Video bài giảng 7 tại Thụy Điển

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Video bài giảng 7 tại Thụy Điển

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 9 16, 2014 1:45 pm

Video bài giảng 7 tại Thụy Điển

https://www.youtube.com/watch?v=4riqjgp7gT0

Giải thích :

1-Kỹ thuật chữa bệnh mờ mắt, mù mắt.
Ở phút đầu
Căn bản có 7 huyệt để điều chỉnh thị lực mắt ( xem hình vẽ trên bảng):
Huyệt số 1 : Toản Trúc nơi đầu lông mày
Huyệt số 2 : Ngư Yêu nơi giữa lông mày thẳng con ngươi lên.
Hai huyệt này phải châm nặn máu để thử đường trên mắt nếu nằm trong tiêu chuẩn từ 6.0-8.0mmol/l dù lúc no hay lúc đói, thì mắt không có bệnh, thị lực tốt.
Nếu đường-huyết ở hai huyệt này trên 8.0mmol/l là mắt mờ, càng dưới 6.0mmol/l là mắt càng mù dần, đến 2.0-3.0mmol/l là mù.
Còn 5 huyết sau không được châm nặn máu, nếu châm trúng vào tĩnh mạch sẽ vỡ tiểu cầu làm sưng bầm mắt., nếu không châm thì không nguy hiểm gì:
Huyệt số 3 : Ty Trúc Không cuối lông mày.
Huyệt số 4 : Cầu Hậu, nằm trên xương hốc mắt dưới bên ngoài điểm giữa con ngươi và khóe mắt ngoài.
Huyệt số 5 : Thái Dương nơi chỗ lõm phía ngoài đuôi mắt.
Huyệt số 6 : Dương Bạch là điểm giữa từ Ngư Yêu lên chân tóc trán.(Dương Bạch nó cũng có nghiã là sáng như ban ngày.)

Khi châm nặn máu 2 huyệt 1,2. thì tất cả 6 huyệt đều phải day theo thứ tự như sau :
Số 1 bên phải, rồi bên trái
Số 2 bên phải rồi bên trái,
Số 3 bên phải rồi bên trái
Số 4 bên phải rồi bên trái
Số 5 bên phải rồi bên trái
Số 6 bên phải rồi bên trái
Dùng ngón tay cái ấn đúng ngay vào huyệt với 1 lực vừa không yếu qúa, không mạnh qúa, theo vòng tròn nhỏ thuận theo chiều kim đồng hồ 18 lần, huyệt nào đau là nơi đó bị tắc khí huyết không thông vào nuôi mắt, có khi day huyệt đau làm chảy nước mắt là tốt.
6 huyệt này giống như bóng đèn cũ, khi day 6 huyệt này là đã thay 6 bóng đèn mới.
Huyệt thứ 7 sau đầu nằm trên Mạch Đốc đường giữa đầu trên giao điểm với đường thẳng ngang hai đỉnh tai, day huyệt này 18 lần mạnh giống như thay pile mới mạnh hơn.
Sau khi day xong 7 huyệt, chúng ta sẽ thấy mắt sáng từ từ và nhìn rõ nét hơn.

Quan sát kỹ những thao tác châm nặn máu và day huyệt trên bệnh nhân mẫu :
Bút châm thử tiểu đường để số 2 châm nông thì khi châm không bị đau.
Tiêu chuẩn đường sau khi ăn đường-huyết có thể lên đến 12.0mmol/l là bình thường. Nhưng mắt phải điều tiết lúc no cũng như đói, nó chỉ cần giữ trong tiêu chuẩn 6.0-8.0mmol/l thì mắt tốt.

Châm và thử đường huyệt số 1 bên phải 10.5mmol/l, bên trái 10.9mmol/l
Châm và thử đường huyệt số 2 bên phải 11.2 mmol/l, bên trái 10.9mmo/l
Xem kỹ thuật ấn day 7 huyệt theo hình vẽ trên bảng.

Đúng ra, khi bệnh nhân có đường-huyết cao thì bệnh nhân phải tập bài "Đi cầu thang" trước, cho đường huyết xuống, rồi day huyệt chữa mắt thì mới có kết qủa nhiều hơn.

Học viên thực tập chữa mắt cho nhau.

2-Kỹ thuật chữa tai ù, điếc, lãng tai...
Ở phút 12:25
Lỗ tai mình ví như cánh cửa buồng. Nếu cửa buồng đóng mình ở bên trong sẽ không nghe được tiếng người nói chuyện bên ngoài, nếu cửa buồng mở ra ít thì nghe tiếng nói bên ngoài được, nhưng không rõ, nếu cánh cửa buồng mở rộng lớn tối đa thì sẽ nghe rõ ràng hơn.
Lỗ tai mình ví như cửa buồng, khi dùng hai ngón tay trỏ nhét vào hai lỗ tai của một người để khám xem tai nào điếc hay nghe không rõ, thì chính họ có lỗ tai bên hẹp, bên rộng, bên hẹp là bên bệnh nghe không rõ. Tại sao vậy, đông y thường nói : Thận hư thì tai điếc.
Như vậy đông y đã phát hiện ra chứng bệnh tai điếc do thận khí của một bên thận bệnh không đủ khi xông lên tai để mở rộng lỗ tai, nên cửa buồng là lỗ tai hẹp lại.
Cách chữa ngọn là thông rộng lỗ tai, cách chữa gốc là bổ thận và tập khí công bài "Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng 200-600 lần sau khi ăn 30 phút, và tập thêm bài "Đứng Tấn Nạp Khí ngũ hành" 1-5 phút, giúp thận khí thông lên tai.

Kỹ thuật chữa ngọn :
a-Dùng hai ngón tay trỏ của mình đút vào lỗ tai, ngoáy lỗ tai đang hẹp lại trở thành to tròn rộng ra. Ngoáy lỗ tay quay tròn móc ngón tay lên, mình có cảm tưởng ban đầu lỗ tai bên hẹp có hình bầu dục hay hình thoi hay hình chữ nhật đứng, khi cho ngón tay xoay ngang cho rộng chiều ngang móc lên cho lỗ tai thành hình tròn và rộng to ra thì đúng.
b-Dùng ngón tay cái của mình đặt vào huyệt Thính Cung trước cạnh tai bệnh nhân, rồi bảo bệnh nhân há miệng ra, tự nhiên sẽ cảm thấy có chỗ lõm vào dưới ngón tay cái của mình. Như vậy khi ngậm miệng thì huyệt Thính Cung đóng lại, khi bệnh nhân mở miệng ra huyệt Thính Cung mở ra, nơi huyệt này sát ngay màng nhĩ là màng trống, chúng ta dùng ngón tay giữa của tay kia búng vào ngón tay cái của mình, nó sẽ tạo tiếng vang bục bục đánh vào màng trống trong tai bệnh nhân khiến bệnh nhân giựt mình, là bệnh nhân đã nghe rõ, búng 10 lần, bảo bệnh nhân khi nghe tiếng động trong tai lúc búng kêu bục bục, là thính lực bệnh nhân đã được phục hồi.

Có thể làm lại nhiều lần.
c-Duy trì thính lực bệnh nhân phải tập luyện như sau :
Tánh nghe của mọi người vẫn có không mất, nó mất không nghe được do thận khí hư, hay bị tắc do vật cản màng trống, hay do tiếng nói có tần số âm thanh lớn hơn tần số mà khả năng tai chỉ có thể nghe được tần số âm thanh thấp. Do đó người bị điếc phải dùng máy nghe khuyếch đại âm thanh mới nghe được. Mà thận khí tai càng yếu lại không nghe rõ, lại cần phải máy khuyếch đại lớn hơn, như vậy là thận vẫn không được chữa để phục hồi chức năng thận khí.
Khí phục hồi chức năng thận khí mạnh thì tai có thể nghe được những âm thanh nhỏ, tần số thấp.
Đó là nguyên tắc chữa tai điếc là phải phục hồi thận khí theo 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Điều chỉnh Tinh :
Điều chỉnh thức ăn thuốc uống: Không nên uống nhiều nước làm thận dư nước không chuyển hóa kịp làm thận ứ nước làm mất thận khí lên tai, khi thận ứ nước làn thận nở to gây ra bệnh đau mỏi lưng. Đó là lý do tại sao không được uống nhiều nước theo phương pháp của tây y, mà cần phải làm cho nước bốc hơi thành khí bằng cách dùng Phụ Tử Lý Trung Hoàn hay ăn Thận hấp tiêu.
Tối truớc khi đi ngủ ngậm 10 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn làm ấm thận chuyển nước trong thận thành khí, thận hết sưng, không bị đi tiểu đêm, không bị ù tai, ve kêu trong tai.
Mua trái thận heo, bổ đôi mở ra, lóc màng gân mỡ trắng bên trong, rửa sạch, cho 50 hột tiêu đen rồi úp thận lại, bỏ vào trong chén, hấp trong nồi cơm, khi cơm chín là thận chín. Lấy ra 40 hột tiêu phơi khô, còn 10 hột ăn chung với thận chấm muối cho hết. Sau dó 4 tối, mỗi tối uống 10 viên thuốc tiêu đã phơi khô, đó là thuốc bổ thân để chữa đau lưng, thận hư, tai điếc, tiểu đêm.

Điều chỉnh Khí :
Tự mình có thể ngoáy rộng lỗ tai, xong dùng hai ngón tay trỏ bịt nhẹ lỗ tai lại, rồi tập khí công, niệm A Di Đà Phật hay A Lê Lui A, ( người ngoại quốc thì niệm A-mi-ta-bha) nhỏ tiếng cho tai mình nghe, mà người ngồi bên cạnh không nghe, chúng ta sẽ thấy tai nghe rất rõ như nghe tiếng nói trong một hang động, nếu chúng ta càng nói lớn hét ra tiếng thì tai nghe lại càng nhỏ như tiếng vọng rất xa bên ngoài tai, còn càng nhỏ tiếng lại càng nghe rõ ở trong tai, khi càng nhỏ tiếng càng nghe rõ, thì khi buông hai tay không bịt tai thì tiếng nói bên ngoài dù nhỏ đến đâu cũng nghe rõ, sẽ không cần phải dùng máy khuyếch đại âm thanh cho tai.

Điều chỉnh Thần :
Khi niệm A Di Đà Phật hay A Lê Lui A hay A-mi-ta-bha là cũng đang luyện thần tin vào một đức tin tôn giáo.

Học viên thực tập.

3-Chữa đau đầu gối, lưng.
Ở phút 22:20
Nguyên nhân đau đầu gối :
a-Thiếu chất nhờn, khô khớp gối, thiếu máu, thiếu đường.
b-Do uống nước nhiều làm đầu gối ứ nước trong đầu gối, bác sĩ thường rút nước đầu gối, nhưng nó lại có nước lại.
c-Do va chạm chấn thương gân xương, bong gân, sưng gối

Cách chữa :
a-Nằm úp, xếp chân hình con ếch để khi gập gót chân bệnh nhân vào mông sẽ không bị trật bong gân đầu gối, rồi day lắc lưng mông cho thông khí huyết vào gối.
b-Móc ép háng dựt lên, bên chân gối bị đau và lắc gối cho gót chân chạm được vào mông.
c-Day đau 2 ngón chân thứ 4,5 trong khi đang ép gót chân vào mông.
d-Bệnh nhân ngồi trên giường duỗi thẳng chân đau ra phía trước, kê gót chân cao 10cm để cho đầu gổi cao hơn mặt giường 10cm, rồi người chữa dùng hai bàn tay ấn đè đầu gối bệnh nhân nhúng lên nhúng xuống đụng sát mặt giường cho giãn gân thần kinh và xương đầu gối.
e-Bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối Thổi Ra Lảm Mền Bụng được mà không đau là khỏi bệnh.

Thực tập trên bệnh nhân. Xem kỹ thuật ép gối. Phát hiện ra bệnh nhân làm mẫu này không phải bệnh đau đầu gối do sưng tắc nghẽn khí huyết mà do thiếu khí huyết xuống gối.

Trường hợp này là chân không có khí lực huyết lực lại chữa cách khác, là ép gối chêm bàn chân của mình vào, ép gối bệnh nhân cảm thấy đau mà biết tự động phản xạ là bệnh nhân phải dồn khí huyết xuống gối để chống đau. Bệnh nhân cũng không có phản xạ.

Nguyên nhân bệnh của bệnh nhân này do thiếu đường nuôi thần kinh. Chà lòng bàn chân cho đau mà bệnh nhân cũng không cảm nhận giao cảm nên không có phản xạ do thiếu máu thiếu đường.
Thử châm vào huyệt nơi góc móng chân xem bệnh nhân có phản xạ giựt lại hay không, cũng không có phản xạ, thì bệnh nhân thuộc bệnh liệt kháng.

Như vậy bệnh đau đầu gối này do nguyên nhân áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường thì dù có tập khí công, đi châm cứu, nắn xương, uống thuốc, đều vô ích tốn tiền mà không có kết qủa, nếu không chữa gốc là bổ máu, bổ khí, bổ đường làm tăng 3 con số của áp huyết lọt vào tiêu chuẩn tuổi của đông y khí công mới khỏi bệnh : Khi lực/Huyết lực/Đường.

4-Bệnh Sida là gì, làm sao phát hiện bệnh Sida ?
Cảnh báo nguyên nhân liệt kháng do uống thuốc giảm đau liều cao làm mất sức đề kháng thành bệnh liệt kháng, thử không có virus HIV.
Ở phút 36:10
Tên Việt Nam bệnh Sida gọi là bệnh liệt kháng, có nghĩa là sức đề kháng bệnh nhân không có.
Hệ thần kinh con người có hai chức năng giao cảm và phản xạ.
Khi day bấm huyệt, hay châm nặn máu, hay hơ cứu, bệnh nhân không có cảm giác đau, nóng... là bệnh nhân thiếu đường trong máu do uống thuốc làm hạ đường-huyết khiến đau nhức thần kinh gân cơ toàn thân bên trong, nhưng đụng gây đau từ bên ngoài tác động vào da thì không biết đau. Nhưng sau khi cho uống đủ đường nuôi thần kinh, thì thần kinh dẫn truyền cảm giác đau lên não nhận biết đau thì tức khắc thần kinh phản xạ tạo ra sự chống đối giựt tay chân lại không cho bị đau là hệ thần kinh còn tốt.
Trường hợp liệt kháng là mất sức phản xạ, sức đề kháng chống lại hay tránh né, chỉ có thần kinh giao cảm còn hoạt động tốt.
Thí dụ châm đau bệnh nhân kêu đau, hay hơ cứu nóng bệnh nhân kêu la nóng, nhưng không có dẫy dụa tránh né giựt tay chân ra để khỏi đau, chỉ kêu lên đau qúa bỏ ra, nóng qúa bỏ ra, mặc dù đối với người khác thì cái đau cái nóng vẫn còn an toàn khoảng 30 độ C, mình dặn bệnh nhân khi cảm thấy đau hay nóng thì không cần phải nói đau bỏ ra, hay nóng qúa bỏ ra, mà phải tự mình tránh ra, rút tay rút chân giựt ra, nhưng bệnh nhân trả lời "Không có sức", chứng tỏ bệnh nhân đã bị bệnh liệt kháng.

Tôi đã chữa 1 bệnh nhân người ngoại quốc như thế, bệnh nhân khai thật: Tôi bị bệnh Sida.
Chỉ cần cho họ uống bổ máu, bổ đường, tập bơi lội, tập khí công, 6 tháng sau cơ thể có sức đề kháng mạnh, có sự phản xạ nhanh mạnh tức thời, nhanh nhẹn.

Bây giờ thử bệnh nhân mẫu này, châm đau không có sức đề kháng.
Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, cũng không có sức để tập. Thử tập bài Đứng Tấn Nạp Khí Ngũ Hành làm tăng sức đề kháng mà bệnh nhân cũng không có sức phải ngồi bệt xuống đất không có sức đứng lên.
Bệnh nhân này khai do uống nhiều thuốc giảm đau (thuốc mạnh hơn morphine) chữa ngọn bệnh chỉ làm liệt chức năng thần kinh cho không biết đau, mà không chữa vào nguyên nhân gốc tại sao đau, phải uống thuốc giảm đau nhiều năm, làm chết dần hệ thần kinh giao cảm và phản xạ, chức năng tạng phủ yếu dần không hấp thụ chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, không đủ đường-huyết gây đau, hệ thần kinh suy yếu dần, thấp dần, sẽ mất sức đề kháng thành bệnh liệt kháng.

5-Đau đầu gối và thần kinh tọa
Ở phút 46:25
Cũng áp dụng bài chữa đầu gối như trên, nhưng để ý khi nằm để chân hình con ếch ép đầu gối vào mông thì bệnh nhân vừa đau đầu gối không ép gót chân vào mông được vừa bị chổng mông cao lên là có bệnh thần kinh tọa, bên nào ép gót chân vào mông mà mông không bị chổng lên là bên chân đó không bị bệnh thần kinh tọa.
Xem kỹ thuật chữa trên video.
Khi ép chân bên này sẽ có phản xạ chân bên kia là tốt
Khi ép gối thì bệnh nhân thổi hơi ra theo có hai công dụng vừa giảm đau vừa làm thư giãn gân cơ thần kinh mềm ra gót chân khi ấn vào mông sẽ không đau.
Ngồi đè bắp chân trong của bệnh nhân rồi cào lòng bàn chân bệnh nhân cảm thấy đau thì khí xuống chân thay vì khí chạy xuống đầu gối, nhưng vì mình ngồi giữ không cho đầu gối nhúc nhích thì khí phải chạy thẳng xuống bàn chân, có nghĩa là khí đã chạy mạnh thông qua khớp gối để chạy xuống chống đau nơi gan bàn chân đang bị cào đau, thế là khí huyết đã thông.
Bệnh nhân tiếp tục tập bài Kéo Ép Gối, bệnh nhân cho biết hết đau.

Một bệnh nhân khác cũng khai đau đầu gối, nhưng khi ép gót chân vào mông không đau thì không phải là bệnh đau đầu gối mà do cơ thể thiếu máu, thiếu đường.
Còn nếu nghi ngờ bệnh nhân liệt kháng thì thử bấm đau ngón chân bên này mà chân bên kia không nhúc nhích là do uống thuốc giảm đau làm làm cơ thể mất sức đề kháng.
Bệnh nhân này khi bấm đau chân kia, chân này phản ứng co giật là không có bệnh liệt kháng, đau chỉ do nguyên nhân thiếu máu thiếu đường áp huyết thấp vì tây y không có tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi và do nguyên nhân hiện nay tây y hạ thấp tiêu chuẩn đường xuống thấp qúa gây ra bệnh thời đại đau nhức thần kinh gân cơ, loãng xương, mắt mù, chóng mặt hoa mắt, mất tri nhớ, hay mệt, xuất mồ hôi, ưa buồn ngủ, ăn không tiêu ợ hơi, đau bao tử, hư đường ruột, bón giả, không có năng lượng sức lực làm việc....là những nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nan y hay bệnh ung thư.
Có thể vài chục năm sau tây y mới thống kê hậu qủa của nhiều bệnh gây ra do thiếu đường vì tiêu chuẩn hạ đường-huyết qúa thấp.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách