Bệnh “Tiếng nói trong tai”

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Bệnh “Tiếng nói trong tai”

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 5 16, 2015 10:52 pm

Bệnh “Tiếng nói trong tai”

Thưa thầy, con viết thơ này để cảm ơn thầy, trước tiên con xin trình bày trường hợp bệnh của con:
Cách đây khoảng 4 năm, đầu còn xuất hiện những tiếng nói, rất nhiều tiếng nói trong đầu, phía ngoài, ở tai. . . con hoàn toàn bị khủng hoảng. Con đã phải nhờ những vì sư chữa giùm, nhưng không có kết quả. Nên còn phải đến bệnh viện tâm thần và đến bác sĩ ở Việt Nam, ở Đan Mạch để nhờ chữa trị. Con được cho uống thuốc, những tiếng nói có giảm những con bị rất nhiều phản ứng phụ: rất chậm chạp, lờ đờ, người rất mệt mỏi và ngủ nhiều. Bác sĩ đổi thuốc thì con bớt lờ đờ nhưng người đi nghiêng qua 1 bên, miệng bị méo và mất ngủ liên tục. . . Con biết là con phải tìm 1 cách chữa trị tốt hơn do đó con đã nhờ thầy VÕ HOÀNG YẾN nhưng thấy cũng không giúp được.
Hôm tháng 7/2014 con qua Thụy Điển để gặp thầy nhờ thầy chữa giúp giùm con, thầy chỉ khuyên con bỏ thuốc và chỉ phương pháp tập khi công. Con nghe thầy bỏ thuốc và tập khi công với hy vọng khi công sẽ giúp. Khi bỏ thuốc thì con vẫn nghe những tiếng nói nhỏ như lúc uống thuốc và trở nên nhanh nhẹn, vui vẻ hơn. Cô y tá ở bệnh viện tâm thần nói với con: con sẽ nghe những tiếng nói trở lại khi lượng thuốc tồn tại trong người con hết hạn. Đúng như vậy, đến khoảng tháng 10 thì những tiếng nói sẽ ổn trở lại, còn cố gắng chuyển những tiếng nói từ đầu xuống chân hay đi nơi khác trong cơ thể hay ra hẳn ngoài đầu như cách thầy hướng dẫn: dẫn khí từ ngoài vào đỉnh đầu và cho nó ra hẳn bên ngoài đầu lại khi ngồi Thiền. Điều này có giúp, nhưng không đủ. Nhưng con nhất định không chịu uống thuốc trở lại, đến tháng 12 thì bệnh viện đã chuyển con đến 1 nơi khác.
Nơi này họ hướng dẫn chữa bệnh bằng tâm lý. Các nhà tâm lý học ở Hòa Lan, Marius Romme and Sandra Escher, tổng hợp những kinh nghiệm của những người cũng bị bệnh như con mà không cần đến bệnh viện vì họ tự tìm lấy cách chữa. Marius Romme and Sandra Escher viết những kinh nghiệm này thành sách. Họ và những tâm lý gia khác trên thế giới phổ biến những cách chữa bằng tâm lý thay vì bằng thuốc ròng rã.
Lúc đầu cô y tá hướng dẫn còn cách chữa nhưng không có kết quả. Cô nói: cô không biết giúp con được bao nhiêu vì đối với những bệnh nhân khác, thì họ có thể nói chuyện với những tiếng nói được phát ra từ bản thân họ. Còn trường hợp của con những âm thanh được phát ra như từ máy cassette và cái đầu con cũng có thể thâu băng lại những âm thanh từ mấy cassette khác, từ internet, từ tiếng niệm Phật của thầy khi hướng dẫn học viên tập khi công trong nét. . . Sau mấy tháng cô y tá đưa cho con đọc những quyển sách con nêu ra sau đây. Con đã đọc và đã được giúp. Do bệnh còn không giống với những bệnh nhân khác như con đã trình bày trên, nên đến giờ con chỉ được giúp từ 50 - 60%, dẫu sao cũng quá tốt rồi, quãng đường tự chữa của con còn dài. Nhưng con nghĩ còn nhiều người đang khổ sở vì bệnh tương tự nên con viết thơ này hy vọng thầy, các người quen của con phổ biến đến những bệnh nhân này, để họ may ra tìm được cách chữa cho chính mình.
Con xin được nêu ra những quyển sách và tác giả để có những người bị bệnh: nghe tiếng lạ trong đầu, thấy những vật lạ hay bị khủng hoảng về tâm lý:
Romme M and Escher: Accepting voices 1993
Marius Romme and Sandra Escher: Living with voices 50 stories of recovery
P&P Press: Working with voices from victim to victor
Mike Smith: Psychiatric first aid in psychosis
Ron Coleman: Recovery - an Alien concept
Michael White: Power to our Journey (những người nghe âm thanh hay thấy những vật lạ thường)
Judith Lewis: Traumer and recovery (khủng hoảng về tâm lý)
Ngoài ra cũng có những tổ chức được thành lập ở nhiều quốc gia đó những nhà tâm lý học hay bệnh nhân thành lập để giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta có thể tìm trên net.
Một lần nữa con xin cảm ơn thầy đã khuyên con bỏ thuốc và chỉ cách tập khi công để con có 1 sự bám víu khi bỏ thuốc, trước khi con biết đến phương pháp chữa trị mới. Không thì con sẽ phải uống thuốc suốt đời theo cách chữa trị theo phương pháp cũ xưa vẫn còn được áp dụng ở trên thế giới và ảnh hưởng của thuốc tác hại 1 cách hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe vì có những người uống thuốc trong 1 thời gian dài không còn biết cách diễn tả tư tưởng của mình nữa hay tìm cách tự sát.
Con cũng xin chân thành cảm ơn các bác sĩ, y tá và các bạn, các cháu đã giúp đỡ khi con bị bệnh, Nhất là xin chân thành cảm ơn sư cô Tịnh Ngọc đã luôn khích lệ, nâng đỡ con từ lúc đầu tiên khi con bị bệnh đến ngày nay.
Kinh


Trả lời :

Tâm-thức làm chủ trong chữa bệnh.
Tâm bao gồm ý nghĩ, tư tường, kinh nghiệm đã có trong bộ nhớ a lại da thức tiếp nhận được qua lục căn tiếp xúc với sáu trần : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý có đúng có sai, nó trở thành sở tri kiến chấp gây ra bệnh “tâm dị ứng”, nghĩa là ai nói gì mà mình không thích thì chống đối, chê bai, gạt bỏ, cho là sai, mình đúng..trong những câu chuyện nhạy cảm của thời đại trên mọi lãnh vực.
Còn Thức là cái biết sẵn có thì không bị mất, nhưng nó có thể bị vật cản từ 6 căn hay từ vô tâm mới không tạo ra cái không biết không thấy, không nghe......
Thí dụ như một vật vẫn có ở đấy, mắt nhìn không thấy do mắt bị màng mây cản che lấp, nếu chữa hết màng mây thì mắt lại thấy.
Thí dụ tiếng muỗi vo ve, nhưng tâm không chú ý, hay trước đám đông mọi người nói chuyện xôn xao, mình vẫn nghe tiếng ồn ào, nhưng tâm không chú ý lắng nghe là họ nói gì, thì đều do tâm ý có chú ý hay không, chứ không phải tại bệnh ở tai.
Trong đạo Phật có câu : 'Tâm viên Ý mã” có nghĩa là tâm luôn thay đổi như con vượn chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho ý nghĩ tư tưởng chạy theo, không nhất định ở một nơi một chỗ.
Nói về bệnh, những người có tâm viên ý mã thì sẽ bị lãng trí, bệnh mất ngủ, mặc dù có uống thuốc ngủ, nhưng vừa nằm xuống, tâm như con vượn, nghĩ đến ngày mai phải làm gì, rồi lại nghĩ đến cha mẹ ở Việt Nam bây giờ ra sao, lại nghĩ đến anh chị ở nước khác có khỏe không, thằng con đang du học có học được không...đó là những nơi mà tâm như con vượn, nghĩ đến nơi này nơi khác khiến cho ý chạy theo đến đó khiến cho thời gian một đêm qua mau, chưa ngủ được thì trời đã sáng.
Đạo Phật dạy phải biết cách cột tâm vào một chỗ không cho chạy, Ý vừa khởi lên phải buông bỏ ngay. Trong môn học tự chữa bệnh của KCYĐ chỉ cột tâm ý vào Đan Điền, tùy theo áp huyết cao hay thấp, người lạnh hay nóng.
Người áp huyết thấp, lạnh, thì cột tâm ý vào Đan Điền Thần, dưới mỏm xương ức, nam đặt tay trái trước, bàn tay phải đặt chồng lên mu bàn tay trái. Nữ đặt tay ngược lại.
Người áp huyết cao, nóng, thì cột tâm ý vào Đan Điền Tinh, dưới rốn 3 thốn, nam đặt bàn tay phải trước, bàn tay trái chồng lên mu bàn tay phải. Nữ đặt ngược lại.
Nơi Đan Điền là nơi cột tâm, thì ý chỉ nghĩ đến điểm này, không cho ý chạy nghĩ đến việc khác, ngoài điểm này, thay vì nghĩ về người thân ở Việt Nam, bà con ở nước này nước kia, hay nghĩ lăng xăng chuyện này chuyện kia... như vậy vẫn là ý chạy như ngựa là sai, mà ý chỉ nghĩ đến điểm đặt tay và nghĩ xem có điều gì kỳ lạ xẩy ra ở điểm này như thấy bụng phồng lên xẹp xuống theo hơi thở, như thấy bụng có khí chạy, bụng sôi, trong bụng ấm nóng dần, rồi đến bàn tay cũng nóng dần...đó là phương pháp thiền “quán tức”, là quan sát hơi thở, thiền có nghĩa là im lặng chỉ nghĩ đến một việc, thì quán tức là chỉ quan sát hơi thở và để ý diễn biến của hơi thở xẩy ra, nhưng nếu chỉ quan sát thấy những điều xẩy ra một lúc sẽ chán, ý lại muốn nhẩy đi nơi khác, nghĩ đến việc khác, nên phải đổi sang cách thiền chú ý hơn, định được tâm ý sâu hơn, là bắt ý và tâm phải cùng làm chung một việc gọi là thiền “sổ tức” là chú ý đếm hơi thở, sau khi đã qua giai đoạn “quán tức”.
Giai đoạn “sổ tức” là tâm và ý theo dõi hơi thở ở bụng mỗi lần bụng tự động phồng-xẹp tự nhiên thì đếm thầm như 1 lần, 2 lần....10 lần, rồi trở lại 1,2,3....9 thay vì đếm 10 thì mình đếm chồng là 20, rồi lại 1,2,3,4,5, 6,7,8,9..đến 30, rồi lại 1,2,3,4.....đến 40...
Cứ mỗi đêm trước khi ngủ tập thiền “quán tức” xong sang thiền “sổ tức” ấn định thời gian tập sổ tức phải lên đến 1000 lần, sẽ có 2 kết qủa khác nhau :
a-Nếu tỉnh thức mà đếm được 1000 lần mà không bị buồn ngủ, là đạt đến trạng thái thiền định, tần số sóng não khi làm việc từ 13 Hertz trở lên, nhưng khi đo tần số sóng não lúc ngủ của người bình thường 5-6 Hertz, nhưng khi chú tâm cột tâm ý vào một chỗ, hay để tâm-ý trống không, không nghĩ không chạy lăng xăng, thân tâm bất động, tần số sóng não xuống thấp dần 3-4 Hertz, nhưng khi vào thiền định còn thấp hơn. Kết qủa là bộ não được nghỉ ngơi, thân xác được nghỉ ngơi, cơ thể tốn ít năng lượng, thì 1 giờ thiền tương đương với 2-3 giờ ngủ của người bình thường, do đó nếu tỉnh thức để sổ tức suốt một đêm không ngù mà vẫn được khỏe hơn những người ngủ .
b-Nếu bị hôn trầm, có nghĩa là đang theo dõi hơi thở để đếm xem mình có thể đếm được bao nhiêu hơi thở trong đêm nay, thì tự nhiên mình bị rơi vào giấc ngủ lúc nào không hay, sáng ra hỏi đêm qua mình đếm được bao nhiêu hơi thở. Đa số trả lời khoảng 300, có người nói khoảng 100, có người nói mới có mấy chục đã ngủ mất tiêu.
Như vậy là biết điều khiển làm chủ tâm ý như ý mình muốn, cho nên cần phải đặt mục tiêu mình muốn đạt được là gì để làm chủ tâm ý phải đạt được mục tiêu ấy đến thành công.
Thí dụ trong một lớp học ở gần chợ, thì những học sinh trong lớp khó học có kết qủa, cũng vì tâm viên ý mã, thay vì tập trung cột tâm ý nhìn lên bảng nghe từng lời thầy giảng thì lại cho tâm ý nhìn nghe tiếng nói xôn xao ngoài chợ. Chỉ những học sinh nào, dù tai vẫn nghe tiếng nói lao xao nhưng tâm ý vẫn nghe thầy nói gì rõ ràng hơn, hiểu theo, làm theo lời thầy dạy, thì vẫn có kết qủa.
Nói như thế có nghĩa là tiếng nói ngoài chợ vẫn lọt vào tai nhưng mình không để ý họ nói gì, và ý mình cũng không chú ý nghe họ nói gì, mắt vẫn nhìn lên bảng, tai vẫn nghe tiếng thầy giảng, tiếng nói ngoài chợ vẫn không làm phiền đến mình, như vậy đạo Phật nói : cái thức vẫn biết không mất, nhưng không chý ý để tâm thì nó không ghi nhận vào trong a lại da thức.
Mục tiêu có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ngắn hạn là khắc phục được tâm ý không cho tâm ý chạy ra khỏi lớp để nghe tiếng ồn ào ngoài chợ, mà chỉ chú ý nghe tiếng thầy giảng bài, đó là mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn, nếu kiểm soát làm chủ được tâm ý trong mục tiêu cần phải học sau vài năm thành tài thì dù học trong môi trường ồn ào ngoài chợ mà vẫn đạt được mục đích, còn người không đặt mục đích thì dù có ngồi ở trường này 5-10 năm, chỉ nghe tiếng ồn ào ngoài chợ, không học được điều gì trong lớp suốt chục năm thì đã hỏng một đời người, không làm thầy được như bạn bè mà trở thành thợ thuyền có địa vị thấp kém trong xã hội.
Tôi có người bạn tu thiền một thời gian, thầy kiểm tra sự tiến bộ của đệ tử, ai cũng tiến bộ, chỉ riêng bạn tôi trả lời với thầy rằng, con không thiền được, vì mỗi lần tối con ngồi thiền trong phòng, có tiếng ồn ào của máy phát thanh, máy truyền hình, tiếng nói chuyện của vợ và các con, con đều bắt tắt máy, mọi người im lặng hết trong thời gian con thiền, nhưng chỉ được một lúc lại ồn ào làm con phân tâm không thiền được.
Thầy trả lời : Anh thiền sai rồi, anh thiền là anh chỉ nghĩ đến hơi thở và đếm hơi thở trong cơ thể của anh không liên quan gì đến cảnh vật bên ngoài làm động tâm anh, anh nên khuyến khích họ mở máy to hơn, ồn ào hơn nữa mà anh vẫn làm chủ được tâm ý của anh thì anh mới bước vào cửa thiền được.
Sau này anh bạn tôi không còn bị động tâm đến cảnh vật ồn ào bên ngoài, anh thiền rất dễ dàng, đạo Phật gọi là “Trực chỉ minh tâm” cho một vấn đề, khác với “trực chỉ minh tâm, kiến tánh thành Phật” là mục đích tu tánh.
Trở lại câu chuyện của cô trong tai vẫn nghe tiếng nói, lúc có lúc không, cô tự hỏi xem lúc đó tâm-ý của cô ở đâu ? Cô sẽ nhận ra khi tâm ý chú tâm vào việc khác thì không nghe tiếng nói trong tai, còn không nghĩ đến việc khác thì tâm-yý nghĩ đến tai thì tiếng nói trong tai lại nghe. Nói như vậy giống như cô đang rơi vào 2 trường hợp trên là đang ngồi trong lớp học trong chợ và đang tập ngồi thiền như bạn tôi bị vợ con làm ồn không thiền được.
Khi tôi dạy thiền tĩnh công sau khi tập động công, là cách quán tức và sổ tức. Sau khi thiền xong, tôi hỏi mọi người nghe và cảm nhận được gì ? Trong những câu trả lời dưới đây, chúng ta sẽ biết ai trả lời đúng ai trả lời sai :
-Thấy bụng phồng xẹp kêu rọc rọc,
-Không nghe thấy gì nằm xuống ngủ mất tiêu.
-Nghe thấy bụng nóng, tay nóng
-Đếm được 30 lần thì ngủ mất
-Đếm được hơn 100 lần thì ngủ mất.
-Nghe thấy đau đầu, nghe thấy khí chạy xuống chân, nghe lưng nóng, nghe thấy người bên cạnh đang ngáy, nghe thấy tiếng nói trong tai, nghe tiếng ruồi bay, nghe tiếng quạt trần kêu xành xạch, nghe buớc chân người đi...Những cái nghe biết này thuộc tâm viên ý mã không làm chủ được tâm ý rồi. Tôi có dặn nghe những chuyện này đâu ? Có người cho tâm ý đi xa hơn nữa, họ trả lời nghe tiếng radio, nghe gì? nghe có tiếng hát, ai hát ? Hùng Cường Mai Lệ Huyền, hát bài gì ? Túp lều lý tưởng...như vậy là tập thiền sai.
Trong giờ thiền tôi luôn nhắc là chỉ để tâm ý nghe biết vào 1 chỗ và sổ tức mà thôi, ngoài ra không cho tâm viên ý mã, để đừng mất làm chủ tâm-ý.
Tiếng nói trong tai của cô không phải là bệnh, mà vì không biết làm chủ tâm-ý vào thiền, vào việc làm, như mình đang làm bếp, bên cạnh có máy DVD nghe đĩa băng giảng, khi không làm bếp thì nghe rõ lời giảng của thầy, còn khi chú ý xào nấu, thì tai vẫn nghe nhưng không nhớ lời thầy giảng thầy nói gì, có nghĩa tai vẫn nghe tiếng giảng văng vẳng trong tai, nhưng nó không làm phiền mình vì mình không còn chú ý, mà chỉ chú ý vào việc xào nầu, phải nêm nếm gia vị mắm muối làm sao cho ngon, như vậy là mình biết làm chủ tâm ý.
Muốn mất tiếng nói trong tai thì không được vì thức trong a lại da thức phát ra, về y học là bệnh tâm thần, về lý thuyết khí công là cơ thề thiếu máu thiếu khí thiếu đường, có máy đo áp huyết và máy đo đường để kiểm chứng sự thật là áp dụng câu trực chỉ minh tâm sao mình không kiểm chứng tìm ra nguyên nhân sự thật, vì mình không tin mình, làm thần mất chỗ dựa, không có chỗ trụ, khiến tư tưởng đi lung tung, suy nghĩ viễn vông, vớ vẩn như người mất thần, còn về thiền thì đã để cho tâm viên ý mã không tự làm chủ được tâm-ý mình, để cho bác sĩ khám tai, rõ ràng không có vấn đề, phải đến bác sĩ tâm thần, lại cho tâm viên ý mã đi xa hơn, lại đọc thêm sách của bác sĩ này, bác sĩ kia, lại khen hay nữa...tâm ý càng xa, giống như tôi hỏi những câu kiểm tra kết qủa sau khi thiền, chắc cô không trả lời vào trọng tâm của buổi thiền là cảm nhận cái gì xẩy ra ở Đan Điền Thần hay Đan Điền Tinh mà cô sẽ trả lời không nghe gì ờ Đan Điền chỉ nghe tiếng nói trong tai, như vậy có phải đã đạt được mục đích làm chủ được tâm-ý chưa ?
Cũng vì có người không làm chủ được tâm-ý, nên khi học cách niệm Phật mong sao đạt được trạng thái “ bất niệm tự niệm” khi về nhà, lúc đi đứng nằm ngồi lúc nào trong đầu cũng văng vẳng nghe câu niệm Phật, thì thích lắm, nhưng khi cần thiết muốn chú ý vào việc làm khác hay lúc đêm muốn đi ngủ, trong tai vẫn nghe tiếng niệm Phật lại bực bội, trở thành ghét nó, không dẹp được nó trở thành điên đi khám bác sĩ cho là bệnh tâm thần, vì không biết cách chấp nhận nó, vì tâm mình bất an do tâm viên ý mã.
Thật ra bệnh này không cần chữa, vì câu niệm Phật đã ghi vào a lại da thức, phải vui vẻ chấp nhận có tiếng nói hay tiếng niệm Phật trong tai, tiếng nói trong tai nếu mình không thèm để ý, thì nó sẽ nhỏ dần rồi mất, còn khi mình chú ý nghe thì nó càng lớn dần. Giống như buổi tối ngồi với nhau kể chuyện, bàn tay đập đuổi muỗi tự nhiên nhưng vẫn tiếp tục câu chuyện đang kể cho nhau nghe, đến khi bạn bè ra về, căn nhà yên lặng không có một tiếng động nào, thì bắt đầu nghe tiếng muỗi bay vo ve càng ngày càng lớn, càng nhiều tiếng muỗi bay, mình có bực mình cũng vô ích, cũng không làm gì nó được, còn mình chú tâm vào việc khác như mở đài tin tức, nghe nhạc kịch, phim, tiếng ồn ào nổi lên thì không còn nghe tiếng muỗi bay vo ve, vì lúc đó âm thanh của muỗi không to bằng âm thanh của tiếng nhạc, nhưng sự thực âm thanh của muỗi vẫn còn tồn tại.
Do đó, dù tiếng niệm Phật bất tự niệm trong tai, mình bận việc khác thì nó vẫn tồn tại, nhưng không để ý đến nó thì tâm không bực bội, nhưng vẫn có cái lợi khi mình sao lãng việc tu hành, thì chính tiếng niệm Phật nhắc nhở mình quay về với Đạo, khi mình có tâm ác, chính nó còn vang ra ở tai, giúp mình dừng tâm ác, khi hấp hối, chính nhờ nó nhắc nhở mình để mình niệm Phật theo thì còn gì bằng, thì tại sao phải bực bội đi bác sĩ chữa bệnh tâm thần cho mất tiếng niệm Phật hay tiếng nói trong tai ?

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Bệnh “Tiếng nói trong tai”

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 5 16, 2015 11:28 pm

Thân gởi cô Loan, cô Thọ
Tình cờ nhận được email Fwd của thầy Đỗ Đức Ngọc về bệnh tình của cô. Nhân đây tôi hy vọng có thể giúp đở về bịnh tình của cô một các đơn giản áp dụng thực hành và dể hiểu cho cô.
Sau đây là phương thức như sau:

1. Cách thức ổn định tâm thần mà các thiền sư Tây Tạng hoặc các nhà sư tu trong hang cốc ở núi rừng VN và khắp nơi trên thế giới tịnh tâm thực hành như sau:
"OHM" ( đọc ra tiếng Việt Nam là "UM" => đó là chữ và âm thanh của universal , nghĩa là "PHẬT"
=> Trước nhứt dọn mình thân, tâm yên tỉnh ( không lo nghĩ bất cứ việc gì trong trí và tâm, thoải mái; ý tưởng " xã" là không thương, yêu, ghét, oán, giận..), ngồi thẳng lưng hít vào mũi thật sâu vả thở ra nhẹ nhảng cũng bằng mũi, tâm hướng xuống huyệt KHÍ HẢI: REN 6 ( khoảng dưới rún/ đơn điền 2 lóng tay)=> bắt đầu nói chữ "OHM" ( UM) phát ra nhẹ nhàng. Cô có thể nằm ngay thẳng mà nói ( nếu cơ thể của mình quá suy nhược).
Chữ OHM " UM" nầy nếu đọc đúng cách sẽ phát ra làn sóng tự nhiên ( the wave of natural energy) , sẽ giúp cô ổn định tinh thần và một điều cô sẽ thích thú hơn nữa những ai ngồi nghe làn sóng âm thanh từ miệng cô phát ra cũng sẽ thấy nhẹ nhàng, thư thới, NHƯNG PHẢI ĐÚNG CÁCH đấy nhé! ( Ghi chú: Các thiền sư khi họ tập phương pháp nầy, rất nhiều năm mới đạt được tới mức thành công như họ muốn, cô có thể tự tìm hiểu thêm điều nầy Info. các trên website hoặc Youtube )
2. Nguyên nhân bệnh phát:

Một phần như thầy Đổ Đức Ngọc nói thiếu Qi/ Khí, huyết, hơn nữa thần kinh suy nhược theo y lý Tây y, cô có thể dùng các dược thảo và thức ăn như sau:
A. FORMULA I:
1. RADIX ANGELICA BODY/ DANG QUI SHEN / ĐƯƠNG QUI (THÂN) : 4 chỉ
2. RADIX ASTRAGALI/HUANG QI/ HUỲNH KỲ: 5 chỉ
NOTE: 3chỉ = 9 gr
1 lượng: 36 gr
(Dùng RADIX ANGELICA BODY/DANG QUI SHEN less than RADIX ATRACALI/HUANG QI 1 lượng, sẽ giúp liều lượng cân bằng, không làm nóng khí huyết=> toa nầy làm ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt của cô không bị rối loan và bổ khí huyết cơ thể) => Nấu lấy nước uống mỗi ngày, dùng khoảng 10 ngày hay 2 tuần lể.
B. FORMULA II:
C. TONIC BLOOD:
3. RADIX ANGELICA HEAD/ DANG QUI ( ĐẦU): 3 chỉ= 9 gr => cook with 3 cups of water => when it still has 1 cup => place cooked eggs in => continue slow cook with eggs in 10 minutes ( kho trứng với nước DANG QUI ( ĐẦU) => Use: eat this eggs cooked with RADIX ANGELICA HEAD/ DANG QUI ( ĐẦU) .
Hai toa dược thảo trên cô có thể dùng 1 trong hai toa trên, tùy theo kinh nguyệt cô có bị rối loạn hay không. Tùy nghi sử dụng theo trường hợp của mình.
D. RED MINERAL / CHÂU XA MẼ: 1 chỉ . => để trong một bình nước tinh khiết 5 lít => uống mỗi ngày, thay nước uống thông thường.
Từ mấy ngàn năm nay các người tu thiền trong am cốc trong núi biết dùng dược thảo RED MINERAL / CHÂU XA MẼ: ( đã ngâm cách thủy 3 ngày 3 đêm), để ổn định tâm thần trước khi định thiền và giúp ổn định những tiếng kêu vi vu làm bận rộn, họ đã dùng dược thảo nầy cho các sự việc như trên, hơn nữa trẻ em bị căn bệnh đái dầm, bệnh đau tim, thần kinh suy nhược, dược thảo nầy cũng giúp rất nhiều. Cô có thể tìm hiểu thêm trong sách Hải Thượng Y Tôn Tâm lỉnh.
Chúc chóng lành bệnh,
Thân ái,
Angeline Lan Doan, O.M.D, NCCA, MT.
WWW.TALENTSHUMAN.ORG
WWW.LDHEALTHYORGANIC.COM
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách