Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Mạch Trì, mạch Sác qua máy đo áp huyết và đường

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 Tháng 6 02, 2015 3:44 pm
gửi bởi admin
Tìm hiểu mạch Trì, mạch Sác qua máy đo áp huyết sẽ thấy nhịp tim và đường rất quan trọng để khám và chữa bệnh nan y.

Nếu thầy đông y biết xác định mạch SÁC, mạch TRÌ chính xác bằng máy đo áp huyết sẽ không bị sai lầm như bắt mạch bằng tay :


Những thầy thuốc đông y ai cũng phải học phương pháp bắt mạch tìm bệnh của tạng phủ để biết tình trạng bệnh thuộc khí hay huyết, ở tạng hay phủ nào, bệnh mới phát ở biểu hay đã vào lý, hay vừa bán biếu bán lý.
Những mạch dễ thấy là mạch Phù, Trầm, Hư, Thực.

Những trường hợp kể trên là lý thuyết tổng quát khác với thực tế có nhiều bệnh nan y là hư giả thực, thực giả hư, hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn đã đánh lừa nhiều thầy thuốc đông y thiếu kinh nghiệm, vì đông y không có mạch nào khám phá ra bệnh nhân thiếu đường hay thừa đường. Ngày nay nhờ máy thử đường-huyết của tây y giúp chúng ta kiểm chứng với mạch liên quan đến đường có 4 trường hợp để xác định được thế nào là Mạch nhanh là nhiệt gọi là SÁC, hay mạch chậm là hàn gọi là TRÌ liên qua đến đường-huyết :

1-Tiêu chuẩn đường huyết của người khỏe mạnh từ 6.0-8.0mmol/l phù hợp với nhịp 70-80 mạch Hoãn không có bệnh.
2-Nhịp tim thuận với đường-huyết, đường thấp dưới 6.0 mmol/l thì nhịp tim chậm dười 6.0nnol/l là mạch Trì. Đường huyết cao hơn 8.0mmol/l thì nhịp tim nhanh là mạch Sác
3-Nhịp tim nhanh mà đường-huyết thấp dưới 6.0mmol/l là mạch Sác vô lực
4-Nhịp tim chậm mà đường-huyết cao trên 8.0mmo/l là mạch Trì vô lực

Cách chữa của dông y là đối chứng trị liệu từng trường hợp :

1-Không cần điều chỉnh nhịp tim và đường, nhưng điều chỉnh số tâm thu thuộc khí cao hơn tiêu chuẩn là phù hay thấp hơn tiêu chuẩn là trầm, có nghĩa áp huyết cao thì làm thấp, áp huyết thấp thì làm tăng lên bằng bài tập khí công.
Còn số tâm trương là máu, thực là dư thừa cao hơn tiêu chuẩn, hư là thiếu máu thấp hơn tiêu chuẩn, thì điều chỉnh hư thiếu bằng ăn uống cho bổ máu, dư thừa cũng điều chỉnh bằng ăn uống và tập khí công.
2-Nhịp tim thấp thuận với đường huyết thấp mạch Trì thì uống thêm đường thì mạch sẽ nhanh hơn, ngược lại mạch Sác thuận với đường-huyết cao thì tập khí công cho mất đường thì nhịp tim sẽ thấp.
3-Nhịp tim nhanh mạch Sác vô lực mà đường thấp dưới 6.0mmol/l thì uống thêm đường và tập khí công bài Kéo Ép Gối thông khí toàn thân thì cơ thể hết bị nhiệt, mạch sẽ hết Sác.
4-Nhịo tim chậm mạch Trì mà đường cao thì do lười vận động, chỉ cần tập khí công, tuỳ theo áp huyết, nếu áp huyết cao tập bài đi cầu thang, cúi lại làm tụt áp huyết, nếu áp huyết thấp tập bài Nằm Đá gót chân vào mông và bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, hai loại bài tập đều lảm cho đường đang cao thành thấp....

Cách bắt mạch để biết mạch Trì mạch Sác theo đông y ngày xưa :
Khi thầy đông y nghe nhịp mạch đập theo nguyên tắc cứ mỗi hơi thở vào thở ra của thầy thuốc mà nghe được mạch nhịp tim của bệnh nhân đập 4 lần là mạch không bệnh, không hàn, không nhiệt. Nếu nghe 1 hơi thở của thầy thuốc mà mạch bệnh nhân ít hơn, như 3 lần thì gọi là mạch hơi Trì hay hơi hàn, càng ít đập hơn như 2 lần đập là hàn, 1 lần đập là qúa hàn, cực hàn. Ngược lại nếu nghe mạch đập hơn 4 lần, như 5 lần là mạch hơi nhiệt (hơi sác), nghe 6 lần là mạch nhiệt, nghe 7 lần là qúa nhiệt, cực nhiệt.
Tuy nhiên, nếu dựa vào hơi thở của thầy thuốc thì nếu có 3 thầy nghe mạch cho cùng một bệnh nhân sẽ có 3 kết qủa khác nhau, là do hơi thở của 3 thầy thuốc không đều, do đó mà cách định bệnh kê toa cho thuốc chữa bệnh sẽ khác nhau, có nghĩa là không phân biệt chính xác được mạch Trì, mạch Sác do ành hườnh hơi thở của thầy thuốc không đều sẽ không chính xác.
Dấu hiệu tổng quát bệnh của mạch Trì, mạch Sác.

MẠCH TRÌ :
Là mạch chạy chậm, 1 hơi thở mạch đập 1,2 đến 3 lần.
Bệnh chứng thuộc dương hư, lý hàn, bên trong người lạnh, có khi bên ngoài cũng lạnh (dương hư ngoại hàn, lý hư nội hàn).

MẠCH SÁC :
Là mạch đi nhanh chạy qua ngón tay thầy bắt mạch nhanh đến 5,6,7 lần trong 1 hơi thở của thầy thuốc.
Bệnh chứng trong người nóng, mạch Sác có lực là nóng lắm có thể phát cuồng, nhưng ấn tay mạnh xuống không nghe thấy là hàn.

Cách bắt mạch để biết mạch Trì mạch Sác theo đông y ngày nay :
Từ khi khoa học tiến bộ, có đồng hồ, thì dù 3 thầy có hơi thở khác nhau cũng vẫn bắt mạch cho ra kết luận giống nhau, nếu biết cách đếm nhịp mạch đập theo đồng hồ.
Khi một người khỏe mạnh có trung bình 18 hơi thở hay 20 hơi thở trong 1 phút, theo đông y 1 hơi thờ nghe được 4 nhịp mạch đập của người khỏe mạnh, thì lấy 4 nhịp nhân cho 18 hơi hay 20 hơi, chúng ta có tiêu chuẩn nhịp tim khỏe từ 72 nhịp đến 80 nhịp giống như tiêu chuẩn tây y đo bằng máy đo áp huyết. Như vậy cả 3 thầy cứ nhìn đồng hồ và tay thì bắt mạch để đếm mạch đập 1 phút là bao nhiêu sẽ cho ra kết qủa giống nhau, là đúng tiêu chuẩn hay ít hơn là mạch trì, nhiều hơn là mạch sác.

Cách bắt mạch bằng máy đo áp huyết biết được 6 mạch đông y :
Nhờ bảng tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi của KCYĐ, mọi người học tây y dễ thấy được ý nghĩa của mạch đông y về mạch Phù, Trầm, Hư, Thực, Trì, Sác, nếu không có tiêu chuẩn này, thì không tìm ra bệnh chính xác :

Bảng tiêu chuẩn áp huyết theo hạn tuổi của KCYĐ :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Số thứ nhất chỉ Khí lực tâm thu, nếu cao hơn tiêu chuẩn tuổi gọi là mạch Phù, thấp hơn tiêu chuẩn gọi là mạch Trầm sẽ có những bệnh mà đông y gọi là dương hư tự hãn hay dương hư thì ngoại hàn, ngoài da lạnh.
Số thứ hai chỉ Huyết lực tâm trương, nếu cao hơn tiêu chuẩn tuổi gọi là mạch Thực, như dư máu, mỡ, cholesterol, còn thấp hơn tiêu chuẩn là mạch Hư là thiếu máu, gọi là âm hư sinh nội nhiệt.
Số thứ ba là nhịp tim cao hơn tiêu chuẩn là mạch Sác thì nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn là mạch Trì thì lạnh. Nhưng bệnh nan y thì mạch Sác vô lực thì người lạnh, hay mạch Trì thay vỉ hàn thì da thịt nóng...

Tuy nhiên, ngày nay dù có máy điện tử đo áp huyết tiện lợi hơn nhưng thầy đông y không có kinh nghiệm về mạch đông y mà dùng máy đo áp huyết của tây y cũng sẽ không nhận ra ý nghĩa của 28 loại mạch để biết loại mạch nào là thiếu đường, dư đường, dư cholesterol, hở van tim, hẹp van tim, tắc động mạch vành, gan nhiễm mỡ, nên chỉ nói cho bệnh nhân là gan hàn, nóng gan, nóng bao tử, bao tử nhiệt...nói như thế làm sao có tính thuyết phục những bệnh nhân thời nay chỉ tin tây y thì làm sao chấp nhận được theo lối giải thích của đông y không tìm ra được bệnh rỏ ràng ?

Do đó, ngáy nay các thầy thuốc đông y muốn bắt mạch chính xác nhất nên dùng máy đo áp huyết của tây y để bắt mạch theo tiêu chuẩn tuổi của KCYĐ.
Còn trẻ em có nhịp đập từ 60-120 thì không bắt được mạch bệnh bằng tay là trì hay sác, lại cần phải đo bằng nhiệt kế.

Nếu là thầy thuốc đông y biết dùng máy đo áp huyết và máy đo đường thay cho bắt mạch sẽ có lợi để chẩn đoán chính xác về mạch TRÌ mạch SÁC theo đông y thì lúc đó sẽ thừa huởng và thực chứng được những kinh nghiệm những dấu hiệu bệnh chứng kèm theo mà đông y đã tích lũy được.

Trên thực tế mỗi mạch Trì hay mạch Sác của từng tạng phủ có dấu hiệu bệnh khác nhau để biết tạng phủ nào bệnh, cũng chỉ là hậu qủa do một hay nhiều nguyên nhân từ tạng mẹ hay con nên cách chữa lại theo quy luật Bổ mẹ hay Tả con về Hư hay Thực.
Còn nếu dùng thuốc để điều chỉnh về Mạch Trì thì trong thuốc đông y tăng thêm chất ngọt vào Tỳ, ngược lại cơ thể hư nhược, thiếu khí thiếu chất, mà dùng châm cứu chỉ là điều khí huyết, chứ vẫn không thể chỉnh được mạch Trì do thiếu đường mà không bổ sung cho bệnh nhân dùng đường thì chỉ là điều chỉnh khí huyết hư thực chứ mạch Trì không thay đổi, thì bệnh đau nhức vẫn không khỏi hẳn.

Một thí dụ cụ thể trong một bệnh án thầy châm cứu đã chữa một bệnh như dưới đây, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng của thầy chữa đúng hay sai và kết qủa của bệnh nhân được thành công hay không :
Chẳng hạn như :
Một bệnh nhân nữ đến bác sĩ châm cứu tây y chữa bệnh mệt tim, đau 2 bên hông sườn, co đầu gối vào không được.
Bác sĩ đo áp huyết TT 165/95mmHg nhịp tim 61 TP 158/93mmHg nhịp tim 60
Sau khi châm cứu, bệnh nhân thấy khỏe, hết mệt tim, co kéo gối vào hết đau, đo lại áp huyết xuống :
TT 138/82mmHg nhịp tim 60 TP 132/80mmHg nhịp tim 59.

Trường hợp này bác sĩ và bệnh nhân thấy thành công, vì hết dau, áp huyết xuống, tuy nhiên còn bỏ sót mạch nhịp tim, trước và sau khi chữa vẫn không thay đổi, thì theo đông y bệnh vẫn chữa chữa vào đúng gốc bệnh.

Về đông y châm cứu, bác sĩ biết châm huyệt hạ khí thực, giảm huyết thực, mạch khí phù thành mạch hoãn, mạch huyết thực thành mạch hoãn, khí huyết thông, theo lý thuyết đông y “thông thì bất thống” khí huyết lưu thông thì hết đau.
Nhưng trước khi chữa và sau khi chữa, mạch vẫn thấp dưới tiêu chuẩn, dù bắt mạch theo kiểu xưa theo hơi thở thầy thuốc hay bắt mạch đếm nhịp đập theo đồng hồ 1 phút, hay bắt mạch bằng máy đo áp huyết điện tử thi ai cũng biết là mạch trì, mà muốn biết mạch trì ở vào trường hợp nào trong 4 trường hợp liên quan với đường-huyết nên cần phải thử đường.
Nếu mạch Trì do đường thấp duới tiêu chuẩn là dưới 6.0mmol/l ( dưới 100mg/dL) thì nếu học về những dấu hiệu bệnh chứng của mạch, chúng ta sẽ được thừa hưởng kinh nghiệm chẩn bệnh sẵn có đã tích lũy vào gia tài đông y từ nhiều đời trong sách vở để cho hàng hậu học biết như câu này :

Mạch Trì có lực : Bệnh do huyết làm hại như cảm thấy đau tim, đau bụng, đau hông sườn
Mạch Trì vô lực : là bệnh hư hàn
Mạch Trì ở Nhân Nghinh : Do hàn thấp trì trệ làm đau trong người.

Như vậy mạch Trì do thiếu đường làm thấp trì trệ hậu qủa là đau tim, đau bụng, đau hông sườn là nguyên nhân, muốn chữa gốc thì cho uống dường làm tăng nhiệt thì hàn sẽ mất, và tập khí công thông khí huyết toàn thân cho tăng nhiệt thì mất hàn thấp đã làm trì trệ khí huyết không thông.
Như vậy trường hợp chữa châm cứu ở trên không thành công, vì bệnh nhân sẽ bị đau lại do thấp hàn trì trệ khí huyết, và mạch trì làm đau tim và hông sườn.

Ưu điểm của đông y được sáng tỏ nhờ dùng máy đo áp huyết và máy đo đường để tìm nguyên nhân bệnh dễ dàng theo 3 số đo áp huyết sẽ biết nguyên nhân bệnh lý tổng quát như sau :

Tâm thu là Khí lực phù hay trầm/ Tâm trương là Huyết hư hay thực/ mạch Trì hay Sác

Đi vào chi tiết bắt mạch từng bộ vị như Tâm, Tỳ, Phế, Thận, Can để tìm mạch Trì, mạch Sác chúng ta sẽ biết nguyên nhân của những bệnh nan y nhờ hưởng được kinh nghiệm gia tài của đông y như sau :

A-Trước hết là mạch Trì, mạch Sác tổng quát :

Nhờ vào máy đo áp huyết và máy đo đường, thì mạch Trì, mạch Sác có ý nghĩa liên quan đến bệnh như sau :

MẠCH TRÌ Mạch Trì có lực : Bệnh do huyết làm hại như cảm thấy đau tim, đau bụng, đau hông sườn
Mạch Trì vô lực : là bệnh hư hàn
Mạch Trì ở Nhân Nghinh : Do hàn thấp trì trệ làm đau trong người.

TRÌ + Trầm : Tạng phủ bị lạnh làm đau
TRÌ + Phù : Lạnh ngoài da, chân tay lạnh
TRÌ + Sác : Do khí thấp và nhiệt đình trệ trong người làm ra bệnh ợ chua, bệnh nổi hòn cục trong bụng ấn vào thấy đau, để lâu thành ung thư. (Tây y gọi là bệnh ung thư ổ bụng)

TRÌ + Hoạt : Bụng đầy, thành thổ vượng mà thấy mạch này ở bộ vị Xích thuộc thận là thận thủy suy.

TRÌ + Kết : Dưỡng trấp không hóa huyết mà hóa đàm
TRÌ + Đại ( Đời) : Đau quặn bụng. Nếu đàn bà có thai 3 tháng có mạch này không sao



MẠCH SÁC : SÁC có lực : Do táo, nhiệt, phong, gây ra nóng nẩy làm tiêu hao khí
SÁC vô lực : Sắp bị ung nhọt chốc lở, trẻ con sắp bị bệnh đậu mùa lên sởi, do âm hư nội nhiệt hay gọi là âm hư hỏa động, hay bị nổi mụn.
SÁC ở Nhân Nghinh : Nếu mắt đỏ là gan mộc phát nhiệt gọi là can hỏa thịnh qúa.
SÁC ở Khí Khẩu là đại tiểu tiện đều bí.


SÁC + Phù : Người bực dọc, nóng ngoài da, nóng sốt trong người, trong ruột, nhức đầu, buồn phiền bực bội.
SÁC +Trầm : Âm hư hỏa vượng, nóng trong tạng phủ, hôi miệng.
SÁC +Tế không lực : Âm suy bại, nếu ở Nhân Nghinh thì thận gan tim suy do âm hư.
SÁC + Hoạt : Có đàm đặc, đau đầu, đại tiện bí, tiểu đỏ, đau ngực, ho lao gọi là đảm lao.
SÁC + Khẩn : Đau dồn dập trong người
SÁC + Xúc : Dương khí lấn âm làm trở ngại tuần hoàn khí huyết nên thỉnh thoảng bị đau nhói.
SÁC + Động : Trong người nóng hoài làm thổ huyết


B-Mạch Trì hay Sác liên quan đến bệnh của từng Tạng :

Khi khám bắt mạch ở mỗi bộ vị tạng thì ngoài trì hay sác còn kèm theo mạch Phù hay Trầm của khí, hay Hư, Thực của huyết, nên có hai mạch hay 3 mạch bắt được để biết khí Phù hay Trầm là khí nhiều hay ít rồi nghe nhịp tim chậm hay nhanh là Trì hay Sác, chúng ta sẽ có những bệnh về khí như phù trì, phù sác, trầm trì, trầm sác. Về Huyết hư hay thực, chạy chậm hay nhanh, chúng ta có hư trì, hư sác, thực trì, thực sác, cả khí bệnh huyết bệnh thì có 3 mạch.

Giữa 2 mạch cực đại của Khí như Phù, hay cực tiểu như Trầm lại chia ra nhiều mức độ về dạng mạch không hẳn tối đa là Phù, hay tối thiểu là Trầm, thì nó có tên gọi khác cho từng mức độ.
Về huyết mạch cực đại là huyết Thực, cực tiểu là Hư cũng chia ra làm nhiều mức độ ít thực hơn, ít hư hơn, nó cũng có tên mạch riêng.

Nhưng về nhịp tim chỉ có 3 mạch tốt là mạch Hoãn, nóng thì mạch Sác, lạnh thì mạch Trì, còn nặng nhẹ thì các thấy đông y thời nay cần phải căn cứ vào máy thử đường, nếu biết cách tập khí công thông khí huyếu thì đường cao nhịp tim cao hay thấp tự động được điều chỉnh, nhưng nếu thiếu đường thì khí công hay châm cứu cũng không thể nào thay thế cho đường, mà cần phải uống đường.
Nhớ rằng mạch Trì trên thực tế thử bị thiếu đường phải bổ sung đường. Dư đường thì tập khi công để chuyển hóa đường thành năng lượng và thải độc trong cơ thể ra bằng mồ hôi thì đường-huyết sẽ hạ thấp.

Phù sác : Bệnh vừa phong vừa nhiệt là cảm nóng sốt ho. Bệnh thuộc thượng tiêu từ ngực lên đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tay.
Phù trì : lý hư, người bệnh không có mồ hôi chỉ ngứa ngáy khắp mình.

Trầm + Sác Bệnh âm hàn. Nếu ờ Nhân Nghinh có mạch này là tà khí nấp ở âm kinh làm tổn thương tạng thành bệnh thực nhiệt.

Trầm + Trì Nếu ở Khí Khẩu là lý hàn, lạnh bên trong tạng phủ như bệnh huyết lạnh đọng lại do khí trệ không đẩy huyết lưu thông được.

a-Mạch Trì hay Sác của Tạng Tâm :

Bệnh thuộc hạ tiêu từ rốn lưng xuống chân
Mạch ở Tâm : Trầm trì : Huyết hư, tâm thần suy kém do thượng tiêu lạnh.
3 bộ mạch Trầm+Trì : Thận bị hàn tà làm mất chính khí thông ra tam tiêu nuôi kinh lạc làm da dẻ khô khan
VI + Sác Bị mất máu làm người ngây ngấy ơn ớn do vừa sốt vừa rét.

Khẩn + Sác Sốt rét làm cữ lúc sốt nóng lúc rét lạnh
Hoãn + Trì Hư và hàn cùng nhau gây bệnh do thức ăn sống sít làm đau bụng.
Hoạt + Trì Khí bị nghẽn tắc làm ho ra đàm
Phục + Sác Ăn vào bị nôn mửa do tà khí ngăn nghẹn ở cách mô

3 bô đều mạch Sác : Tim nóng sinh lở miệng lưỡi, môi khô căng nứt nẻ.
3 bộ Trì+Hoãn+Sắc Bao tử kết hàn thành hòn cục

Phù + Trì : Hàn tà làm đau bụng dưới

b-Mạch Trì hay Sác của Tạng Gan :

Can bộ Huyền + Sác : Phong nhiệt phạm gan thành “hỏa thiêu cân” (gân mạch tay chân bị rút cứng co quắp), bị sốt rét.

Phù + Trì Gai gai rét, sợ lạnh, phát sốt, chảy nước mắt
Trầm + Trì Can bộ : Huyết lạnh sinh giun sán quấy phá đêm ngủ không được
Trầm +Sác : Uất khí do giận dữ tích tụ lâu ở gan làm viêm gan, ung thư gan.
Bệnh ở gan có giun sán thì mạch Trì.

c-Mạch Trì hay Sác của Tạng Thận :

Trầm + Trì : Thận bị hàn tà làm đi tiểu luôn, tinh khí bạc nhược, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm đau, nặng thì bị ung thư.

Trầm + Sác : Thận hư không đem khí vào tam tiêu dẫn vào bao tử và ruột nên không đủ nhiệt khí làm tiêu hóa thức ăn, nên bụng lạnh bụng kêu như sấm.

Phù + Sác : Bàng quang bị nhiệt do làm việc vất vả qúa sức, 2 đùi mỏi đau, tiểu đỏ.
Phù + Trì : Tinh huyết hư bại sinh huyết trắng, nước tiểu đục như nước gạo thối, nếu để lâu không chữa sẽ làm ù điếc tai.
Nước tiểu vàng nóng hôi thì mạch Sác
Đau nhức ống chân Do hàn tà mạch Trì, Do hỏa tà mạch Sác + Hồng
Thận làm đau tức lưng Hoãn Phù dễ chữa, Sác Trầm nguy hiểm

d-Mạch Trì hay Sác của Tạng Phế :

Phù + Sác + Đoản : Mạch bình thường của Phế, người khỏe mạnh không có bệnh tật
Phù + Sác : Trúng phong tà làm cảm, ho, nóng, đại tiểu tiện khó.
Phù + Trì : Phổi bị lạnh nên đàm dãi kết ở ngực, ăn uống khó tiêu, đi tiêu chảy.
Trầm + Sác Hỏa khắc kim làm phổi không khí hóa tốt thành khò khè đàm dãi, ho hen suyễn
Trầm + Trì : Ăn uống khó tiêu sinh đàm nhiệt. Phế hàn kỵ thức ăn có chất béo như cam, chuối, bơ sữa, dừa làm ra nhiều đàm nên hay khạc đàm, lâu dần phế khí suy giảm
Vết thương đứt da làm độc Vi + Tế dễ chữa. Đại Sác thì nguy hiểm khó chữa

Ngực lạnh :
Do không đủ huyết Thốn Khí Khẩu mạch Vi + Sác, Vi thì thiếu khí làm vinh khí hư thiếu máu. Vinh khí Vệ khí đều hư thì tông khí (khí ờ phổi ngực) thiếu, Sác là khách nhiệt (nóng bên ngoài) làm mất khí chứ không phải cơ thể thực nhiệt.
Phổi teo :
Nguyên nhân do đổ mồ hôi nhiều, hoặc do ói mửa, do tiêu khát, do tiểu hoài, do bón mà dùng thuốc xổ hoài làm mất tân dịch (nước, máu, mồ hôi...) có dấu hiệu bị ho, nước dãi đục hay nhổ ra, mạch Sác + Hư.

e-Mạch Trì hay Sác của Tạng Tỳ Vị :

Phu + Sác có lực Trong bao tử nóng, hay ợ chua, ói mửa, mau đói, chân răng sưng đau hoạc chảy máu, đêm đổ mồ hôi, nếu ăn thức ăn chiên xào, cà phê, thuốc lá, rượu, gia vị cay nóng sẽ làm loét bao tử.

Phù + Sác không lực Do thầy chữa lầm tưởng táo bón cho uống thuốc tiêu chảy làm hại chính khí của tỳ vị.
Phù + Trì Tỳ vị hư hàn đầy trướng, vỗ bụng kêu bồm bộp.
Trầm + Sác Trầm thuộc hàn, Sác thuộc nhiệt, hàn nhiệt xung khắc trong tỳ vị làm mất chính khí nuôi ngũ tạng nên người mệt mỏi, ưa nằm, ăn rồi lại ói, miệng hôi, chân răng chảy máu, bụng rờ có chỗ đau.
Trầm + Trì Do ăn nhiều rau qủa sống sít lạnh hàn làm khó tiêu đọng tích tụ thành đàm nhiều làm bụng phình trướng đau, khó thở, ngắn hơi, biếng ăn.
Bao tử nóng, mỗi khi ăn vào tức bụng khó chịu không dám ăn no do khí yếu không khí hóa được thức ăn, nên thức ăn tích chứa lâu trong bao tử không được nhồi bóp thành chất bổ, biến thành nhiệt, thì mạch Khẩn + Sác
Bệnh tiểu đường Do lao thương thì mạch Phù + Trì
Bệnh tiêu khát Sác, Đại (nóng nhiều hơn)
Trúng độc cực mạnh, thốn và xích bộ đều có mạch Khẩn + Sác
Trúng độc Đại, Sác (Đại là mạch nhẩy đập lớn mạnh có lực hơn là Sác nóng )

C-Mạch Trì Sác liên quan đến từng bệnh :

Bệnh đau bụng :
Đau bụng tiêu chảy, hơi thở ngắn, nói không ra hơi thì mạch Vi + Trì
Đau bụng tiêu chảy bị nặng lâu khỏi thì mạch Vi + Sác + Phục, nguy hiểm
Do can mộc khắc tỳ thổ hư sinh đàm dãi làm bế tắc khí thì tỳ bộ mạch Huyền + Trì
Bụng to đầy ách Do can, tỳ, thận, bị hàn khí thì mạch Trì + Nhược
Đau tức lưng bụng Hoạt dễ chữa, Sác nguy hiểm
Nhức đầu :
Nhức đầu Do hỏa tà thì mạch Hồng + Sác
Bệnh ho :
Ho do nóng là nhiệt hỏa tà làm cảm nóng ho thì mạch Sác
Ho có đàm do ăn uống làm hại tỳ vị thì mạch tỳ bộ Vi + Sác
Ho do ngũ tạng bị hỏa tà, người thật nhiệt thì mạch Trầm + Sác
Nếu mình lạnh, mồ hôi ra nhiều như dầu là thoát dương mạch Phù + Sác, dù có rút nước phổi ra cũng khó sống
Hoàng hãn ( mồ hôi vàng) :
Mồ hôi thấm ra ướt áo mầu vàng, người phát sốt, ngực đầy, tay chân đầu mặt sưng do thấp nhiệt giao nhau làm vinh khí không thông bị hãm, nên mạch Trầm + Trì, bệnh lâu ngày không khỏi làm thành ung mủ
Đau miệng lưỡi :
Lưỡi sưng đau, miệng lở loét, mạch Hồng + Sác
Các mạch dương đều bị hỏa tà làm mụn nổi khắp mình thì mạch Phù + Sác
Đau mũi :
Mũi đỏ ra máu cam, thốn bộ Khí Khẩu mạch Hồng + Sác
Bệnh ợ chua, ói đàm :
Ợ chua do ăn uống thức ăn sống sít lạnh làm vị khí hư không tiêu hóa sinh đàm thì mạch Trầm + Trì
Trong lồng ngực có nhiều đàm và nóng nhiều thì mạch Hồng + Sác
Bao tử lạnh thì mạch Trì
Bệnh phụ khoa :
Kinh lâu 3 tháng mới có 1 lần, mạch Vi + Trì + Sắc
Người có thai gần đủ tháng có mạch chạy loạn xạ là tốt,
Triệu chứng trụy thai có mạch Trầm + Trì + Sắc
Ung thư ruột già :
Các mạch Phù + Sác, đáng lẽ phải sốt lại không sốt mà ớn lạnh (nhiệt gỉa hàn), trong người có chỗ sờ thấy sưng đau nóng là có mủ, không nóng là không có mủ.
Mạch Phù + Sác là dương khí thuộc Vệ đáng lẽ phải làm ra sốt nhưng Vinh huyết át chế thành Vinh thực, vệ hư, gây ra ung thủng, chỗ sưng có nóng là độc đã tụ lại một chỗ, không nóng là không tụ huyết độc.
Đại Trường thông với Phế là khí thông với da lông nên thỉnh thoảng phát sốt, đổ mồ hôi, sợ lạnh thì có mạch Trì + Khẩn là tà khí lấn vào vinh huyết, nếu vinh còn mạnh thì mủ chưa thể thành, nếu có mạch Hồng + Sác là vinh khí hư thì độc đã tụ thành mủ.
Ung thư ruột non :
Mạch Sác mà bụng không tích tụ, người không nóng sốt, chỉ có dấu hiệu da bụng co rút, đè tay thấy mềm, mình mẩy đóng vẫy khô lớp lớp, đó là có ung mủ ở ruột non
Bệnh ở Tiểu Trường thông với Tâm là khí thông với huyết nên mạch Sác mà mình không nóng.
Suyễn :
Là thủy của tạng thận nó tự thịnh (dư) nên gây ra suyễn có mạch Trầm + Trì do dương hư thận thủy xâm nhập lên thượng tiêu.
Đàm suyễn Phù, Đại dễ chữa, chỉ có Sác là nguy hiểm khó chữa
Bệnh sốt rét :
Sốt rét báng tích nóng nhiều thì mạch Huyền + Sác
Rét nhiều hơn nóng thì mạch Huyền + Trì
Đau tai :
Tai đau, điếc, ù, phần nhiều do thận khí hư mạch Trì + Nhu
Bệnh trúng hàn :
Mạch bệnh chính là Khẩn + Sác : Nếu âm-dương đều thịnh thì dễ chữa. Trúng hàn thì không ra mồ hôi, nếu ra mồ hôi là vong dương nếu nặng là dương hư tự hãn không cầm được bệnh nguy đến tính mạng
Bế tắc khiú huyết kinh mạch do hỏa nhiệt thử tà thì mạch Sác
Bệnh trúng phong :
Phù + Trì : Trúng phong mà mạch còn đi chậm (Trì) thì còn dễ chữa.
Phù + Sác : Trúng phong nặng nguy kịch.

D-Mạch Ttì Sác theo Khí phận, Huyết phận :

KHÍ PHẬN :
Nếu dương khí không thông thì người lạnh, âm khí không thông thì đau xương. Dương thông trước thì sợ lạnh, âm thông trước thì tê mất cảm giác. Khí phận thực thì đánh dắm, khí phận hư thì đái són.
Thốn khẩu mạch Trì + Sắc, thì Trì là hàn, Sắc là huyết không đủ.
Dương khí mạch Vi thì khí huyết hàn và không đủ làm vinh-vệ khí không thông.
Triệu chứng của bệnh thuộc khí phận, dưới tim cứng to như cái mâm, xung quanh như cái vành mâm do hàn khí thừa lúc dương khí hư bị kết ở phần khí.

HUYẾT PHẬN :
Kinh thủy dứt trước sau đó mới mắc bệnh thủy.Thiếu dương thì mạch Vi, thiếu âm thì mạch Tế,
Đàn ông thì tiểu không thông, đàn bà kinh thủy không thông là máu không thông.
Nếu Thốn khẩu mạch Trầm + Sác, thì Sác là xuất ra, làm dương phát nóng, Trầm là nhập vào làm huyết kết.
Thiếu âm thì mạch Trầm + Hoạt, Trầm là bệnh thuộc lý, Hoạt là bệnh thuộc thực, hai khí nghịch nhau làm huyết kết tụ ở tử cung sưng đau. Nếu để huyết ứ kết tồn đọng lâu ngày không ra được kết thành khối bướu ung thư gọi là trưng hà.
Trì + Sác : Do khí thấp và nhiệt đình trệ trong người làm ra bệnh ợ chua, bệnh nổi hòn cục trong bụng ấn vào thấy đau, để lâu thành ung thư. (Tây y gọi là bệnh ung thư ổ bụng)
Trầm + Trì ở Thận bộ : Thận bị hàn tà làm đi tiểu luôn, tinh khí bạc nhược, đàn bà bị huyết kết ở tử cung làm đau, nặng thì bị ung thư.

Kết luận :
Dù mạch nặng hay nhẹ, đối với môn KCYĐ, những bệnh thực chứng dư thừa chỉ cần tập khí công dùng khí chuyển hóa thì dễ. Nhưng về Huyết hay đường thiếu, nếu không bổ máu, bổ đường bằng thức ăn, thì KCYĐ không giúp gì được, phải thuận theo tự nhiên mới không bị bệnh đúng như cổ nhân đã nói :
Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.

Nên nhiệm vụ của thầy thuốc đông y không phải là chữa ngọn bệnh mà cần chữa vào gốc bệnh như :
Ăn không được thì làm cho ăn được, ngủ không được thì làm cho ngủ được, đau thì làm cho mất đau bằng thức ăn và luyện tập khí công thường xuyên đều đặn mỗi ngày thì không cần phải lo bệnh tật.

Thân
doducngoc