Cải thiện ưu khuyết điểm của đông tây y qua ngành Y Học Bổ S

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Cải thiện ưu khuyết điểm của đông tây y qua ngành Y Học Bổ S

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 9 08, 2015 9:00 pm

Cải thiện ưu khuyết điểm của đông tây y qua ngành Y Học Bổ Sung để giúp bệnh nhân mau thoát khỏi bệnh tật

Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo so sánh ưu khuyết điểm của đông y và tây y qua hình ảnh máy scan toàn thân :
Xem bài này :
Vuốt xương ống chân làm hạ áp huyệt cực nhanh, xuống được 30mmHg
Bài này rất cần thiết cho mọi người biết cách tự cứu mình. Ngừa tai biến mạch máu não.

viewtopic.php?f=14&t=5500


1-Khuyết điểm của cách chữa bệnh cao áp huyết và bệnh tiểu đường của tây y :

a-Khuyết điểm chữa bệnh cao áp huyết làm hạ qúa thấp khiến khí lực co bóp cơ thể tuần hoàn máu không đủ lực bơm máu lên não gây tắc máu não.

Trong hình kết qủa của máy scan do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, đã cho mọi người biết sự quan trọng trong cơ thể có khí lực co bóp và lượng máu tuần hoàn rõ ràng bằng hình ảnh, đúng như những gì mà các nhà khoa học trăm năm trước phát minh ra máy đo áp huyết trước kia cũng đo được khí lực co bóp và lượng máu của cơ thể, nhưng các bác sĩ chưa biết tầm quan trọng của khí lực, và lượng máu thấp gây ra bệnh, chỉ dùng máy đo áp huyết để ngừa bệnh khí lực cao gây tai biến vỡ mạch máu não, mà không chú y đến việc ngăn ngừa thiếu khí, thiếu máu do áp huyết thấp cũng gây ra tai biến tắc máu não, vì nguyên nhân vẫn bắt bệnh nhân uống thuốc chữa cao áp huyết suốt đời làm giảm khí lực.

Thí dụ khí lực, lượng máu của tuổi lão niên đo bằng máy bơm theo tiêu chuẩn thủy ngân là :
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
3 con số có giá trị như sau :
Số thứ nhât là khí lực tâm thu (systolic) từ 130-140mmHg
Số thứ hai là lượng máu tâm trương (diastolic) từ 80-90mmHg
Số thứ ba là vận tốc bơm máu phối hợp giữa khí lực bơm máu tạo ra nhịp tim tiêu chuẩn.

Những áp huyết sai hạn tuổi đều là bệnh lý của khí lực, lượng máu, và nhịp tim. Tây y không để ý đến những bệnh lý thay đổi này.

Do đó KCYĐ có bảng tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmmạch tim Hg, đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Luợng đường khi đói từ 6.0-8.0mmol/l, khi no từ 8.0-10mmol/l.

b-Khuyết điểm chữa bệnh tiểu đường hạ tiêu chuẩn thấp hơn quy định của ngành dược :
Các cơ co bop không phải tự nhiên nó co bóp, mà phải có nguyên liệu nuôi các cơ là đường nuôi cơ co bóp tim, thận, gan, phổi, bao tử, lá lách, ruột, bàng quang...
Tiêu chuẩn ngành dược, đưòng-huyết bình thường từ 6.0mmol/l đến 8.0mmol/l (100mg/dL đến 140mg/dL).
Còn nếu chia rõ tiêu chuẩn 2 loại đường thấp và đường cao ;
Tiêu chuẩn đường thấp là : 60mg/dL đến 90mg/dL thì cần phải tăng đường cho cơ thể.
Tiêu chuẩn đường cao là 254mg/dL đến 355mg/dL ghi trên hộp que thử đường hiệu Accu-Chek, cần phải kiêng đường và uống thuốc hạ đường.
Như vậy ở khoảng giữa từ 91mg/dL đến 253mg/dL chúng ta phải hiểu là gì ? Có phải là khoảng cách an toàn khi đói đến no hay không ?
Trên thực tế, đường thấp cơ thể thiếu nhiệt lượng và năng lượng, nhịp tim sẽ thấp, tuần hoàn máu chậm cũng làm suy tim, suy cơ co bóp của ngũ tạng.

c-Ưu điểm của máy móc, nhưng khuyết điểm của bác sĩ.
Các thiết bị máy móc mà khoa học phát minh có tiêu chuẩn quy định thế nào là tốt, thế nào là bịnh :

Về máy đo áp huyết :
Máy đo áp huyết loại điện tử mới, có 4 thang bậc, khi máy đo cho ra kết qủa bằng con số, được phân loại báo cho biết tình trạng thuộc bậc áp huyết thấp qúa, thấp vừa, trung bình, cao qúa. Nhưng các bác sĩ không quan tâm đến áp huyết thấp, chỉ cần biết áp huyết cao thì cho toa thuốc trị bệnh cao áp huyết, chứ không chữa bệnh áp huyết thấp, và khi chữa bệnh cao áp huyết xuống trung bình khỏe mạnh lại không cho ngưng thuốc, phải uống suốt đời gây ra bệnh lý áp huyết thấp.

Về máy thử đường :
Cũng có tiêu chuẩn thấp là thiếu đường, tiêu chuẩn bình thường, và tiêu chuẩn cao bị bệnh tiểu đường. Nhưng hiệp hội các bác sỉ hạ thấp tiêu chuẩn đường để mọi người phải uống thuốc trị tiểu đường gây ra biến chứng nhiều bệnh. Chứ không chữa bệnh tiểu đường thấp phải lảm sao.

Về máy scan cơ thể con người :
Các bác sĩ không quan tâm so sánh những dấu hiệu thay đổi của nội tạng về khí lực co bóp, lượng máu, mà chỉ tìm những khối u, những thực thể tổn thương đã thành hình thì đã muộn, chứ không phối hợp mỗi lần làm scan, cần phải thử máu, đo áp huyết và đo đường, xem khí lực bơm máu, lượng máu trong hình nhìn thấy khí lực co bóp bơm máu yếu dần, lượng máu ít dần, nơi nào máu không được bơm đến, ánh sáng trên não mờ dần...để báo cho bệnh nhân hay bác sĩ điều trị biết để cho thuốc phục hồi.
Cũng như một người hút thuốc lá nhiều không nói cho bác sĩ biết, đi chụp phổi, bác sĩ cho biết tốt, 6 tháng sau vẫn tốt, 6 tháng sau vẫn tốt, nhưng phổi ho ra đàm ra máu, khi chụp lần này, bác sĩ báo cho biết : Sorry, ông bị ung thư phổi thời kỳ chót. Vậy tại sao thời ký đầu, thời kỳ 2, thời kỳ 3 không chịu so sánh thấy có sự thay đổi hình ảnh yếu mờ dần. Vì bác sĩ chỉ quan niệm máy này khoa học phát minh ra để tìm nơi nào thực thể có bệnh mà thôi, do đó đã bỏ qua sự theo dõi bệnh lý mỗi lần scan để so sánh khí lực, lượng máu, lượng đường, có liên quan đến hình ảnh hoạt động mạnh hay yếu hơn.
Nếu chúng ta muốn ngăn ngừa bệnh, mỗi lần đưa người nhà đi scan xin vào phòng màn hình, quay video bằng iphone, ipad, hay máy quay phim, quay từ thời gian đầu đến thời gian cuối, để về nhà xem lại sự bơm máu, lượng máu cảa từng thời gian xem nơi nào khí lực không tới, máu không tới, dù tây y chưa tìm thấy nơi thực thể bệnh, nhưng chúng ta so sánh cũng sẽ biết bệnh đang thành hình hay sắp bệnh ở dâu, để chúng ta dựa theo tiêu chuẩn áp huyết và đường để chúng ta tự chữa, nếu đợi bác sĩ báo cho biết bệnh thì đã muộn.
Tóm lại khuyết điểm của tây y không theo dõi diễn tiến của khí huyết bằng máy đo áp huyết hay bằng máy scan tìm nguyên nhân bệnh, mà tìm ra bệnh đã thành hình là ngọn bệnh và chữa ngọn bệnh sau khi phát hiện ra bệnh.

2-Ưu khuyết điểm của đông y :

a-Ưu điểm của đông y là tìm bệnh và chữa bệnh từ nguyên nhân khi chưa thành bệnh :
Đông y đã biết trong cơ thể có khí lực và huyết lực do bắt mạch cổ tay có đủ 12 đường kinh hội tụ để phân biệt khí lực, huyết lực của từng tạng phủ thừa hay thiếu và tổng kết được nhiều kinh nghiệm tích lũy cả mấy ngàn năm về những tình trạng bệnh lý này như sau :

Những bệnh lý về Khí lực co bóp của 5 tạng quan trọng gọi là dương hay khí như Tâm khí hay Tâm dương,Tỳ khí hay Tỳ dương, Phế khí, Thận Khí hay Thận dương, Gan khí hay Can dương.
Những bệnh lý về lượng huyết trong 5 tạng gọi là âm hay huyết như Tâm âm hay tâm huyết, Tỳ âm, Phế âm, Thận âm, Can âm hay can huyết...

Dưới đây chúng tôi chỉ nêu vài bệnh lý của tạng phủ đối chiếu với máy đo áp huyết và máy đo đường, ngày nay được máy scan cơ thể cho thấy rõ bằng hình ảnh hơn để biết nguyên nhân và cách ngăn ngừa bệnh trước khi bệnh thành hình mà tây y tìm thấy được bằng máy scan thì đã muộn, khó chữa.

Phân biệt bằng máy đo áp huyết kiểm chứng khí lực tâm thu, huyết lực tâm trương khác nhau sẽ có những dấu hiệu bệnh lý về khí lực và lượng máu, khác nhau của tạng phủ .

Trước kia đông y bắt mạch bằng tay ở cổ tay, ngày nay đông y mượn dụng cụ đo áp huyết, đo đường, nhiệt kế, máy đo oxy, máy scan thay cho bắt mạch khám tìm nguyên nhân bệnh, và ưu điểm của đông y thời khoa học hiện đại vẫn còn giá trị trong điều trị là : Chữa bệnh khi chưa bệnh nhờ vào kinh nghiệm các thầy đông y cổ xưa để lại kho tàng đông y học về: Những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học.
Thí dụ như bệnh lý xưa được kiểm chứng đối chiếu với các dụng cụ khám bệnh theo máy móc khoa học hiện đại như những thí dụ dưới đây :

Bệnh lý của tim :

Tâm khí hay Tâm dương hư thiếu do khí lực tâm thu thấp:
Nếu do tâm dương hư : Là chứng nặng của tâm khí hư, ngoài dấu hiệu của tâm khí hư còn có dấu hiệu người lạnh, tay chân lạnh, môi xanh tím, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, choáng, trụy mạch, nặng thì hôn mê bất tỉnh, mạch vô lực, lưỡi nhợt nhạt rêu trắng trơn. Nguyên nhân do lão suy, mất nước, thiếu năng động mạch vành làm ảnh hưở ng đến khí huyết. Kiểm chứng bằng máy đo áp huyết thì tâm thu thấp, do hậu qủa dùng thuốc hạ áp huyết lâu ngày.

Tâm huyết hay tâm âm hư, là lượng máu tâm trương thấp :
Có dấu hiệu huyết hư, sắc mặt trắng, tim đập nhanh, váng đầu, mất ngủ, hay mê, hay quên, hồi hộp, tâm phiền lưỡi nhạt, nguyên nhân do mất máu hoặc sự cấu tạo huyết suy giảm, thường gặp ở bệnh hư nhược, thần kinh chức năng, bệnh bần huyết (ung thư máu), do thiếu máu, thiếu đường.

Tâm khí tâm huyết đều hư do tâm thu và tâm trương đều thấp :
Tâm động nên hồi hộp, đoản hơi như suyễn, đau dưới tim, có khi lên cơn kịch phát, mất ngủ, mất sức, đổ mồ hôi, suy nhược thần kinh, bất an, sợ sệt, nói sàm, ý mông lung không chú tâm, hay quên, mắt thiếu máu, gai sốt, chân tay giá lạnh, lưỡi nhạt rêu ít. Tùy theo tâm khí hư hoặc tâm huyết hư sẽ có dấu hiệu riêng của mỗi loại để phân biệt,.

Tâm khí thực do khí lực tâm thu qúa cao, đường-huyết cao :
Mình nóng, mê sảng hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, mặt đỏ, họng khô, khát, chảy máu mũi miệng, bao tử căng cứng làm đau ngực, tiểu đỏ vàng, chân tay nặng nề, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ. Nếu đang trong giai đoạn nhiễm độc thần kinh nặng sẽ tiểu ra máu, cách mô căng đầy khó thở.

Tâm hàn do thiếu khí lực tâm thu, thiếu máu tâm trương, thiếu đường nhịp tim thấp :
Nói mê sảng, lưỡi cứng khó nói, huyết hư thần mất, tâm thần suy kém, khí uất đau đầu làm mất ngủ, khí uất đau mắt làm nhức mắt, đau bụng làm băng lậu huyết. Nếu do hàn tà đau thận tràn lên làm đáy tim nở lớn sinh đau tim, ụa mửa, lở miệng, lòng bàn tay nóng dữ.


Bệnh lý của tụy tạng :

Tỳ khí hư do tâm thu thấp, tâm trương thấp và nhịp tim thấp do thiếu đường :
Do tỳ khí hư nhược do tạng người yếu, hoặc lao động vất vả, lại ăn uống kém, hoặc tỳ âm không đủ ,có dấu hiệu tiêu hoá kém, bụng đầy, sôi bụng tiêu chảy, bệnh mạn tính làm vàng da, trung tiện, ăn ngủ không ngon, ăn không tiêu, hễ ăn vào bị trướng bụng, nặng nề mệt mỏi, gầy ốm, sắc mặt vàng héo hoặc trắng, hơi phù do suy dinh dưỡng, tứ chi lạnh, hay nằm, lười nói, không thích vận động, lưỡi nhợt nhạt rêu trắng. Tỳ hư mạn tính làm ra chứng nhục cực gây ra bệnh cơ bắp mềm yếu, uá vàng, teo nhỏ.
Khi điều trị, phân biệt hai trường hợp :
Do chức năng tỳ mất vận hóa thì có dấu hiệu bụng đầy, mạch hư.
Do Tỳ hư hạ hãm thì có dấu hiệu tiêu chảy, lỵ, sa xệ các nội tạng, mạch hư nhược.

Tỳ âm hư do thiếu máu thiếu đường, tâm trương và nhịp tim thấp :
Là chỉ tỳ và vị âm hư có nghĩa âm dịch ở tỳ vị không đủ để làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hoá, có dấu hiệu môi miệng khô, miệng nhạt vô vị, ăn kém, thích uống nước, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu ít và khô hoặc lưỡi sáng trơn.
Tỳ dương hư do thiếu khí lực tâm thu thấp, nhịp tim thấp do thiếu đường chuyển hóa :
Là chỉ tỳ vị hư hàn, do tỳ khí hư hoặc do ăn thức ăn nguội lạnh, có dấu hiệu vị quản lạnh đau, bụng đầy trướng, mắc nghẹn, nôn oẹ, kém ăn, iả chảy hoặc lị kéo dài mệt mỏi, tiểu ít, phù thủng, gầy còm, lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, thường gặp ở bệnh loét bao tử, loét ruột, viêm gan mạn tính, lị mạn tính, thủy thủng, bạch đới.

Tỳ hư do giun thiếu khí lực, thiếu máu, tâm thu tâm trương thấp :
Ăn nhiều vẫn gầy, đầy và đau bụng quanh rốn, nếu nhìn trong máy scan thấy giun, nên cần phải chữa vào gốc bệnh làm mạnh khí lực tụy tạng cho số tâm thu, tâm trương tăng lên tiêu chuẩn.

Tỳ thực do dư khí, dư đường, tâm thu và đường cao làm nhịp tim cao :
Bụng căng có nước trong ổ bụng làm khó thở, ngực nặng, bức rứt tim, cẳng chân nóng, trúng thực nôn mửa, chân tay gầy nhưng cảm thấy nặng nề, mỏi bắp thịt, miệng khô, cổ khát sinh bệnh tiêu khát, đái láu, tiểu đường.

Tỳ hàn nhịp tim thấp do thiếu đường :
Rối loạn tiêu hóa, iả chảy nước trong, ăn không tiêu đầy trướng, đờm nhiều, ngắn hơi khó thở, mình nặng nề, tứ chi lạnh.

Tỳ nhiệt nhịp tim cao do dư đường :
Môi đỏ, họng khô, ợ chua, chóng đói, chân răng sưng chảy máu, mồ hôi trộm, đại tiện bí kết, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm do nhiệt tà hoặc do ăn nhiều thức táo nhiệt gây nên nhiệt chứng hoặc do viêm nhiễm ở gan mật ruột làm nhiệt khiến bao tử nóng.

Tỳ khí hư khí lực tâm thu thấp, thiếu máu tâm trương thấp, thiếu đường nhịp tim thấp :
Có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thích nằm, chân tay yếu sức, thân gầy hoặc phù, ăn uống kém, khó tiêu, bụng trướng đầy, iả lỏng, nặng thì đại tiểu tiện ra máu, mặt vàng héo, chóng mặt, rêu lưỡi trắng nhạt, thường gặp ở bệnh loét bao tử, đường ruột, lỵ mạn tính và bần huyết (ung thư máu).

Bệnh lý của bao tử :

Vị khí hư, khí lực tâm thu cao, thiếu máu tâm trương thấp, thiếu đường chuyển hóa nhịp tim thấp :
Bụng no, ợ hơi, sôi ruột, không thích ăn, vì ăn vào không tiêu sẽ bị tiêu chảy, mặt sưng húp, khô môi miệng, tân dịch khô, huyết kiệt gây nấc cục, nghẹn, sợ lạnh, chân lạnh, người nặng nề dễ mệt, lưỡi nhạt, rêu ít, giữa lưỡi rách nứt.

Vị âm hư do thiếu máu tâm trương thấp, đường cao.
Tỳ có thấp nhiệt làm tổn thương âm chất do vị hỏa thịnh làm vị âm bất túc gọi là vị âm hư khiến môi miệng khô ráo, ăn không biết ngon hoặc đói bụng mà không muốn ăn, oẹ khan và nấc, đại tiện táo, tiểu sẻn, có sốt nhẹ, giữa lưỡi đỏ khô, rêu ít, do bệnh nhiễm trùng, sốt làm tổn thương tân dịch sinh ra vị khí yếu, thường gặp ở bệnh viêm phổi, viêm dạ dầy mạn tính, rối loạn tiêu hoá, bệnh tiểu đường.

Vị hàn do khí lực tâm thu thấp, thiếu đường chuyển hóa :
Là vị dương hư, trong bao tử có hàn khí làm ói mửa nước dãi lạnh trong, miệng nhạt, ưa uống nước nóng, tay chân lạnh, vùng trung quản đau kịch liệt ưa xoa nắn, ưa thích chườm nóng, do ăn uống thức ăn có chất hàn lạnh gây ra, mỗi khi ăn thức ăn sống lạnh càng đau nhiều, lưỡi trơn rêu trắng.

Vị nhiệt ách nghịch do thiếu đường chuyển hóa :
Giống như nấc cục nhưng phát ra tiếng nhỏ, gặp nóng ít nấc, gặp lạnh nấc nhiều hơn, kém ăn, đại tiện lỏng, tiểu trong nhiều, chân tay không ấm, rêu lưỡi trắng

Vị nhiệt sát cốc do dư đường :
Chứng háu đói ăn mau tiêu, vị nhiệt khiến chức năng chuyển hoá thức ăn thành mau nhừ nhuyễn tiêu hoá nhanh, trong bao tử lại trống rỗng thành mau đói.

Vị thống đau bao tử do áp huyết cao :
Là chứng tâm hạ thống, đau vùng vị quản, do ăn uống không điều độ kéo dài, hoặc do thần kinh bị kích thích, làm can vị bất hòa, vị khí uất trệ, từ khí trệ sang huyết ứ trệ, trên lâm sàng chia hai nguyên nhân khác nhau có dấu hiệu lâm sàng khác nhau :

Do can vị bất hòa :
Có dấu hiệu vị quản trướng đầy đau lan đến sườn làm tâm phiền muộn dễ nổi cáu, ứa nước chua, miệng đắng do hỏa uất, nếu ứ huyết đại tiện ra phân đen.

Do tỳ vị hư hàn :
Vị quản đau âm ỉ, ưa xoa bóp, nôn ra nước trong, chân lạnh, phân ra không thành khuôn.

Vị thực áp huyết tâm thu hơi cao, còn tâm trương cao nhiều và nhịp tim cao :
Do bội thực, do ăn uống không điều độ, trường vị ứ đọng thức ăn, tích nhiệt tổn thương âm làm vị khí ứ trệ, bụng trướng đầy đau, ăn không tiêu, ợ chua, ợ hơi, thở hôi mùi thức ăn, không muốn ăn, bón hoặc tiêu chảy nhiều lần mỗi lần ra ít một có mùi hôi gắt, người nóng không có mồ hôi, khô môi miệng, đau đầu trước trán, sưng đau thấp khớp, ung thư vú, lưỡi khô rêu vàng. Phân kết thành cục trong ruột vì trong vị có nhiều táo khí thực nhiệt.

Bệnh lý của Phế :

Phế khí và phế âm hư tâm thu và tâm trương thấp nhịp tim thấp do thiếu đường :
Có dấu hiệu hô hấp yếu, thở nông, họng khô, tai ù, chân tay lạnh, tê buốt da...,

Phế âm hư do thiếu máu tâm trương thấp :
Có dấu hiệu ho khan, ít đờm, môi, họng khô, khàn tiếng, gò má đỏ bừng, mồ hôi trộm nóng ẩm, lòng bàn tay bàn chân nóng ẩm, đại tiện phân khô, lưỡi đỏ, rêu ít.

Phế âm hư hỏa vượng do thiếu máu tâm trương thấp, nhịp tim cao :
Hỏa vượng làm tổn thương phế thì đờm có lẫn máu, miệng khát, ra mồ hôi trộm, phát sốt về chiều, thường gặp ở bệnh lao phổi, viêm họng mạn tính, bệnh bạch hầu .

Phế khí hư, khí lực tâm thu thấp :
Có dấu hiệu hen suyễn, thở khò khè, âm thanh nhỏ yếu không có sức lực, ngắn hơi, thiếu sức, tự xuất mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt nhạt, da khô nhăn, đờm trắng loãng, dễ bị cảm mạo, sợ gió, sắc lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, nếu để lâu không chữa sẽ có ảnh hưang đến Tỳ khí, tâm khí, thận khí bị hư.

Phế thực khí lực tâm thu cao :
Có thể do phong hàn làm phế thực hàn, do phong nhiệt làm phế thực nhiệt, hoặc do đờm nhiệt, đờm hỏa gây nên có dấu hiệu chung là khí nghịch, thở hổn hển, ra mồ hôi,ho suyễn và có dấu hiệu của thực nhiệt như đau họng, chảy máu mũi, ho khạc ra máu, đột nhiên mất tiếng..hoặc có dấu hiệu của thực hàn như đờm loãng, da mặt nhợt nhạt, không khát..

Phế khí hàn do thiếu đường như nhịp tim nhanh do thiếu máu :
Ngực lưng lạnh, ho đờm trắng lỏng trong, bệnh mạn tính thành suyễn hàn, bệnh nặng chỉ ngồi thở, nằm không thở được, lưỡi ướt nhạt.
Nếu do ngoại tà từ môi trường khí hậu lạnh gọi là hàn tà xâm nhập trực tiếp vào phế làm tổn thương dương khí phần vệ ở biểu, hoặc do nội tà bên trong ăn uống các chất hàn làm tỳ vị hư hàn thêm làm hại chức năng thăng thanh giáng trọc của phế.

Phế nhiệt điệp tiêu tâm thu thấp, tâm trương cao, nhịp tim cao :
Phế có uất nhiệt nung nấu kéo dài làm thành teo (nuy) có hai loại bệnh biến khác nhau :

Phế nuy : Phổi teo, ho nhổ ra đờm dãi đặc có bọt kèm theo nóng rét, suyễn thở gấp, hồi hộp, môi miệng khô, tinh thần sa sút ủy mị, hoặc kèm theo một số bệnh khác do chữa sai lầm sinh biến chứng làm tân dịch hao tổn trầm trọng, âm hư nội nhiệt tổn thương đến phế khí, hoặc trong phế gặp hư hàn do thời tiết gây bệnh thêm sẽ có dấu hiệu dương hư, người bệnh nhổ ra nhiều dãi mà không ho, nhưng chóng mặt và tiểu són.

Cơ nhục nuy : Da và cơ bắp chân tay teo khô vô lực không cử động được.

Phế thận khí hư áp huyết khí lực ở tay cao, ở chân thấp và nhịp tim nhanh do thiếu đường :
Phế chủ hô hấp là ngọn của khí, thận chủ nạp khí là gốc của khí. Khi cả hai hư thì ngắn hơi, suyễn thở gấp, người ớn lạnh, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, ho có nhiều đờm, thường gặp ở bệnh viêm phế quản mạn tính, phế khí thủng.

Do phế thận âm hư:
Có nguyên nhân như phế hư không nuôi thận, có nguyên nhân thận hư không hóa khí hoặc hư hỏa hun đốt phế nên có dấu hiệu ho khan, ngắn hơi, họng khô, lưng gối mỏi, nóng âm ỉ trong xương nóng từng cơn, di tinh, ra mồ hôi trộm, thường gặp ở bệnh lao phổi.
….......

Có mấy trăm chứng bệnh khác nhau theo cách bắt mạch của đông y trong link đính kèm, có thể kiểm chứng bằng máy đo áp huyết và đo đường theo tây y, và ngày nay cũng nhờ có máy scan, chúng ta có thể theo dõi nguyên nhân bệnh bằng hình ảnh khi làm scan cơ thể để so sánh phân biệt bệnh do nguyên nhân nào để biết nguyên nhân ngừa bệnh khi theo dõi kết qủa quay video làm scan cơ thể bệnh nhân:
https://khicongydaovietnam.files.wordpr ... anghoc.pdf

b-Khuyết điểm của đông y :
Đa số các thầy đông y không cập nhật hóa kiến thức tây y và học cách sử dụng máy móc tây y trong việc khám bệnh được chính xác hơn, biết xem phim ảnh, xem kết qủa thử máu, để cho cách khám cách chữa có kết qủa nhanh, loại bỏ những thứ rườm rà của đông y mà không chứng minh được qua những máy móc tiến bộ của khoa học.

Về cách khám, không khám bằng máy móc mà khám bằng bắt mạch không thống nhất, nên chẩn đoán sai bệnh, vì không có những con số chính xác như dụng cụ của tây y.

Về cách chữa, dù là toa thuốc gia truyền hay do toa tự chế, hay những dược thảo dân gian phổ biến trên quảng cáo, truyền thông, cứ xúi bệnh nhân uống cầu may mà không theo dõi kết bằng máy đo áp huyết và kết qủa thử máu, để biết diển tiến của bệnh tốt hay xấu. May thì khỏi bệnh, không may thì chết, là lỗi của thầy thuốc, dù là bệnh giống nhau là ngọn bệnh đã thành hình, nhưng nguyên nhân gốc bệnh khác nhau từ khí lực co bóp, từ lượng máu, lượng đường và không tập khí công để chuyển hóa thuốc, những điều này rất dễ theo dõi bằng máy đo áp huyết thay đổi tốt xấu mỗi ngày khi dùng thuốc.

3-Ngành Y Học Bổ Sung ra đời :

Ví lý do này mà tây y hoặc những bệnh nhân có kiến thức tây y không tin vào cách chữa của đông y, chỉ nói mà làm không có kết qủa do chủ quan rằng nền y học phương đông hay, nhưng chính mình không phát huy được cái hay của nó, làm cho đông y mất tiếng tăm dần, nên Ngành Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo ra đời, phân tích bệnh bằng máy móc tây y, tìm nguyên nhân bệnh bằng dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của tây y, theo dõi đối chứng bệnh lý bằng dụng cụ tây y, hướng dẫn bệnh nhân tự khám tự chữa bằng cách theo dõi cách điều chỉnh 4 yếu tố từ ăn uống sai lầm gây ra bệnh là : Khí lực số tâm thu, lượng máu số tâm trương, lượng đường và nhịp tim, là 3 yếu tố cho kết qủa bằng con số, để bệnh nhân biết điều chỉnh ăn uống sao cho đúng khí lực, đúng đủ lượng huyết, đúng đủ lượng đường, và quan trọng là Khí do luyện tập đúng bài giúp thức ăn và đường chuyển hóa tạo khí lực co bóp các tạng phủ đồng bộ giống như sự co bóp sinh học của khí lực tâm thu như chúng ta đã nhìn thấy qua máy scan, làm cho 3 số đo áp huyết lọt vào tiêu chuẩn thì tất cả các dấu hiệu bệnh sẽ tự biến mất.
Cách chữa bệnh theo khí công y đạo rất đơn giản, chữa được mọi bệnh, trừ bệnh lười tập, và không có máy đo áp huyết và máy đo đường để theo dõi tốt xấu của bệnh thì không thể nào tự chữa khỏi được bệnh tật.

PP căn bản để tự chữa khỏi các loại bệnh, trừ bệnh lười tập.
Cách chữa tất cả các bệnh chỉ nằm trong 2 bài, tuỳ theo áp huyết, phải chọn 1 là phần A hai là Phần B, Áp dụng đúng theo hướng dẫn trong 1 tháng sẽ có kết qủa
viewtopic.php?f=14&t=4960.

Bệnh chữa không khỏi tại không có máy đo áp huyết và máy thử đường để theo sát từng giai đoạn :
1-Đo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăn là bao nhiêu ? Đường đủ hay thiếu ?.
Để làm gì ? Để biết áp huyết cao phải chọn món ăn gì cho áp huyết xuống, hay áp huyết thấp phải chọn món ăn gì cho áp huyết tăng .
2-Đợi 30 phút sau, đo lại áp huyết 2 tay và đường xem có ăn đúng hay sai, làm tăng hay giảm khí, máu, đường ?
3-Trước khi tập thiếu đường, phải bổ sung đường lên 9-10mmol/l rồi mới tập.
4-Sau khi tập, đo lại áp huyết 2 tay và đường, đường tụt thấp dưới 6.0mmol/l thì phải uống thêm đường lên đến 7.0mmol/l là mức an toàn khi nghỉ không bị mệt.
Còn trong lúc đang tập mà mệt thì ngưng, đo lại đuờng dưới 6.0mmol/l thì uống thêm đường rồi tập tiếp.

Khi tập bài căn bản Kéo Ép Gối để thông khí toàn thân chuyền hóa thức ăn và đường thành máu và năng lượng, tăng lực co bóp bơm máu nuôi tế bào toàn thân, bơm máu lên não, trao đổi oxy và hồng cầu, thay đổi tế bào mới, trục thải tế bào cũ, tế bào bệnh và chất độc ra khỏi cơ tể bằng mồ hôi, nước tiểu và phân, điều chỉnh thân nhiệt cơ thể sẽ mau khỏi bệnh.

Mục đích của Y Học Bổ Sung Khí Công Y Đạo không vụ lởi, chỉ mong các bệnh nhân trở thành thầy thuốc tự khám và chữa bệnh cho mình được khỏi bệnh qua những bài hướng dẫn kể trên, và truyền bá cho mọi người bệnh trên hành tinh này biết cách tự cứu mình thoát khỏi bệnh tật.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Cải thiện ưu khuyết điểm của đông tây y qua ngành Y Học

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 9 12, 2015 11:15 am

Thưa thầy
Mẹ con được vuốt chân mấy năm nay, bây giờ áp dụng cách vuốt chân mới của thầy nên mẹ con chẳng thấy đau tí nào cả, chỉ có đoạn tỳ là còn có những hột nhỏ. Còn mấy chị em con ai cũng bị đau cả. Con thì vuốt cả đường giữa của bắp chân (dù cột sống của con không bị lệch) nhưng con thấy đau, con cũng vuốt luôn. Một hai ngày sau đỡ nhiều. Cách vuốt chân và lưng của thầy thật hiệu qủa. Mẹ con nhờ vậy nên sức khoẻ cũng cầm cự được khá lâu, không suy sụp mau như những người già khác. Con thật cám ơn thầy.
Kính Thầy
chau
chau992014@gmail.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron