Cách đo áp huyết và đường để biết chữa bệnh thành công hay t

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Cách đo áp huyết và đường để biết chữa bệnh thành công hay t

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 2 12, 2015 11:33 am

Cách đo áp huyết và đường để biết chữa bệnh thành công hay thất bại.


Bệnh Parkison và sự kỳ diệu lạ lùng. Nếu các bạn và thầy có kinh nghiệm hay hơn , xin chia sẽ thêm.

Nam, 79t, bị Parkison hơn 15 năm, dù đã và đang uống thuốc điều trị nhưng 3 năm nay bệnh càng ngày một nặng. Ngồi, nằm , đi hay đứng, vai trái và cánh tay giật liên tục không ngừng, cơ bắp giật rất mạnh, cánh chân trái cũng giật mạnh. Phải cầm gậy mà đi. Khi đi vài buớc là phải đứng lại nhảy twist vài cái rôì mới đ đuợc.

Huyết áp tay trái : 135/75/72 … 167 /87 / 75 .. 123 / 80 / 100
tay phải : 114 / 66/ 83... 124 / 71 / 85 … 121 / 71 / 86

Mạch huyền sác đầy, luỡi nứt ….......... Ăn uống bình thuờng, không đau nhức, không đầy bụng, đại tiểu tiện bình thuờng. Không uống thuốc mỡ, không thuốc áp huyết , chỉ uống thuốc ngủ và chống bệnh Parkinson, nhưng bệnh hề thuyên giảm chỉ nặng thêm.

Dựa theo Đông Y :
Mạch huyền sác đầy : bệnh do thực chứng, can phong rất mạnh và thực nhiệt.
Luỡi nứt là tâm bệnh. Mất ngủ ( do can phong, có thể do tâm bệnh )
Ngoài ra không còn những triệu chứng khác.

Theo KCYĐ của thầy Ngọc,
huyết áp loạn, lúc lên xuống vô chừng, nhưng phảihiểu rằng vì tay chân co giật không yên- huyếp áp phải như thế. Tim mạch nhảy tù 72 – 75 – 100 bên trái ( do ăn uống? Ăn uống rất tốt … Vậy là do thuốc men. ).... Tay phải huyết áp lên xuống quá xa ( vì cảm giác bất yên , loạn mạch ).


Chữa bệnh :
Khi bệnh nhân nằm ngữa, tay chân lăn lắc liên tục rất mạnh, cả khối vai cơ bắp giật liên hồi, chân háng và lưng duới lắc rât mạnh …

Điều trị :
Châm SP6 ( tam âm giao ), Liv3 ( Can #3 ) …......
Liv3 ( tả hoả và can phong ) _ phải xem lại huyệt khi mạch hết động thì mới rút kim.
Sp6 ( Tam âm giao ) _ châm tả ( châm mạnh cho mạch nở, rồi châm bổ cho mạch chậm lại )

Mạch sẽ trở lại bình thuờng trong vòng 2-3 phút. Vẫn để kim . Bấy giờ vận dụng Thập Chỉ Liên Tâm Pháp ( kích thích và vận đông huyết mạch lên não ), Kích thích ngón tay, ngón chân , đầu gối , vai và cổ........... Những cơ bắp bắt đầu dịu dần và chậm lại.

Kế đó vận động cơ khớp của thầy Võ Hoàng Yên, sữa khớp ngón tay , chân, khủy tay, đầy gối, cổ và lưng ….......... Cơ bắp hoàn toàn hết lung lắc SAU 45 PHÚT TRỊ LIỆU.

THẬT LÀ THẦN DIỆU !!!!!!!!!!
Sau đó , cho bệnh nhân xuống đi vài vòng, không cho cầm gậy. Đi rất vững nhưng 2 cánh tay vẫn cứ vãy vì thói quen....... Tiếp tục cho bệnh nhân đi khoản 10 phút không gậy, hoàn toàn không lúc lắc … QUÁ KỲ DIỆU !!!!!!!!!!!!!!!!!!!! không cho thuốc ( bảo bệnh nhân giảm thuốc tây ). Hẹn 5 ngày sau.

*** 5 ngày sau, không thấy bênh nhân đến. Ngỡ rằng bệnh nhân bỏ cuộc, mình cũng nãn. Thôi , không có duyên. Không ngờ, bệnh nhân xuất hiện trễ ( sau một tiếng hẹn ). Ông xin lỗi vì ngủ quên.

Lần thứ hai :
Bệnh nhân đã đi d0ứg vững truớc khi trị liệu , nhưng vẫn chống gậy theo. Tôi bảo bỏ gậy và đi vài vòng ngoài sân, không thấy dấu hiệu lắc... Bên nhân nói đã đỡ rất nhiều và giảm thuốc.

Trị liệu :

Trong lúc nằm , quan sát hoàn toàn không thấy bệnh nhân lắc mà chỉ thấy cơ bắp mắp máy rất mạnh.
Mạch hoạt sát ( không huyền như truớc ) .

Châm cứu : Sp6 ( Tam âm giao ) , G39 …....... Thêm TCĐ ….. Huyền diệu !!!!!!!

Cám ơn thầy Ngọc -KCYĐ, thầy Dư Quang Châu -TCĐ và thầy Võ Hoàng Yên ! Nhờ phuơng pháp của các thầy mà bệnh nhân bình phục nhanh chóng.

Sau một lần mà đã thấy khá, lần thứ hai có lẽ còn khá hơn...


Một lần nữa xin cám ơn các thầy..

Nếu các bạn B.S Đông Y có gặp bệnh này , xin hợp thức tất cả liệu pháp để mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân.............. Ai có phuơng pháp khác hay hơn, xin chia sẽ.

Nam Nguyen <dr_namnguyen58@yahoo.com>

--------------


Kinh gọi Bs Nam.

Cảm ơn những bài viết của Bs qua các Phương cách chữa trị những bệnh đặc biệt như thế này. Nhờ thế mới dễ thâu thập và chia xẻ nhau những kinh nghiệm được chứng thực theo kết quả đạt được.

Tôi được biết, để giúp một bệnh nhân ông đã tổng hợp các Phương pháp của các thầy như KCYD thầy Đỗ Đức Ngọc hay Dư quang Châu và thần Y Võ Hoàng Yến. . . . cách nào nếu làm BN khỏe là mình an tâm rồi.

Tuy nhiên tôi được biết một người khỏe phải đủ tiêu chuẩn trong bảng đo HA và đường của khi công

Thì dù bệnh nhân này 79 tuổi bị bệnh Parkinson, thi trước khi trị ông đã đo huyết áp, AH loạn vì đó bệnh có giật, mà theo KC thì tay chân hay bắp thịt co rút là do ảnh hưởng của đường?

Lần thứ hai, sau khi tổng hợp các cách chữa trị các thầy thấy bệnh nhân đã đi đứng lại vững không dùng gậy nữa, thật diệu kỳ, nhưng ông không thực chứng do AH và đường trước và sau khi trị, và các môn tập thể dục khí công phải tập khi về nhà, thì bệnh có hoàn toàn hết như mọi người hy vọng không? Tôi chưa có kinh nghiệm chữa bệnh, chỉ nêu vài thắc mắc mong ông vui lòng hướng dẫn thêm, và chúc ông hoàn thiện hơn trong công việc hầu mang lại hạnh phúc cho nhiều người có thiện duyên.

Kinh.
Ngado

--------------



Cám ơn những điều thắc mắc của cô Nga.
Thật ra lúc ban đầu khi gặp bệnh nhân thì trong lòng mình nghĩ rằng ca này khó ăn vì bệnh này không phải bệnh nhẹ. Lại nữa , bệnh Parkinson, Alzheimer, hay stroke là những bệnh do não bộ rối loạn, hay bị thuơng tích mà ra.

Theo thầy Ngọc – KCYĐ, mọi bệnh tật đều do khí huyết mà ra nên phải đo huyết áp, nhưng dựa vào tinh khí thần mà chữa. Lẽ ra thầy thêm một chữ nữa thì là đầy đủ “ Thần khí huyết “, chỉ là ý kiến riêng do thu thập từ Đông Y “ Tam tài “.

Theo thầy Ngọc-KCYĐ, dựa vào khí huyết “ do đó là đo huyết áp, oxy và đuờng “ cũng lọt vào tam tài. Nếu các bạn yêu thích tạo hóa, từ đây và sau này chúng ta nên quy nạp tất cả vào “ TAM TÀI LUẬN_ nam nguyen “ cái thế phòng ra xẹp vào rồi lại phòng ra xẹp vào ….

Khi thấy huyết áp cao thấp trong vòng 10 counts, là áp huyết ổn định nếu đo liên tục không ngừng. Nếu huyết áp nhảy vọt cao hơn là huyết áp loạn ( tính luôn 3 số : thu-truơng-nhịp ).

Loạn huyết áp là thần loạn dù bên ngoài không thấy rõ triệu chứng. Loạn chứng nhiều ít thì tùy con số nhảy cao vuợt quá xa cán cân 10 số hay không, trong phạm vi là không loạn. Đa số do cholesterol quá cao mà ra. Vì tắt nghẽn động mạch nên khi máy huyết áp bơm chặt gặp cục mỡ lớn thì số cao, cục nhỏ số nhỏ, không gặp thì số thấp bình thuờng........ Mà khi thiếu máu máy lại bơm ép chặt hơn nên huyết áp thấp hơn...........

Khi bệnh có liên quan đến não thì phần đo oxy là phần quan trọng... Phần đuờng cũng rất quan trọng. Khi đuờng thấp thì cơ bắp co giật, xin thêm đuờng... Khi đuờng nhiều thì sinh ra nhiệt và lỡ loét.

Nhưng vì bênh nhân không khai nhiều, có thể không nhớ hoặc muốn dấu bệnh, không phải bệnh nhân nào cũng khai đủ bệnh. Họ muốn các ông B.S làm thầy bói cùng một lúc là chuyện bình thuờng.


BỆNH THÌ DO NHIỀU NGUYÊN NHÂN, ngọn thì tản mác vô bờ, nhưng cứ cho chúng phòng ra xẹp vào mà luận. Từ đó mà suy diễn ra cách điều trị và lập phuơng.

CÁI TUYỆT CHIÊU CỦA CÁC THẦY, chúng ta cần phải học và thực tập rồi chia sẽ cùng nhau mà học hỏi nghiên cứu thêm.

CÁC BẠN VÀ CÁC THẦY XEM NHÉ :
Sự khác biệt giữa thầy Võ Hoàng Yên và các đệ tử , khi chữa bệnh đa số là bài bản, nhưng không linh động như thầy Yên, đáp số cũng giống nhau......... Có bênh hiệu quả tức thì, có bệnh thì cứ trơ trơ ra. Đó là do sự khác biệt trong lúc trị bệnh, nội công thâm hậu “ chủ -khách, thầy và bệnh nhân tuơng thông” do thầy để hết tâm vào dù miệng lúc nào cũng liên thuyên, nhưng các động tác đã dẫn thần lực của mình để dẹp loạn cho bệnh nhân.

Thầy Dư Quang Châu, nhẹ nhàng nhất trong các liệu pháp, hiệu quả thần kỳ như giởn chơi mà huyền diệu. Bấm huyệt bơm máu thông lên não.

Dựa theo tao tác của 2 thầy trên, không cần đo huyết áp và mất nhiều thời gian........ Hiệu quả là sự quan trọng của niềm tin, quyết đoán thành bại.

Khi thấy hiệu quả rõ ràng, thì không cần đo huyết áp nữa vì mình quá vui thích. Vả lại, không phải bệnh tật nào cũng phải đo huyết áp cho mất thời giờ...

Nhưng nhờ cái đo huyết áp, oxy và đuờng huyết của thầy Ngọc, sự phán đoán của các thầy , B.S cũng phải suy ngẫm thêm mà tìm hiểu thật rõ, sự thích thú và đam mê sẽ đến.



**************** Cùng hôm ấy, có bệnh nhân bị đau chân. Cô là y tá, bị đau chân hơn 3 tháng , đau đến nổi không thể ngủ ngon giấc............ Khi vào thì đuợc hỏi rằng có đau đầu, ngực , bụng chân tay chỗ nào khác không ? Có uống thuốc huyết áp, đuờng , mỡ hay không ? Nếu tất cả là không thì cứ cấm đầu chữa vào ngọn thì chắc ăn................. Hôm đó khi xem thì là bị đau gót chân “ bone spur “ là gai chứ không phải plantar fascitis như cô ta và B.S của cô ta nghĩ. Trong 10 phút cho cô ta đứng dậy , đi bằng gót chân và dậm chân xuống nền gạch......... Quả nhiên hết đau !!!!!!!!!!! Chỉ cần chữa như thế không cần đo huyết áp đuờng oxy....

**** Một bệnh nhân khác đau vai 3năm , co lên và đưa xuống phải nhón cả mình theo mà đau không dám đưa. B.S đã chích cortisone 3 lần mà hẹn lần sau phải mổ............. Cũng thế vì không bệnh tạp nhạp............. Chỉ cần dựa vào ngọn mà ra chiêu. TCĐ của thầy Dư Quang Châu, và liệu pháp của thầy Võ Hoàng Yên thì cái bệnh nho nhỏ này phải tự rút lui sau một lần trị liệu........... Nhung bệnh tái phát là chuyện đuơng nhiên, lúc đó là lúc huyên biến.

*** Vì tôi là B.S Đông Y nên đa số châm vào chỉ một cây kim cho mỗi bệnh nhân....
Không cần biết phuơng pháp nào, chỉ cần biết kết quả và kết quả lâu dài hay không …........

Cám ơn cô Nga và cám ơn thầy Trần Hữu đã có công dẫn dắt , giới thiệu tôi đến TCĐ.

Cám ơn các bạn và thầy cô,

Nam Nguyen, Lac,

--------------

Tôi sẽ cố gắng chia sẽ cùng các bạn những ca bệnh thất bại cùng với những bệnh tạm gọi là thành công trong chớp mắt " không có nghĩa là lâu dài "

Bệnh Parkinson,

Sau 3 lần chữa trị, bệnh nhân có vẽ sợ hơn và nói rằng lần cuối cùng bệnh nặng hơn. Bệnh nhân đến văn phòng nhưng không chữa thêm vì rất bận- với nét mặt không đuợc vui lắm.

Vì lần cuối cùng, sau đó 2 tiếng bệnh nhân cảm thấy đau nhức mình mảy, rất đau . Ông nói rằng “ B.S có lẽ mạnh tay quá nên lần này đau lắm! “. Sau đó tôi rung mạnh lắm.

Khi ông ta đến cửa văn phòng với cây gậy, tay lúc lắc, mỗi lúc buớc đi thì twisted- tay chân đu đưa .

Thưa các bạn , ca này xem như thất bại.
Tôi bảo rằng “ Tôi đã cố gắng, có lẽ tôi không hy vọng về ca này. Tôi cám ơn ông đã tin và cho tôi cơ hội. Ông có thể ngưng chữa trị. Tôi hết cách. “
Ông sụt sùi “ Tôi sẽ đến lần nữa vì tôi biết ông nhiệt tâm và nhiệt tình. Tôi hy vọng rất nhiều về ông. “

Thưa các bạn , có lẽ thủ thuật chỉnh khớp của thầy Yên, tôi làm hơi mạnh và hơi nhiều lần một tí. Lại nữa, tôi không phải là đệ tử ở lớp mà là ở mạng nên nhiều sơ xuất. Thủ thuật của thầy Ngọc -KCYĐ , nằm úp lắc lưng duới, xoay gót chân đụng vào mông- có lẽ cái này làm ông ta cũng mệt nguời. Nhưng lúc đó mình làm để xem ông ta có lắc lư xuơng hông nữa thôi.

Lần sau, tôi sẽ châm cứu và thực hiện TCĐ mà thôi. Xem thử lần kế có đau hoặc tác hại hơn không. Kỳ vừa rồi ông ta chưa vào khám, nhưng nhìn qua cử chỉ, tôi đoán rằng bệnh đu đưa đã tái lại.

THẤT BẠI , THẤT BẠI !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Xin các bạn lấy kinh nghiệm làm bài học. Lắm lúc bệnh nhân cảm thấy kha khá trong chớp mắt và trong vài ngày sau, nhưng không hẳn là bệnh đã lành.......... Chúng ta cần theo dõi thêm một thời gian để học hỏi thêm.

Nếu các thầy và các bạn ai đã có kinh nghiệm chữa lành lặn lâu dài, xin chia sẽ, chúng ta cùng học.

------------

1-Chỉ vì không đo áp huyết và đường trước và sau khi chữa.
Ngay cả thầy Yên chữa bệnh nhân khỏi ngay, nhưng về nhà không có phương pháp tập, và áp huyết, đường thấp sẽ bị lại.

2-Nếu bệnh nhân áp huyết thấp, đường thấp thì không bao giờ chữa khỏi. Có khi đang chữa bệnh nhân có thể chết, trước kia đông y gọi là "vựng châm", sắc mặt bệnh nhân tối sầm lại mắt mất thần rồi té sỉu.

Ở Montreal mới đây có bệnh nhân nữ áp huyết thấp. đường thấp, đau nhức vai, môt học viên không đo áp huyết và đường để biết nguyên nhân bệnh, mà dùng thủ thuật nắn vặn bẻ khớp vai thấy hơi đỡ nhưng bệnh nhân nói đau, thầy chữa lập lại những động tác chữa của thầy Yên, bệnh nhân ráng chịu đau, nhưng may các học viên trông thấy sắc mặt bệnh nhân tái dần rồi sỉu.

Một bác sĩ châm cứu (Tạ Trung Thảo) bảo bấm Nhân Trung, Nội Quan, cho bệnh nhân tỉnh lại, rồi bấm É Phong cho tăng áp huyết.
Một học viên khác chỉ học lý thuyết chứ chưa bao giờ thực hành, vội cầm cây bấm huyệt bảo châm bấm day huyệt Chí Âm cho tỉnh, học viên khác không cho, vì biết bệnh nhân này có áp huyết thấp sẽ bị chết ngay,
Học viên khác lấy máy đo áp huyết và máy đo đường kết qủa thật nguy hiểm, là áp huyết chết người, não sẽ thiếu oxy nếu không biết cách cứu kịp :



"Thầy ơi , còn xin kể những gì đã xảy ra sau khi Thầy về (CN 1 Fev 2015).
Sau khi tập khí công (hôm nay phần lớn những động tác đều làm xuống áp huyết và đường).
Anh Th. chữa bệnh cho chị Chung rất nhiều: liên tục bẻ tay , vặn khớp ..., nhưng không thấy mặt chị Chung càng lúc càng xanh tái. Đo Áp huyết cho chị mới thấy 64/50/40. Cả nhóm phải đưa chị Chung qua một nơi để chị có thể nằm (cho máu chạy lên đầu) và khỏi té, rồi bấm huyệt nhân trung, bấm huyệt ế phong rồi đưa hai chân lên cao, rồi cào xoa đầu nhè nhẹ cho chị , thì thấy mặt chị hồng lên.
Đo huyết áp lại : 109, rồi từ từ lên 115. Chị Chung nói chị thấy khỏe rồi, đó lại :áp huyết :117.

Con viết có gì sai thì Thầy bỏ qua cho con: Con thấy anh Thành chữa bệnh cho người khác mà không nhìn toàn diện, hay quan sát bệnh nhân, chỉ lo chữa bài học về chữa cấp cứu (rút kinh nghiệm ngày hôm nay ).


Khi bệnh nhân tỉnh, biết mình thiếu đường và thiếu máu áp huyết thấp, cho uống ngay 1/2 lon Coca làm tăng áp huyết và đường là khỏe ngay. Nhớ ra72n khi đang chữa mà bệnh nhân đau và mệt là đường huyết tụt thấp dễ bị suy tim, trụy tim mạch làm ngất sỉu.

Khi vế nhà trong 1 tuần, bệnh nhân đã ăn những thức ăn bổ máu, ăn thêm đường, theo dõi áp huyết trong tiêu chuẩn, chủ nhật tuần sau đến khoe khỏi bệnh đau tay vai, vì đủ khí huyết đường giúp máu ấm lưu thông dễ dàng.

3-Một bác sĩ đang hành nghề, kiêng đưòng, áp huyết thấp, dần dần tay chân run, phải nghỉ việc, tôi bảo ông phải uống thêm thuốc bổ máu, ăn thêm đường, vì nguyên nhân bệnh của ông không phải là bệnh Parkinson thực chứng, mà là hư chứng, thực chứng là áp huyết cao làm đứt những sợi thần kinh vận động trên não, nên bị co giật chân tay không kềm chế được dù tay đặt trên bàn có điểm tựa vẫn bị co giật, còn áp huyết thấp thì không đủ máu làm thần kinh vận động teo lại, lúc thông lúc không thông làm chân tay yếu run, nhưng nếu tay để trên bàn có điểm tựa sẽ không bị run...
Ông mắng tôi là : ông biết gì ? tôi là bác sĩ, tôi biết bệnh của tôi, bệnh này mà tập cái gì, bệnh này phải uống thuốc mới khỏi.

Tôi bảo, ông uống thuốc cứ uống nhưng tôi chỉ cho ông cách tập đi cầu thang chậm, và khi đi cảm thấy mệt phải ngậm thêm kẹo, ông đi cầu thang chân sẽ khỏe, máu dưới chân được trả về tim, thì tim mới đủ máu bơm lên não thông thần kinh, ông tập xong thì khi ông đi trên đường bằng sẽ dễ dàng.
Ông có làm thử thấy có khác với lúc ông đi bình thường.
Nhưng có lẽ ông không tin là đường giúp chống mệt khi tập, thiếu đường sẽ bị mệt, dưới 6.0 thì không tập được, vì tập 5 phút là đường xuống 4.0. Do đo ông sợ mệt không tập nữa, và ông không đi lại được nữa chỉ uống thuốc rồi ăn rồi nằm nghỉ theo pp tây y.
1 năm sau bạn bè vào thăm ông ở nhà già nghe ông than khóc :
Cuộc đời chó má thật, bây giờ đi không được, ăn phải có người đút, nằm đái ỉa tại chỗ, muốn chết cũng không được, bây giờ chân tay không có sức muốn tập cũng không được nữa rồi.


Chữa bệnh Parkinson bằng thể vía và thể trí, kết qủa nhanh sau khi chữa. 17Jul11 Toronto
https://www.youtube.com/watch?v=xgKbS6wpP4M

PP Chữa Parkinson do thiếu khí (Toronto) 2011
https://www.youtube.com/watch?v=hbQ-sfnchnw

Cần nhất phải đo áp huyết và đường để so sánh cách chữa hay ăn uống hay tập khí công đúng hay sai.

4-Có bệnh nhân tê liệt bên Thụy Điển được thầy Yên chữa đã đi được ngay, sau đó bị liệt co cứng chân tay trở lại, đi sang Hồng Kong chữa 1 năm, sang Trung Quốc chữa 1 năm không bớt.
Năm vừa rồi tôi sang Thụy Điển đến tôi chữa. Tôi đo áp huyết ở chân cao làm chân nặng không đi được. Tôi nói ông có muốn đi được ngay không thì tôi chữa, còn chữa mà khỏi từ từ thì tôi không chữa. Ông nói muốn khỏi ngay, tôi bảo như vậy ông phải ở đây tập bài Bó bắp chân đi cầu thang 1 ngày từ sáng đến chiều có người theo ông hướng dẫn cho ông .
Ông bảo chân tôi nhấc không được làm sao bước cầu thang được, tôi nói ông đừng lo, có người đi cùng ông, kéo ông đi lên đi xuống, mổi lần tập 30 phút rồi nghỉ uống thêm đường chờ 30 phút sau tập tiếp.

Tập liên tục người ông xuất mồ hôi, ông đi cầu thang được 1 mình, cứ 30 phút lại nghỉ uống thêm đường, đến trưa ông đi đường bằng phẳng môt mình, bỏ walker, ăn xong nghỉ ngơi, chiều tập tiếp một mình trong 2 giờ, sau đó ông tập bài dậm chân phía trước phía sau và chachacha, tập bài Dịch Cân Kinh 4 nhịp một mình mà không té, rồi ông và người nhà đi bộ theo tôi đi trên lề đường ra chợ và công viên tản bộ, vừa đi vừa kể chuyện, ông đi như người không bệnh tật.
Ông kể ông đã chữa thầy Yên, đã chữa bên Trung Quốc, ông kết luận, tôi chữa 2 năm bên Trung Quốc không bằng thầy chữa có 1 ngày mà khỏi bệnh. Như vậy là tôi đã biết cách tự chữa là mỗi ngày tập đi cầu thang, uống đường, đo áp huyết và sau khi ăn tập bài Kéo Ép Gối giúp tiêu hóa thức ăn để áp huyết không bị tăng cao.

Như vậy cách hướng dẫn bệnh nhân theo dõi áp huyết và đường và phương pháp tập tự chữa thì mới duy trì sức khỏe lâu dài mà bệnh không tái phát.

Thân
doducngoc

Xem thêm bài :

Bệnh Parkinson giả :

Bệnh Parkinson là bệnh thần kinh bị va chạm, hay tắc nghẽn làm chân tay co giật run, mất kiểm soát, dù để tay lên bàn có điểm tựa mà tay vẫn bị run giật, đầu vẫn bị lắc, chân vẫn bị run.
Còn tay chân đi đứng run lẩy bẩy do thiếu máu áp huyết thấp, thiếu sức, tây y thấy run giật vẫn cho là bệnh Parkinson, nhưng thật ra là áp huyết thấp do thiếu khí lực, thiếu máu nuôi dưỡng thần kinh, vì khi đặt tay xuống bàn có điểm tựa thì hết run giật, khi ngồi chân hết run giật, khi đi chân mới run giật, do nguyên nhân áp huyết thấp thiếu máu và thiếu đường, bởi lạm dụng thuốc trị cao áp huyết và thuốc trị tiểu đường khiến áp huyết xuống qúa thấp và đường-huyết xuống thấp.
Cách chữa :
Cần theo dõi áp huyết, nếu thấy thấp thì ăn những thức ăn bổ máu, tiêm B12, uống thuốc bổ Multivitamines, tập luyện Kéo Ép Gối để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, ăn thêm ngọt trong bữa ăn, sau khi ăn đường-huyết nằm trong tiêu chuẩn 8.0-12.0 mol/l, sau 4-5 tiếng đường huyết xuống trở lại như lúc bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l là chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt, không phải bệnh tiểu đường.

Parkinson tay.

a-Môt bệnh nhân Quebecois bị bệnh Parkinson ở tay, đo nhiệt trên đầu, kết qủa sai biệt khác nhau, chỗ cao, chỗ thấp, chỗ không có độ, ở những chỗ độ cao và chỗ không có độ đều phải châm nặn máu, rồi cào đầu bằng 5 đầu ngón tay của mình cho thông khí huyết. Khi đang cào đầu thì tay của bệnh nhân run giật liên hồi, ngưng cào đầu thì tay bệnh nhân im, ngưng run giật.
Đây là hậu qủa của bệnh kinh phong co giựt hồi còn ở tuổi thiếu nhi, thiếu niên do tuổi còn nhỏ mà áp huyết đã cao như người lớn, áp huyết cao chữa không đúng gốc bệnh, nên hiện nay có tình trạng những dây thần kinh có nơi co, nơi giãn.
b-Đo áp huyết hai tay, bên cao áp huyết, bên thấp áp huyết, lọt trên tiêu chuẩn và lọt dưới tiêu chuẩn. Bên cao hơn tiêu chuẩn phải châm nặn mắu 5 đầu ngón tay, ngón chân bên cao, bên thấp phải kéo huyệt Ế Phong cho áp huyết bên thấp tăng lên.
c-Đo lại áp huyết hai bên, nếu bằng nhau mà còn thấp thì kéo 2 huyệt Ế Phong cùng lúc bệnh nhân tập bài Nạp Khí Trung Tiêu lâu 60 giây.
Nếu áp huyết hai tay còn cao thì đặt hai bàn tay bệnh nhân chồng lên nhau ở huyệt Khí Hải, cuốn lưỡi ngậm miệng thở tự nhiên bằng mũi, không chú trọng đến hơi thở, chỉ cần buông thả lỏng toàn thân, đặt cây nhiệt kế bình thường như nhiệt kết cặp sốt điện tử (có thể thấy được nhiệt độ nhảy lên từng 1/10 độ) dưới lòng bàn tay. Mình cho bệnh nhân biết nhiệt độ dưới hai bàn tay bắt đầu chỉ là bao nhiêu, thí dụ 26 độ, chỉ cần nằm nghe bàn tay nóng dần, bao giờ nhiệt kết chỉ lên 37.5-38.0 mới xong cách thở thiền. Chúng ta sẽ thấy độ tăng lên từng 1/10 độ như 26.1, 26.2. 26,3......37.1,37.2...
d-Đây là bài tập khí công thiền ở Đan Điền Tinh, có kết quả, là bàn tay bây giờ nóng hơn trán, có nghĩa là áp huyết đã xuống. Có thể để máy đo áp huyết nơi cánh tay sẵn, thỉnh thoảng bấm máy, thấy áp huyết xuống dần, khi nhiệt kế ở bàn tay tăng lên 37.5-38.0 độ C thì chính lúc đó đo áp huyết hai tay đã xuống khoảng 120-130mmHg, và để ý khi đặt chồng hai bàn tay lên huyệt, hai bàn tay hết run giựt. Vì bệnh Parkinson là bệnh thuộc thần kinh do tắc khí huyết làm ức chế thần kinh hay do áp huyết cao làm hưng phấn thần kinh..
e-Ngược lại bệnh run giựt tay chân do thần kinh ức chế, sẽ có áp huyết hai tay thấp, khi đưa tay ra phía trước một mình thì run giựt, khi đặt tay lên bàn hay nơi điểm tựa nào đó thì hết run giựt, thì đông y khí công không xếp vào loại bệnh Parkinson, mà do thiếu khí huyết, như bài Quốc Văn Giáo Khoa Thư khi còn trẻ chúng ta đã học : Ông tôi năm nay 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, đi đứng run lẩy bẩy....thì không phải là bệnh thần kinh Parkinson, còn thực chứng là do áp huyết cao, thần kinh bị ứ tắc, dân gian thường gọi là dây thần kinh chạm mát. Cần phải theo dõi áp huyết, tập khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp, thở Đan Điền Tinh, không ăn cay nóng làm táo bón, cao áp huyết.
f-Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ từ vai, cùi chỏ, cổ tay, ngón tay, có điểm nào không có độ hay diểm nào có độ thấp nhất, điểm nào có độ cao nhất, chứng tỏ khí huyết lưu thông nơi cánh tay không đều, lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc yếu, dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu các điểm đó, cho đến khi các nơi dều có nhiệt độ giống nhau như vậy là khí huyết đã thông đều ra đến tay.
g-Thông thần kinh đầu :
Đo nhiệt kế ở huyệt Thừa Linh bên trái và bên phải, huyệt Phong Trì bên trái và bên phải, huyệt Đại Chùy giữ cuối xương cổ và đầu đốt xương cột sống sẽ thấy nhiệt đô khác nhau, nên thần kinh điều khi63n vận động bị bết tắc không thông, châm nặn máu cho các huyệt được thông, có nhiệt độ bằng nhau, thì thần kinh vận động trong não sẽ tự điều chỉnh lại được những thần kinh hưng phấn hay ức chế của những cử động tay chân theo ý muốn.
Có những bệnh nhân vừa bị chứng co giật tay nhẹ, phát hiện kịp thời, chỉ cần châm nặn máu huyệt Thừa Linh là cánh tay và bàn tay hết run giật.
Còn thiếu khí huyết áp huyết thấp, không cần phải dùng thuốc chữa thần kinh, mà cần uống thuốc bổ máu, tập Vỗ Tay 4 Nhịp, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu , Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực cho tăng áp huyết, thông đủ khí huyết lên đầu và ra tay chân.
Những bệnh lâu năm chữa không khỏi vì không theo dõi áp huyết và đường-huyết, qúa cao hay qúa thấp, chỉ uống thuốc trầm cảm càng làm tê liệt chức năng phản xạ làm hưng phấn hoăc ức chế thần kinh không tự kiểm soát được chức năng vận động, trường hợp này phải ngưng thuốc, thay vào thuốc thì mỗi ngày day huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư Trên Đầu 3-4 lần /ngày để phục hồi lại chức năng thần kinh.

Parkinson chân.

Một linh mục bị Parkinson chân, chân đi giựt giựt, không tự chủ bước chân được, ý muốn đi, nên người ngả về phía trước nhưng chân lại díng cứng 1 chỗ không chịu đi nên thường bị té ngã.
Có hai lý do, thần kinh đầu không điều khiển được chân, thần kinh và ống dẫn máu dưới chân bị ứ tắc không thông
a-Đo nhiệt độ trên đầu, châm những nơi có nhiệt độ qúa cao hơn những nơi chung quang, và châm vào những nơi không hiện lên độ, rồi cào đầu chỉnh cho khí huyết thông lên đâu, thông các dây thần kinh.
Đo nhiệt độ dưới ngón chân, ngón chân nào không chỉ độ thì khí huyết không chạy đến làm chân cứng, khi châm nặn máu đo độ để kiểm tra cách chữa đã làm khí huyết thông xuống chân chưa, nếu chưa châm nặn máu tiếp.
b-Bảo bệnh nhân nằm dơ một chân thẳng chỉ lên trời, vỗ đập chân cho máu đỏ xuống máu đen nơi các ống tĩnh mạch được trả về tim. Vỗ chân này đến chân kia.
c-Bệnh nhân nằm úp. cũng Vỗ Đập Chân ở thế nằm, rồi tập gấp gối ép chân vào mông ở thỉ thở ra, mỗi bên chân tập 36 lần cho chân mền, gân cơ thư giãn.
d-Cho bệnh nhân đứng lên, tập hát bài one, two, three...cho thuộc nhịp, hát cho đều. Sau đó mình nắm một tay bệnh nhân để dắt đi. Trươc khi đi, mình hô to như ra lệnh cho lính : Nhấc chân...Nhấc ! Bước ! hát liền one, two, three... mỗi bước đi là một chữ.. .thế là bệnh nhân đi được, dắt và hơi kéo bệnh nhân đi nhanh thêm và đi cho đúng nhịp, bắt bệnh nhân hát to, rồi buông tay, vẫn hát cùng với bệnh nhân, nhưng để bệnh nhân đi một mình, mình đi bên cạnh đề phòng bệnh nhân té ngã, cứ cho đi vòng tròn rộng không được ngừng, vì khi bị ngừng lại, là hai bàn chân bệnh nhân dính chặt vào đất, không bước được nữa sẽ bị té ngã. Muốn đi nữa lại bảo bệnh nhân tự ra lệnh cho mình khẩu lệnh : Nhấc chân...Bước ! là bước đi liền. Còn bệnh nhân lúc đó như người máy, cứ đi mà không ngừng lại được, sợ đi thẳng nữa sẽ đụng tường, thì bảo bệnh nhân tự hô to khẩu lệnh : Ngừng ! thế là bệnh nhân ngừng,
e-Đây là cách luyện thần kinh, có khẩu lệnh : Nhấc chân...Bước ! hay : Ngừng ! để thần kinh bộ đầu chỉ huy thần kinh vận động cho quen ...Sau đó ra lệnh thầm trong đầu để tự đi đứng một mình.
Bệnh này chỉ một lần chữa là đi được ngay, nhưng ở nhà phải có một người như thầy giáo, hay huấn luyện viên, đi kèm bắt tập luyện ở khoảng trống rộng, mỗi ngày tập 2-3 giờ, trong 1 tháng. Nếu không, do lười tập, bệnh lại tái phát, thần kinh chỉ huy và thần kinh vận động lại tách rời.
f-Tốt nhất để cho bệnh nhân tự tập đi lên xuống cầu thang, để làm mạnh chân, tăng thể lực, chỉnh thăng bằng thần kinh não bộ, phải vừa đi vừa hát one, two, three...
Tôi đã từng cho các bệnh nhân tê liệt chân và bệnh Parkinson tập đi lên cầu thang 10 tầng ở trong bệnh viện, cứ đi lên 10 tầng bên tay trái bệnh viện rồi đi lòn lách trên hành lang bệnh viện để sang đầu cầu thang bên kia đi xuống từ lầu 10, lại đi qua phía bên đây leo lên lầu 10, đi qua bên kia đi xuống, chỉ đi kèm bệnh nhân để phòng ngừa té ngã, nhưng bệnh nhân nào cũng đi giỏi như người bình thường.
Có người khi mới đến phòng mạch, đi không được phải có người nhà bế đi, khi ngồi ghế chờ một lúc, khi tôi bảo đứng lên cũng không tự đứng được vì 2 chân cứng, hay cái đầu không biết cái chân ở đâu.
Tôi bảo, thôi bệnh này không cần vào trong phòng chữa, để tôi dắt đi ngay bây giờ, Khi người nhà dùi bệnh nhân đứng lên được rồi, tôi day Hà Đồ Lạc Thư trên đầu, vê đau 10 đầu ngón tay chân xong, tôi bảo bện nhân nhấc co 1 chân lên, rồi tâi ra lệnh bước, tôi cầm tay phía trước mặt bệnh nhân kéo bệnh nhân đi dài bước, vừa đi vừa hát one, two, three, đi trong hành lang dài 12m, đi 10 vòng, khi chân bệnh nhân đã bước dẻo đều, chân không còn cứng, tôi đi sau, cho bệnh nhân đi trước, bệnh nhân đi được đường thẳng, bỗng nhiên bệnh nhân la lên : Con ơi ! Bảo mẹ dừng đi không thì mẹ đi đụng vào tưòng bây giờ. Có nghĩa là bệnh nhân đi như người robot, thần kinh đầu chưa điều khiển được bước chân như ý muốn. Tôi bảo : Tự bà phải nói lớn như ra lệnh cho cái đầu biết : Dừng lại ! Nó sẽ tự động dừng lại.
Bây giờ bà tự ra lệnh : Nhấc chân, Nhấc ! Bước đi, bước ! Dừng lại, dừng!
Cứ thế bà bệnh nhân này tự đi tự đứng, tự dừng. Cà phòng đợi mọi người cười ồ, cả bà cũng cười vui vẻ, vì đã biết cách đi, bà nói từ nay tôi sẽ bỏ thuốc, vì càng uống càng bệnh nặng thêm.
Có những bệnh nhân chỉ đi được đường thẳng, đến cuối đường muốn quay trở lại để đi rất khó không quay người được, thì tôi cho họ luông luôn đi về phía trước đi theo vòng số 8 để có lúc quẹo trái, có lúc quẹo phải, và để cho đầu gối không bị cứng khi đi thì cho bệnh nhân tập lên xuống cầu thang, thì bệnh Parkinson tự khỏi, chỉ cần theo dõi áp huyết và đường lúc nào cũng nằm trong tiêu chuẩn tuổi, và tự tập 7 bài đầu khí công chỉnh thần kinh.
Bệnh Parkinson này dễ chữa đối với những bệnh nhân thường không có sở tri kiến chấp, còn đối với các bác sĩ bị bệnh này thì họ không tin, không chịu chữa theo những phương pháp không phải của tây y, chỉ tin vào thuốc, khiến bệnh càng ngày càng nặng không đi được nằm liệt giường tiêu tiểu tại chỗ, có than trời trách đất thì cũng đã muộn, không còn sức mà tập đi được nữa.
(Tìm trên Google, Khí Công Y Đạo Việt Nam Montreal, trong thông báo 20 có những bài tập khí công )


Làm sao đi đứng được dễ dàng trong bệnh Parkinson ?

Theo Tây y, Bệnh Parkinson là một trong các bệnh thuộc thần kinh có tên chung là Rối loạn thăng bằng, khác với mất thăng bằng do bệnh chóng mặt. Rối loạn thăng bằng thường xuyên khiến cho bệnh nhân cảm thấy đi không vững mất an toàn, người ngoài nhìn vào thấy bệnh nhân đi lệch người như muốn ngã, có loại rối loạn thăng bằng ở thế đứng do áp huyết giảm ở thể đứng, ngồi hay nằm thì được, hễ đứng lên là ngã, có loại mất thăng bằng ở thế đi, cứ bước đi vài bước ngắn lại bị dậm chân tại chỗ như chân bị dính chặt xuống đất do bị tổn thương hồi trán, thể chai, đó là hội chứng của bệnh Parkinson, bệnh hystérie ( bệnh rối loạn chức năng thần kinh ).
Phân biệt cách đi để chẩn đoán bệnh tìm nguyên nhân như :
Rối loạn thăng bằng do nguyên nhân tiền đình :
Có dấu hiệu tổn thương tiền đình như rung giật nhãn cầu, ngón tay trỏ lệch, có dấu hiệu Romberg khi đứng hai gót chân dụm lại nếu nhắm mắt là bị ngã, khi đi bị lệch, thính giác giảm do u giây thần kinh VIII., tổn thương mê đạo lỗ tai trong, gây chóng mặt, thân não xơ cứng rải rác..

Rối loạn thăng bằng do u tiểu não :
Thuộc hội chứng thùy nhộng hay thùy giữa có dấu hiệu hai chân cứ dạng ra, khi bị đẩy từ trước ra sau không gượng lại được, dáng đi như người say rượu lệch bên phải lệch bên trái đi quá tầm..

Suy tuần hoàn đốt sống :
Do bị té ngã đột ngột làm mất thăng bằng khi đi có cảm giác không an toàn.

Rối loạn thăng bằng nguyên nhân do phản ứng thuốc :
Do dùng loại thuốc không thích hợp bị phản ứng hoặc lạm dụng thuốc điều trị an thần kinh (như Largactil, Aminazine,Halopéridol..),loại Carbon oxyde, Mangan.. làm run thành bệnh Parkinson. Thuốc chống trầm cảm làm run nhanh ở lưỡi khiến nói khó và run các đầu chi, thuốc Litbium làm run không đều ở các đầu chi. Ngoài ra còn những chứng run giật do nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến bệnh Parkinson không ảnh hưởng đến vấn đềđi mất thăng bằng thường xuyên không nằm trong phạm vi bài này.
Theo đông y, bệnh run giật tay chân hay đầu cổ được chia làm hai loại hư chứng và thực chứng :
Run giật do hư chứng không phải là bệnh Parkinson:
Do gìa yếu cơ thể suy nhược, mặc dù có dấu hiệu run tay chân, cầm một vật không vững chắc, ngay cả khi đưa cánh tay để với lấy một vật gì cũng thấy run lẩy bẩy, khi đi hai chân run không vững như muốn ngã không do chóng mặt, nhưng nếu khi đặt tay trên bàn có điểm tì tựa thì hết run, theo đông y là loại bệnh thiếu khí lực, nếu cho dùng thuốc trị Parkinson là không đúng bệnh, nếu dùng thuốc này một thời gian sau thành bệnh rối loạn thần kinh sẽ thành bệnh Parkinson thực, tạo ra rung tâm nhĩ tâm thất, rối loạn nhịp thở và áp huyết gây bloc và đứt mạch có nguy cơ tử vong.

Run giật do thực chứng chính là bệnh Parkinson:

Khi run giật không kiểm soát được, mặc dù tay được đặt trên bàn có điểm tì tựa cũng vẫn run giật. Bệnh do chạm mát thần kinh vận động tay chân, chỉ huy của thần kinh và phản xạ vận động của tay chân không đồng bộ. Thí dụ nhưđang đi người bệnh muốn đứng lại ngay sẽ không được vì thân người vẫn bị đẩy về phía trước trong khi chân đứng lại tạo ra dáng đi dật dật dậm chân tại chỗ khiến người muốn ngã về phía trước nên họ cảm thấy đi không được an toàn.
Theo khí công chữa bệnh đã áp dụng thử nghiệm dùng khí công hướng dẫn cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson tự chữa khỏi bệnh bằng cách dạy tập thở và tập đi, chỉ hướng dẫn một lần thì dáng đi trở thành bình thường, và nhiều bệnh nhân đã nhờ cách tập này mà khỏi bệnh.
a-Cách tập thở : Ngồi tựa lưng trên ghế dựa, thẳng lưng, hai bàn tay để ngửa trên đùi, cùi chỏ sát vào hông, mắt mở nhìn vào phía bên tay hoặc bàn tay bị run giật. Hít vào thật nhẹ như ngửi một mùi thơm của một bông hoa, thở ra nhẹ, khi thở ra nhớ hạ vai xuống. Hãy để ý khi hít vào mạnh vai nâng lên dù chỉ một ít chúng ta sẽ thấy bàn tay và ngón tay run giật liên hồi, nếu hít thởđúng, không nâng ngực không nâng vai thì tay không run giật nữa, theo đông y bệnh Parkinson là bệnh dư khí làm rối loạn thần kinh, do nhu cầu sống mà chúng ta cần phải thở, nhưng thở êm nhẹ vừa đủ thở vào, trái lại cần thở ra nhiều hơn thở vào để giảm bớt khí dư thì khí trong cơ thểđược quân bình, lập tức hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng được quân bình, lúc đó tuyến nội tiết tựđiều chỉnh tạo ra thuốc chữa rối loạn chức năng thần kinh. Cứ mỗi hơi thở theo dõi thấy bàn tay và ngón tay hết run, cứ tập tiếp khoảng 15 phút một lần tập, có thể tập nhiều lần trong ngày và tập nhiều ngày cho đến khi hết bệnh run tay, lúc đó ý làm chủ được hệ thần kinh chức năng có lợi cho chữa bệnh.
b-Cách đi : Chúng ta để ý khi bắt đầu bảo bệnh nhân đi, bệnh nhân cứđứng hoài tại chỗ hoặc ý muốn đi đưa người về phía trước nhưng hai bàn chân bị dính chặt xuống đất không bước đi được khiến thân người mất thăng bằng dễ bị ngã, cho nên bệnh nhân cảm thấy sợ mất an toàn không dám tập đi nữa, và người nhà cũng không dám cho bệnh nhân tập đi nữa, đa số nằm lâu khí huyết tụ làm chân sưng phù nặng nề, da chân nóng, có nhiều đường gân máu quanh cổ chân nổi xanh đen đau nhức. Để giúp bệnh nhân đi được dễ dàng ở bước đầu tiên khởi hành, nên nhờ vào marchette ,bảo bệnh nhân nhấc co một chân lên, đi như kiểu lính tập diễn hành, đi bằng gót.

Có 4 điều cấm kỵ trong khi đi :
Không được đi bằng cả bàn chân chạm đất, tự nhiên sẽ bị dính chân tại chỗ không đi được, tốt nhất là lót thêm một vật gì để lót đệm cao 5 ngón chân lên cho khỏi chạm đất để bệnh nhân chỉ có thểđi bằng gót chân.
Khi đứng lại không bao giờđược đứng hai bàn chân ngang hàng nhau như người bình thường khiến thần kinh vận động chân bị chạm mát, phải đứng một chân trước một chân sau đến khi muốn đi tiếp sẽ dễ dàng.
Khi đi thẳng về phía trước hết chỗ muốn quay trở lại, nhớ là không được đứng lại chụm chân vào một chỗ hoặc hai bàn chân ngang hàng nhau, mà phải như lính vừa nhấc đầu gối dậm chân tại chỗ vừa quay người , lúc nào ở dưới đất cũng chỉ có một chân chạm đất.
Không được đi bước ngắn dễ bị ngã, phải đi bước dài, nếu đi được tự nhiên không cần marchette, nên đi trên lề đường chung quanh khu nhà, hoặc ngoài vườn có người thân đi kèm. Để ý thế đứng đi phải tự nhiên thư giãn, nếu đi đánh tay cao hoặc mạnh qúa cũng làm cho mất thăng bằng hoặc cứng chân đi không được. Có thể nên để hai tay sau lưng rồi đi như người nhàn rỗi ngắm hoa trong vườn. Tập đi mỗi ngày như thế thần kinh chức năng được phục hồi trở lại. Nếu muốn vừa đi vừa luyện thở theo khí công thì vừa đi vừa hát bài : one, two three, four, five, six, seven….
Khi tập thở và tập đi có kết qủa như người bình thường thì bệnh Parkinson cũng đã khỏi, nên đề nghị bác sĩ điều trị khám lại và giảm liều lượng thuốc, đổi loại thuốc nhẹ hơn và vẫn cứ tập thở đều đặn mỗi ngày để cơ thể tự tạo ra thuốc qua hệ nội tiết gọi là thuốc nội dược vừa đúng và đủ nhu cầu không gây phản ứng phụ, nó cũng tương đương với thuốc uống ngoại dược từ bên ngoài đem vào cơ thể nhưng thuốc ngoại dược sẽ gây ra phản ứng phụ tạo ra một bệnh khác .

------------

Tham khảo thêm về bệnh Parkinson theo nghiên cứu của tây y :

Parkinson's disease (also known as Parkinson disease or PD) is a degenerative disorder of the central nervous system that often impairs the sufferer's motor skills, speech, and other functions.
Parkinson's disease belongs to a group of conditions called movement disorders. It is characterized by muscle rigidity, tremor, a slowing of physical movement (bradykinesia) and a loss of physical movement (akinesia) in extreme cases. The primary symptoms are the results of decreased stimulation of the motor cortex by the basal ganglia, normally caused by the insufficient formation and action of dopamine, which is produced in the dopaminergic neurons of the brain (specifically the substantia nigra). Secondary symptoms may include high level cognitive dysfunction and subtle language problems. PD is both chronic and progressive.
PD is the most common cause of chronic progressive parkinsonism, a term which refers to the syndrome of tremor, rigidity, bradykinesia and postural instability. PD is also called "primary parkinsonism" or "idiopathic PD" (classically meaning having no known cause). While many forms of parkinsonism are idiopathic, "secondary" cases may result from toxicity most notably of drugs, head trauma, or other medical disorders. The disease is named after English apothecary James Parkinson, who made a detailed description of the disease in his essay: "An Essay on the Shaking Palsy" (1817).
The term Parkinsonism is used for symptoms of tremor, stiffness, and slowing of movement caused by loss of dopamine. "Parkinson's disease" is the synonym of "primary parkinsonism", i.e., isolated parkinsonism due to a neurodegenerative process without any secondary systemic cause. In some cases, it would be inaccurate to say that the cause is "unknown", because a small proportion is caused by genetic mutations. It is possible for a patient to be initially diagnosed with Parkinson's disease but then to develop additional features, requiring revision of the diagnosis.
There are other disorders that are called Parkinson-plus diseases. These include: multiple system atrophy (MSA), progressive supranuclear palsy (PSP) and corticobasal degeneration (CBD). Some include dementia with Lewy bodies (DLB) — while idiopathic Parkinson's disease patients also have Lewy bodies in their brain tissue, the distribution is denser and more widespread in DLB. Even so, the relationship between Parkinson disease, Parkinson disease with dementia (PDD), and dementia with Lewy bodies (DLB) might be most accurately conceptualized as a spectrum, with a discrete area of overlap between each of the three disorders. The cholinesterase inhibiting medications have shown preliminary efficacy in treating the cognitive, psychiatric, and behavioral aspects of the disease of both PD and DLB. The natural history and role of Lewy bodies is little understood.
These Parkinson-plus diseases may progress more quickly than typical idiopathic Parkinson disease. If cognitive dysfunction occurs before or very early in the course of the movement disorder, then DLBD may be suspected. Early postural instability with minimal tremor, especially in the context of ophthalmoparesis, should suggest PSP. Early autonomic dysfunction, including erectile dysfunction and syncope, may suggest MSA. The presence of extreme asymmetry with patchy cortical cognitive defects such as dysphasia and apraxias (especially with "alien limb" phenomena) should suggest CBD.
The usual anti-Parkinson's medications are typically either less effective or completely ineffective in controlling symptoms; patients may be exquisitely sensitive to neuroleptic medications like haloperidol, so correct differential diagnosis is important.
Essential tremor may be mistaken for Parkinson's disease, but lacks all other features besides tremor, and has particular characteristics distinguishing it from Parkinson's disease, such as improvement with beta blockers and alcoholic beverages.
Wilson's disease (hereditary copper accumulation) may present with parkinsonian features; young patients presenting with parkinsonism or any other movement disorder are frequently screened for this rare condition, because it may respond to medical treatment. Typical tests are liver function, slit lamp examination for Kayser-Fleischer rings, and serum ceruloplasmin levels.

Signs and symptoms
Main article: Signs and symptoms of Parkinson's disease
Parkinson's disease affects movement, producing motor symptoms. Non-motor symptoms, which include autonomic dysfunction, cognitive and neurobehavioral problems, and sensory and sleep difficulties, are also common but are under-appreciated.

Motor
Four motor symptoms are considered cardinal in PD: tremor, rigidity, bradykinesia and postural instability. Tremor is the most apparent and well-known symptom. It is most commonly a rest tremor: maximal when the limb is at rest and disappearing with voluntary movement and sleep. It affects to a greater extent the most distal part of the extremity and is typically unilateral at onset. Though around 30% of PD sufferers do not have tremor at disease onset most of them would develop it along the course of the disease. Rigidity is due to joint stiffness and increased muscle tone, which combined with a resting tremor produce a ratchety, "cogwheel rigidity" when the limb is passively moved. Rigidity may be associated with joint pain, such pain being a frequent initial manifestation of the disease. Bradykinesia (slowness of movement) is the most characteristic clinical feature of PD and it produces difficulties not only with the execution of a movement but also with its planning and initiation. The performance of sequential and simultaneous movements is also hindered. In the late stages of the disease postural instability is typical, which leads to impaired balance and falls.
PD motor symptomatology is not limited to these four symptoms. Gait and posture disturbances such as decreased arm swing, a forward-flexed posture and the use of small steps when walking; speech and swallowing disturbances; and other symptoms such as a mask-like face expression (also known as poker-face) or a small handwriting are only examples of the ample range of common motor problems that can appear with the disease.

Neuropsychiatric
Parkinson's disease causes neuropsychiatric disturbances, which include mainly cognition, mood and behavior problems and can be as disabling as motor symptoms.
Cognitive disturbances occur even in the initial stages of the disease in some cases. A very high proportion of sufferers will have mild cognitive impairment as the disease advances. Most common cognitive deficits in non-demented patients are executive dysfunction, which translates into impaired set shifting, poor problem solving, and fluctuations in attention among other difficulties; Slowed cognitive speed, memory problems; specifically in recalling learned information, with an important improvement with cues; and visuospatial skills difficulties, which are seen when the person with PD is for example asked to perform tests of facial recognition and perception of line orientation.
Deficits tend to aggravate with time, developing in many cases into dementia. A person with PD has a sixfold increased risk of suffering it, and the overall rate in people with the disease is around 30%. Moreover, prevalence of dementia increases in relation to disease duration, going up to 80%. Dementia has been associated with a reduced quality of life in disease sufferers and caregivers, increased mortality and a higher probability of attending a nursing home.
Cognitive problems and dementia are usually accompanied by behavior and mood alterations, although these kind of changes are also more common in those patients without cognitive impairment than in the general population. Most frequent mood difficulties include depression, apathy and anxiety. Obsessive–compulsive behaviors such as craving, binge eating, hypersexuality, pathological gambling, or other, can also appear in PD, and have been related to a dopamine dysregulation syndrome associated with the medications for the disease

Other
In addition to cognitive and motor symptoms PD can impair other body functions. Sleep problems can be worsened by medications for PD, but they are a core feature of the disease. They can manifest as excessive daytime somnolence, disturbances in REM sleep or insomnia. The autonomic system is altered which can lead for example to orthostatic hypotension, oily skin and seborrheic dermatitis, excessive sweating, urinary incontinence and altered sexual function. Constipation and gastric dysmotility can be severe enough to endanger comfort and health. PD is also related to different ophthalmological abnormalities such as decreased blink rate and alteration in the tear film, leading to irritation of the eye surface, abnormalities in ocular pursuit and saccadic movements and limitations in the upward gaze. Changes in perception include reduced sense of smell and sensation of pain and paresthesias.

Causes
Most people with Parkinson's disease are described as having idiopathic Parkinson's disease (having no specific known cause). There are far less common causes of Parkinson's disease including genetic, toxins, head trauma, cerebral anoxia, and drug-induced Parkinson's disease.

Genetic
Someone who has Parkinson's disease is more likely to have relatives that also have Parkinson's disease. However, the inheritance of Parkinson's disease is usually complex and not due to a single gene defect.
A number of specific genetic mutations causing Parkinson's disease have been discovered. Genes identified as of 2008 are Alpha-synuclein (SNCA), ubiquitin carboxy-terminal hydrolase L1 (UCH-L1), parkin (PRKN), leucine-rich repeat kinase 2 (LRRK2 or dardarin) , PINK 1 and DJ-1. With the exception of LRRK2 they account for a small minority of cases of PD.
The most common known genetic risk factor for Parkinson's is a mutated glucocerebrosidase gene, which is involved in Gaucher's disease; carriers of these mutations have a fivefold risk of developing Parkinson's. There is also recent evidence that a common gene defect contributes susceptibility to both Parkinson's Disease and Alzheimer's disease.

Toxins
One theory holds that many or even most cases of the disease may result from the combination of a genetically determined vulnerability to environmental toxins along with exposure to those toxins. This hypothesis is consistent with the fact that Parkinson's disease is not distributed homogeneously throughout the population; its incidence varies geographically. However, it is not consistent with the fact that the first appearance of the syndrome predates the first synthesis of the compounds often attributed to causing Parkinson's disease. The toxins most strongly suspected at present are certain pesticides and transition-series metals such as manganese or iron, especially those that generate reactive oxygen species, and/or bind to neuromelanin, as originally suggested by G.C. Cotzias.
In a longitudinal investigation, individuals who were exposed to pesticides had a 70% higher incidence of PD than individuals who were not exposed. Studies have found an increase in PD in individuals who consume rural well water; researchers theorize that water consumption is a proxy measure of pesticide exposure. In agreement with this hypothesis are studies which have found a dose-dependent increase in PD in persons exposed to agricultural chemicals.
Signs of mercury poisoning share different symptoms with PD such as tremor, psychosis, memory deficits, disturbances in muscle control and coordination,anosmia and failure of autonomic nervous system. Mercury has been suggested to have a role in the etiology of PD. PD-like mercury poisoning can be treated with chelating agents such as penicillamine.

Head trauma
Head trauma is considered a risk factor for PD since past episodes are reported more frequently by individuals with Parkinson's disease than by others in the population. Nevertheless recent primary studies have suggested that head trauma may actually be a result of early symptoms of clumsiness associated with PD, or that there is no true relationship between severe head injury and the disease.

Pathophysiology
Dopaminergic pathways of the human brain in normal condition (left) and Parkinson's disease (right). Red Arrows indicate suppression of the target, blue arrows indicate stimulation of target structure.
The symptoms of Parkinson's disease result from the greatly reduced activity of pigmented dopamine-secreting (dopaminergic) cells in the pars compacta region of the substantia nigra (literally "black substance"). These neurons project to the striatum and their loss leads to alterations in the activity of the neural circuits within the basal ganglia that regulate movement. In essence, GABA/ Substance P of the direct pathways diminish, leading to less inhibition of the pars reticulata and internal globus palidus and an inhibition of the indirect pathway by way of GABA/ enkaphalins.


Black-staining granules of neuromelanin within neurons of the substantia nigra
The direct pathway facilitates movement and the indirect pathway inhibits movement, thus the loss of these cells leads to a hypokinetic movement disorder. The lack of dopamine results in increased inhibition of the ventral anterior nucleus of the thalamus, which sends excitatory projections to the motor cortex, thus leading to hypokinesia.
There are four major dopamine pathways in the brain; the nigrostriatal pathway, referred to above, mediates movement and is the most conspicuously affected in early Parkinson's disease. The other pathways are the mesocortical, the mesolimbic, and the tuberoinfundibular. Disruption of dopamine along the non-striatal pathways likely explains much of the neuropsychiatric pathology associated with Parkinson's disease.
The mechanism by which the brain cells in Parkinson's are lost may consist of an abnormal accumulation of the protein alpha-synuclein bound to ubiquitin in the damaged cells. The alpha-synuclein-ubiquitin complex cannot be directed to the proteasome. This protein accumulation forms proteinaceous cytoplasmic inclusions called Lewy bodies. The latest research on pathogenesis of disease has shown that the death of dopaminergic neurons by alpha-synuclein is due to a defect in the machinery that transports proteins between two major cellular organelles — the endoplasmic reticulum (ER) and the Golgi apparatus. Certain proteins like Rab1 may reverse this defect caused by alpha-synuclein in animal models.
Excessive accumulations of iron, which are toxic to nerve cells, are also typically observed in conjunction with the protein inclusions. Iron and other transition metals such as copper bind to neuromelanin in the affected neurons of the substantia nigra. Neuromelanin may be acting as a protective agent. The most likely mechanism is generation of reactive oxygen species. Iron also induces aggregation of synuclein by oxidative mechanisms. Similarly, dopamine and the byproducts of dopamine production enhance alpha-synuclein aggregation. The precise mechanism whereby such aggregates of alpha-synuclein damage the cells is not known. The aggregates may be merely a normal reaction by the cells as part of their effort to correct a different, as-yet unknown, insult. Based on this mechanistic hypothesis, a transgenic mouse model of Parkinson's has been generated by introduction of human wild-type alpha-synuclein into the mouse genome under control of the platelet-derived-growth factor-β promoter.
A recent view of Parkinson's disease implicates specialized calcium channels that allow substantia nigra neurons, but not most neurons, to repetitively fire in a "pacemaker" like pattern. The consequent flooding of calcium into these neurons may aggravate damage to mitochondria and may cause cell death. One study has found that, in experimental animals, treatment with a calcium channel blocker isradapine had a substantial protective effect against the development of Parkinson's disease.

Diagnosis

18F PET scan shows decreased dopamine activity in the basal ganglia, a pattern which aids in diagnosing Parkinson's disease.
Typically, the diagnosis is based on medical history and neurological examination conducted by interviewing and observing the patient in person using the Unified Parkinson's Disease Rating Scale. A radiotracer for SPECT scanning machines called DaTSCAN and made by General Electric is specialized for diagnosing Parkinson's Disease, but it is only marketed in Europe. Due to this, the disease can be difficult to diagnose accurately, especially in its early stages. Due to symptom overlap with other diseases, only 75% of clinical diagnoses of PD are confirmed to be idiopathic PD at autopsy. Early signs and symptoms of PD may sometimes be dismissed as the effects of normal aging. The physician may need to observe the person for some time until it is apparent that the symptoms are consistently present. Usually doctors look for shuffling of feet and lack of swing in the arms. Doctors may sometimes request brain scans or laboratory tests in order to rule out other diseases. However, CT and MRI brain scans of people with PD usually appear normal.
Clinical practice guidelines introduced in the UK in 2006 state that the diagnosis and follow-up of Parkinson's disease should be done by a specialist in the disease, usually a neurologist or geriatrician with an interest in movement disorders.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Cách đo áp huyết và đường để biết chữa bệnh thành công h

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 2 14, 2015 10:58 pm

Kính chào ông Nam,

Xin chân thành cám ơn Ông đã có công lao viết nên những lời Y Học qúy giá cho đại chúng cùng tham khảo và học hỏi.

Tôi là một đệ tử trung thành trong nhóm KCYĐ do Thầy Ngọc chủ xướng. Chưa đủ duyên để tiến xa trở thành Y Sỹ chữa bệnh cho tha nhân, nhưng tôi đã áp dung phương pháp KCYĐ từ năm 2002 đến nay để tự chữa trị cho bản thân và chứng thực sự mầu nhiệm của môn KCYĐ thần diệu này.

Nhân dịp Lễ Hội TÌNH YÊU, với sức khỏe vô cùng khả quan, nên tôi được an hưởng tuổi hưu trí, vui vầy trong hạnh phúc gia đình cùng chồng/các con/và 6 cháu Nội tại Ottawa, Canada. Ấy là nhờ công đức thánh thiện do Thầy Ngọc reo rắc khắp nơi cho nhân loại vậy. Xin thành kính ghi khắc công ơn này.

KÍNH CHÚC SỨC KHOẺ VẠN NĂNG
NĂM MỚI ẤT MÙI AN KHANG THỊNH VƯỢNG.


Bà Văn Phụng Loan
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách