn, giúp bao tử tăng nhiệt lượng làm chín nhừ thức ăn và giúp tăng năng lượng co bóp bao tử làm nhuyễn nhừ thức ăn thành dưỡng trấp. Nếu bao tử không co bóp lúc đó thức ăn sẽ biến thành đàm, cũng là một loại cholesterol không tan trong nước, chúng ta thử nghiệm, sáng ngủ dạy, trong họng người lớn tuổi hay có đàm vào buổi sáng, có nghĩa là ban đêm thức ăn biến thành đàm, nhổ vào bồn rửa mặt, vặn nước cho hòa tan với đàm thì không tan, đàm này dần trở thành đặc cứng gây ngăn nghẹn khó thở thành suyễn, tức ngực, nghẹt tim.

3-BỆNH ĐỘT QUỴ DO ĐƯỜNG HUYẾT THẤP DƯỚI 4MMOL/L

Đây là bệnh mới của thời đại kiêng đường.

Vì tây y không có cảnh báo rõ ràng nói về sự nguy hiểm của thiếu đường mà chỉ chú trọng đến việc quảng bá thuốc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hù dọa bệnh đường cao, thật ra chưa có thống kê tử vong về đường cao, mà chỉ hù dọa biến chứng về đường cao làm mọi người kiêng sợ đường,

Bây giờ chúng ta tự cứu mình bằng cách quan sát bạn bè, thân hữu và những người thân trong gia đình, chúng ta lấy làm ngac nhiên tự nhiên nghe tin người này, người kia đang khỏe mạnh mới gặp hôm qua đây nay nghe tin chết, thật ra những người chết này tây y cũng xếp vào loại đột quỵ chết nhanh nhất từ lúc hôn mê bất tỉnh trong giấc ngủ gọi không dậy nổi, còn hơi thở, xe cứu thương đến nhà chở vào bệnh viện, thì tim ngưng đập khi chưa đến bệnh viện kịp thời, khi dến bệnh viện mới cấp cứu cho tim đập lại cũng không thành công.

Làm sao chúng ta có thể biết trước dấu hiệu để ngăn ngừa tai nạn đột quỵ này?

Khi qúy vị gặp bạn bè hay người thân, nhìn sắc mặt có những dấu hiệu như sau :

Da mặt tái mét, hơi trắng đục, hơi xanh xao, không hồng hào, đầu mũi trắng xanh, môi tái nhạt, tròng trắng mắt đục không trong sáng, đầu ngón tay lạnh, hỏi thỉnh thoảng có mệt tim không, có buồn ngủ gục không, có chán ăn không, có hay quên mất trí nhớ không, có mất ngủ không, áp huyết bao nhiêu....
Họ trả lời thấp, đường huyết bao nhiêu, họ trả lời rằng tôi không có bệnh tiểu đường, không có bệnh cao áp huyết, hỏi đi bác sĩ thử đường bao nhiêu, họ trả lời tháng trước tôi đi khám, bác sĩ khen đường huyết của tôi tốt lắm, lúc nào cũng 4.5-5 chấm.
Tôi lại hỏi anh nhịp tim anh bao nhiêu, anh trả lời nhịp tim tôi dạo này thấp lắm có 50-60 bác sĩ nói tốt.

Những người bạn hay người thân mà chúng ta hỏi thăm đó, thời gian sau không gặp đã nghe tin chết và được người thân trả lời : anh ấy hay chị ấy tự nhiên bị đột qụy chết mà tây y tìm không ra nguyên nhân …

Hôm qua tôi gặp một người quen, có sắc mặt như vậy, tôi cũng đã hỏi những câu trên, anh trả lời giống như trên, tôi giải thích cho anh nghe là anh đang bị thiếu đường trầm trọng mà nguy cơ thiếu đường sẽ làm tim ngừng đập và máu không bơm lên não, não mất oxy trong 5 phút thần kinh ngưng hoạt động sẽ té ngã chết ngay không ai cứu kịp, tôi khuyên anh về nhà uống ngay 3 thìa đường cát vàng với nước nóng ấm.

Khi anh được tôi cho biết nguyên nhân đường thấp dưới 4.5mmol/l trở xuống có nguy cơ tim ngưng đập, mất oxy não, chết ngay. Anh mới Ah lên một tiếng nói rằng : Tôi đã hiểu ra rồi vì sao hai người khách hàng của tôi bị chết bất đắc kỳ tử, anh kể rằng :

Anh làm nghề bảo hiểm, một nữ khách hàng hẹn mời anh đi ăn phở, khi anh đến tiệm phở chờ cô ấy, lúc sau cô ấy vừa bước vào chưa kịp nói tiếng nào, cô té quỵ chân xuống rồi hôn mê gọi không tỉnh, xe cứu thương đến thì cô đã chết trên đường dến bệnh viện, khi cô đến cũng có sắc mặt giống như tôi kể.

Và anh cho biết còn một cô đang hôn mê trong bệnh viện, bác sĩ tìm không ra bệnh đòi rút ống, cũng sắp chết.

Còn kinh nghiệm của tôi cũng đã bó tay trong nhiều trường hợp khác nhau :

Câu chuyện ,1 :
Bệnh nhân đang hôn mê trong phòng cấp cứu trong một bệnh viện tỉnh xa, trước khi vào bệnh viện tôi hỏi người nhà nguyên nhân anh ta bị nạn :
Người nhà kể rằng anh ta ăn sáng, chia tay với người nhà chừng 1 tiếng sau bệnh viện gọi điện báo cho biết anh bị gục đầu chết trên tay lái xe lúc xe ngừng chạy, nhờ anh biết trước sức khỏe trong người có nguy cơ xẩy ra tai nạn, anh đã tắt máy xe lủi xe vào lề đường rồi gục xuống luôn, xe đụng vào xe của người đang đậu xe, chủ nhân xe chạy ra định cự nự anh tại sao lại đụng vào xe của ông ta, nhưng thấy anh bất động, gọi 911 đưa anh vào nhà thương.
Tôi biết không cứu được nhưng cũng chiều lòng thân nhân vào xem bệnh nhân, bác sĩ cho biết não chết, dùng máy trợ tim và trợ thở 100% chờ người nhà đến rút ống không cứu được

Câu chuyện 2 :
Môt người bạn thân của tôi ở Toronto khỏe mạnh, bị hôn mê trong bệnh viện, mời tôi lên Toronto cứu anh, vợ anh cho biết anh có 2 người bạn bên Mỹ sang chơi, anh dẫn đi ăn sáng, về thì anh bị ói mửa mệt tim xỉu, đưa anh vào bệnh viện cấp cứu. Tôi đến bệnh viện nhìn vào bảng áp huyết thì thấp, đang trợ thở oxy, đường thấp, hỏi vợ anh là anh có dùng thuốc hạ áp huyết hạ đường không, chị nói có. Thế là bó tay, khi đường xuống thấp tim ngưng đập não thiếu oxy thần kinh não chết thì có tiêm glucoza cũng vô ích.

Câu chuyện 3 :
Một trường hợp tôi được mời đi Alberta cứu một người hôn mê. Mẹ anh nói : cháu nó thỉnh thoảng khi đang ăn sáng với gia đình tự nhiên ngồi ghế mà ngã xuống đất, lần này cũng vây, đang ăn gục ngay trên bàn, đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Khi tôi vào đến bệnh viện, áp huyết tâm thu thấp dưới 90mmHg, dùng máy trợ thở 100%, tôi vuốt huyệt cho áp huyết lên 170mmHg vừa vuốt xong áp huyết lại tụt xuống 90, khi bấm huyệt thì có phản xạ khiến người nhà hy vọng, khi chúng tôi ra khỏi bệnh viện đi ăn trưa 1 tiếng sau trở vào, bác sĩ đã cho gỡ hết dây cấp cứu, và mời tôi sang phòng máy scan, ông giải thích, ông cũng muốn cứu sống bệnh nhân này nhưng không thể được, ông đã tiêm 1 chất phóng xạ vào để theo dõi sự tuần hoàn máu não, nhưng bộ não đã chết đen, phóng xạ không vào được não. Bác sĩ chứng minh cụ thể như thế thì tôi cũng bó tay chia buồn với người nhà, tuy nhiên linh hồn anh chưa muốn ra đi, mặt anh vẫn hồng hào, tôi bảo cụ thử gọi anh ấy xem, khi cụ gọi thì 2 bàn chân anh nhúc nhích trả lời cụ như có ý nói con đây, tôi lại bảo cụ gọi lần thứ hai, chân anh lại nhúc nhích, cụ gọi 3 lần chân anh nhúc nhích cả ba lần, sau đó chia tay để anh ra đi không còn lưu luyến.

Câu chuyện 4 :
Một trường hợp khác tôi cũng báo trước sẽ chết mà không tin, cô ấy nói rằng cô kiêng đường, kiêng mỡ, không dùng bột ngọt, không ăn nhà hàng...cô có dấu hiệu trên sắc mặt như tôi đã kể trên, tôi đo áp huyết thấp, đường thấp, đã cảnh báo cô không nên kiêng đường, cô không tin, ….một tuần sau, con trai cô báo tin, cô bị ngất xỉu trong lúc đang tắm, vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ gọi con cô đến báo tin buồn bệnh nhân đã chết vì não chết.

Câu chuyện 5 :
Tôi có người bạn thân từ Montreal nhập cư qua Cali trở thành công dân Mỹ, khi tôi đang dạy lớp KCYĐ ở Cali, được vợ anh cho hay anh thường bị mệt, mới lái xe đi bệnh viện khám không tìm ra bệnh rồi lái xe về một mình, đang nằm ở nhà, đến chiều chị gọi lại cho biết sao anh ngủ hoài gọi không tỉnh dậy chỉ ú ớ, phải làm sao, tôi bảo day đau 5 đầu ngón tay chân cho tỉnh rồi cho uống đường, chắc chị không cho uống đường, hỏi tôi phải làm sao cho anh tỉnh, tôi nói hãy gọi ngay xe cứu thương đưa vào bệnh viện thế là anh bị hôn mê trên đường đi, hơi thở còn thoi thóp, nằm trong bệnh viện mà không tỉnh, có nhờ tôi vào bệnh viện, tôi nói tôi không được quyền vào chữa, vì thăm mà không được chữa có ích gì, thiếu đường thì cho uống đường sẽ tỉnh. Vì có lần tôi được mời sang New York yêu cầu đánh thức một bệnh nhân người thực vật được nuôi riêng trong một bệnh viện đặc biệt chuyên nuôi người thực vật của những gia đình giầu có, bà ta đã ngủ lâu 4 tháng, không cần thở oxy, chỉ khi nào oxymeter chỉ thấp dưới 90 SpO2 thì mới cho trợ thở oxy. Tôi chữa 4 ngày sau bà tỉnh lại. Sau đó bác sĩ bệnh viện nói với người nhà bệnh nhân rằng : Tôi tưởng ông mời một linh mục đến làm phép rửa tội, ai ngờ ông này là bác sĩ Montreal sang đây chữa bệnh bất hợp pháp, nếu ngày mai tôi còn gặp ông này tôi sẽ gọi cảnh sát. Đó là lý do sang xứ người khác thì cũng đành bó tay.
Trong lớp học có cô học trò vừa là học trò của tôi hiện tại, vừa là học trò của anh bạn tôi mười mấy năm trước, cô vào thăm, tôi dặn cô hỏi y tá xem đường của bệnh nhân là bao nhiêu, cô về báo là đường thấp. Tôi trả lời không chịu uống đường trước khi hôn mê, bây giờ não chết rồi không thể cứu được, cuối cùng bệnh viện rút ống thở cho anh ra đi bình yên.

Câu chuyện 6 :
Còn rất nhiều trường hợp mà tôi đã kể về kinh nghiệm chữa bệnh cấp cứu trong bệnh viện, có trường hợp bó tay cứu không kịp do mọi người bị nhiễm độc truyền thông về bệnh tiểu đường không tin đường thấp làm chết người, có một vài trường hợp may mắn một bác sị hôn mê nửa mê nửa tỉnh nhưng các bác sĩ điều trị chuyên khoa trong bệnh viện không tìm ra nguyên nhân cũng dành bó tay, nói não chết dần không thể sống được, nhờ người nhà cho uống đường lén các bác sĩ mà được tỉnh thoát chết về nhà đi đứng lại bình thường, nhưng khi tỉnh, lại bị méo mó nghề nghiệp, không tin thiếu đường gây ra đột quỵ chết ngay, nên lại kiêng đường theo tiêu chuẩn ngành y là 4.5-6mmol/l là tốt, sau khi ăn tự kiêng giữ không được qúa 6.0mmol/l, nên sức khỏe yếu hơn khi xuất viện, vẫn có nguy cơ suy tim, tim sẽ ngưng đập đột quỵ.

Câu chuyện 7 :
Có người có những dấu hiệu thiếu đường như kể trên, nhưng thử đường trên tay vẫn cao từ 10mmol/l trở lên, vẫn uống thuốc tiểu đường mà không bao giờ xuống được dưới 8mmol/l, nên họ vẫn không tin là thiếu đường.

Tôi hỏi lại họ, kiêng không ăn đường, thức ăn cũng không có đường, lại uống thuốc hạ đường mà đường đo vẫn cao thì đường từ đâu ra, sao không thắc mắc ?

Đường này vay mượn từ cơ bắp, cơ tim, trong xương tủy, và trong gan đã chuyển hết glycogen ra thành đường glucose để duy trì mạng sống từng ngày, cho dến khi thử đường bị xáo trộn lúc cao lúc thấp là sẽ có nguy cơ suy tim đột quỵ.
Trong trường hợp đường thử trên tay cao mà bệnh ăn không tiêu càng tăng, càng bị trào ngược thực quản, càng mệt tim, sợ ăn, chán ăn, theo đông y thì chức năng bao tử không làm việc, chỉ là một thùng rác chứa thức ăn bổ, đủ mọi thứ thuốc bổ, bao tử không chuyển hóa, tiêu hóa những thứ đó được nó sẽ là chất độc.

Một thí dụ cụ thể dễ hiểu :

Chúng ta có một xe chở hàng, giao thức ăn tươi nóng cho các bệnh nhân trong bệnh viện mỗi ngày hai lần. Khi chúng ta chất thức ăn lên xe là xong nhiệm vụ đúng từng món ăn khác nhau cho từng bệnh nhân theo yêu cầu của bệnh viện. Nhưng vài giờ sau thức ăn bị thiu thối lên men chua vì xe chưa chạy đi giao hàng, hỏi nguyên nhân tại sao, tài xế trả lời xe hết xăng.
Cũng như vậy, bao tử chúng ta chứa những thứ ăn ngon bổ giống như thức ăn chất lên xe, bao tử chúng ta không chuyển hóa thức ăn vì không có nguyên liệu chuyển hóa là đường, giống như xe không có xăng để chạy vậy, thức ăn trong bao tử lên men trở thành thối độc gây ợ hơi trào ngược thực quản, tăng acid làm loét bao tử, ung thư bao tử.

Làm sao để biết chúng ta đang gặp trường hợp này.
Chúng ta không tin, cần làm thử nghiệm sẽ biết ngay :
Đo đường trước khi ăn sẽ có dấu hiệu thử đường trước khi ăn thì cao, sau khi ăn thử lại thì đường thấp hơn, và áp huyết thấp hơn trước khi ăn cả hai tay.

Tại sao gọi là đường vay mượn trong các cơ quan nội tạng giống như nợ như chúa chổm, vì thế có đường vào cơ thể bao nhiêu chỉ để trả nợ bù đáp vào chỗ thiếu ưu tiên trước là cơ tim, xương tủy não, rồi mới đến bao tử, thận gan.

Do đó có người muốn tập khí công, nếu đường thấp phải uống đường, trước khi tập khí công đường-huyết phải ở mức 8-10mmol/l, sau khi tập xuất mồ thì đường sẽ xuống thấp ở mức an toàn phải trên 7mmol/l, sau đó nghỉ ngơi đường sẽ tiếp tục xuống thấp nữa còn 6mmol/l. Không bao giờ để đường huyết xuống dưới 6mmol/l sẽ suy tim, làm tim co bóp chậm, nhịp tim thấp dần cho đến lúc suy tim ngưng đập thì không cứu kịp.

Có người trước khi uống đường là 6mmol/l, uống 3 thìa đường chưa tập gì, đo lại xem uống đường có lên không, khi thử thì đường lại thấp hơn chỉ còn 5mmol/l, uống thêm 3 thìa đường nữa đo lại vẫn thấp vì các chủ nợ đòi, vẫn không có sức tập khí công.

Như tôi đã kể một trường hợp hai vợ chồng người ngoại quốc đều là giáo sư dạy nhạc đào tạo ra các tiến sĩ âm nhạc của một trường đại học, vì là trí thức cũng bị nhiễm độc truyền thông y tế, kiêng không dùng đường và không tin thiếu đường làm suy tim, và ông không chịu cho đo đường, dù có dấu hiệu thiếu đường, đầu ngón tay lạnh, sưng phù cổ chân, đau cứng chân không đi được, hơi thở yếu, hay bị cảm ho, khó thở, suyễn, đã phải vào bệnh viện 1 tuần tây y không tìm ra bệnh, về nhà nằm nghỉ ngơi do mệt tim, ngủ hoài không muốn dậy, vợ ông đến phòng mạch báo cho tôi biết tình hình sức khỏe của ông, hỏi tôi có chữa được không, tôi nói được, vì ông chỉ thiếu đường, bà cũng không tin lắm nhưng tôi nói chữa được thì bà yên tâm, chiều đến bà dẫn ông lại, tôi đo áp huyết xong, tôi còn run sợ, áp huyết tay phải quá thấp như áp huyết của một bào thai trong bụng mẹ dưới 80 tâm thu, tâm trương dưới 50, nhịp tim thoi thóp dưới 50. Tôi nói nếu ông đi bác sĩ khác thì bác sỉ đó phải gọi 911 đưa xe cứu thương chở ông vào bệnh viện, không dám đụng đến người ông. Còn tôi cho ông 2 lựa chọn, một là tôi gọi 911, hai là ông uống đường mới cứu ông được, khi ông tới đây là đã mất sức mất đường, không thể còn sức để di chuyển nữa.
Ông chịu uống đường. Tôi cho ông uống 6 thìa đường cát vàng với 1 ly nước nóng ấm, dìu ông ngồi dậy uống một hơi, rồi dìu ông nằm xuống nghì 10 phút, sờ ngón tay ông nóng ấm dần, đo áp huyết lại thì áp huyết cả 3 số đều lên như tuổi trung niên, sau đó ông cảm thấy khỏe, người ấm nóng, có năng lượng sức lực nói chuyện huyên thuyên, ông nói rằng ông ăn rất nhiều ngọt như bánh quy, đường érable... tôi nói đường glucose khác, chất ngọt không phải là đường để thử bằng máy glucose-meter. Ông ra về bước đi mạnh bạo khỏe mạnh, nhanh lẹ hơn, hôm sau ông gọi điện thoại nói rằng bây giờ ông uống đường mỗi ngày rất khỏe, chân hết sưng, hết ho cảm suyễn rồi.

Mục đich tôi kể kinh nghiệm này để biết những người thử đường vẫn cao, vẫn dùng thuốc hạ đường, không ăn đường, thì đường đo được trên tay là đường vay mượn trong nội tạng để duy trì sự sống tạm, còn đường để chuyển hóa thức ăn cho bao tử không có giống như xe chở hàng mà không có xăng, bất ngờ đôt quỵ do tim ngưng đập, mất oxy não nguyên nhân trong cơ thể thiếu quá nhiều đường, còn đường trên tay không đáng tin cậy.
Mọi người có thể thử uống thêm đường rồi đo lại, thay vì đường lên thì lại xuống thì nằm trong trường hợp này.


B-CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ :

Xin xem trong bài chi tiết : 
Chúng ta đang bị lừa về bệnh tiểu đường đính kèm trong link này :
https://khicongydaovietnam.wordpress.co ... ieu-duong/

Trong tất cả các bệnh đột quỵ do đường huyết thấp thường áp huyết thấp mau chết khó cứu sống hơn là đường huyết thấp mà áp huyết trung bình vì áp lực khí còn giữ được oxy trong não.

Riêng trường hợp nguyên nhân do đường làm suy tim, suy thận, phải lọc thận, thì áp huyết và đường luôn luôn bất bình thường, xẩy ra nguy cơ chết người từ từ không nằm trong trường hợp đột quỵ do đường thấp kể trong bài.
Có người vẫn tiêm insulin mà đường và áp huyết vẫn cao là nguyên nhân dẫn đến suy thận mà không bị đột quỵ vì đã đến giai đoạn thoái hóa dạng tinh bột làm tăng đường-huyết, làm nghẹt hệ thống thải lọc độc của thận.

Trường hợp vừa uống thuốc hạ áp huyết, không bị tiểu đường mà ăn gạo lức muối mè số 7 sẽ làm hạ áp huyết, làm hạ đường cũng gây ra đột quỵ nhẹ do chân yếu sức té ngã vào bệnh viện có thể cứu tỉnh kịp nếu tiêm ngay glucoza. Những bệnh nhân hôn mê, chưa tỉnh hẳn do thiếu đường là thiếu năng lượng, chúng ta có thể thử bệnh nhân là biết ngay : Chúng ta day lắc gọi thì bệnh nhân đang hôn mê mở mắt nhìn chúng ta như người không hồn có thể nhận ra chúng ta khi nước mắt họ chảy ra nhưng không có sức nói được, nuốt được, ăn được, vì thiếu đường làm cứng gân cơ lưỡi, khi mở mắt ra nhìn chúng ta rồi lại nhắm mắt, lại đi vào hôn mê tiếp, chúng ta lại day gọi thì bệnh nhân lại mở mắt rồi nhắm mắt, còn chân tay hoàn toàn không có sức phản xạ. Tôi cũng gặp nhiều trường hợp như vậy, yêu cầu bác sĩ y tá tiêm glucoza đều bị từ chối, bệnh nhân nào may mắn biết đến môn Y Học Bổ Sung lén cho thấm nước đường vào bông gòn thấm vào miệng bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ tỉnh dần.

Xem thêm bài : Nguy chứng:Thoát khỏi cảnh tử thần? của bác sĩ Nam cứu người cô bằng cách gọi điện thoại từ tỉnh xa yêu cầu bác sĩ y tá tiêm bồ máu và đường đã cứu được người cô của mình :
viewtopic.php?f=14&t=6098


Kết luận :

Lực bất tòng tâm trước thế lực truyền thông mạnh của ngành y dược gây nguy cơ bệnh đột quỵ mới vì thiếu đường, chết âm thầm trong giấc ngủ qua đêm mà tây y không biết để thống kê, gọi là không tìm ra nguyên nhân đã sờ sờ ngay trước mắt, nếu thống kê số người chết không may mắn này sẽ là 90% do đường huyết thấp, còn 10% đường huyết cao chưa thấy ai chết mà chỉ gây biến chứng thành bệnh nan y .

Thân
doducngoc

Re: BẤT NGỜ CHẾT ĐỘT QUỴ TÂY Y KHÔNG CỨU KỊP

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 Tháng 4 11, 2016 7:51 pm
gửi bởi admin
Em kính chào thầy ! Bài viết của thầy thiếu đường gậy đột quy  . thực tế ở làng em cũng xảy ra.điển hình cậu thanh niên nầy 40 tuổi con trai chị cùng xóm em bị đột quy vị hạ đừỏng huyết bị chết não. Em đến chơi thấy chân tay bị buộc kéo ngă xuống gừơng .cậu này bị tiêu đừờng luôn luôn uống thuốc và kiêng khem kỹ ( làm theo lời bac sĩ dặn) làm sao một hoc viên khí công có thể thay đổi suy nghĩ và lòng tin của họ đựơc...nhin thương lắm nhưng đành cam chịu thầy a....
Em bùi thị chi