Video bài giảng 2 tại Thụy Điển

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Video bài giảng 2 tại Thụy Điển

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 9 03, 2014 6:12 pm

Video bài giảng 2 tại Thụy Điển

https://www.youtube.com/watch?v=9w2mgvZwopk

Giải thích :

1-Cách chữa mắt : Lý thuyết .
Ở phút đầu.
Trong bài giảng có 5 huyệt trên mắt và 1 huyệt sau đỉnh đầu theo hình vẽ trên bảng.
(Sẽ bổ túc sau huyệt Dương Bạch thuộc kinh Đởm do cholesterol làm thành catarac là 6 huyệt trên mắt)

2-Cách khám bệnh tay đau do đường kinh nào trên tay và cách chữa :
Ở phút 12:50
Đau tay có nhiều nguyên nhân không biết đau ở đâu nhưng để ý dấu hiệu khác nhau để nhận biết do đường kinh ở ngón nào để thông khí huyết thuộc đường kinh ấy thì khỏi bệnh :
a-Với tay ra phía trước đau, do đường kinh ngón tay cái.
b-Dơ thẳng cánh tay lên trước mặt lên trời thấy đau là do đường kinh ngón tay trỏ.
c-Dơ cánh tay ngang ra đi thẳng lên đầu đau là do đường kinh ngón tay giữa.
d-Đưa cánh tay quặt ra phía sau lưng đau do đường kinh ngón thứ tư.
e-Đưa bàn tay ra sau lưng mà không đưa cao lên trên được vì bị đau do đường kinh ngón tay út.

Cách chữa :
Đau đường kinh của ngón tay nào thì dùng hai ngón tay bóp day vào hai bên móng đầu ngón tay đó cũng thuận chiều dơ cánh tay, thì khỏi bệnh.

Tuy nhiên nếu áp huyết thấp hay đường thấp dưới tiêu chuẩn tuổi thì phải chữa gốc bệnh là bổ máu tăng đường. Áp huyết cao phải tập bài đi cầu thang, uống Pepsi. Còn áp huyết và đường trong máu thiếu tiêu chẩn thì bị đau lại do dường kinh ấy không đủ khí huyết tuần hoàn.

3-Thực hành cách chữa trật khớp vai làm bên vai cao bên vai thấp.
Ở phút thứ 19:09
Bên vai nhô cao là do trật khới vai làm hai vai bị lệch, vai bên trật khới rút ngắn vai. Xem cách chữa trong video.

4-Thực tập chữa bệnh mắt làm sáng mắt.
Ở phút 20:40
Các bệnh về mắt cườm, cận viễn thị, lòa mắt, mờ mắt. Day mỗi huyệt thuận chiều kim đồng hồi 18 lần
Hai chấm đen ở huyệt 1,2 phải nặn máu thông khí và huyết vào mắt trước, xong tất cả các huyệt day thứ tự từng huyệt, mỗi huyệt day18 lần thuận..Đo đường để xem bệnh nhân có ăn đủ đường hay không, thiếu đường thì dù có day huyệt cũng vẫn bị mờ mắt hay mù mắt trở lại.

5-Cách thay đổi thức ăn làm tăng hay giảm áp huyết, tăng hay giảm đường.
Ở phút 25:57

Ý nghĩa của 3 số đo áp huyết trong tiêu chuẩn đói và no.
Thí dụ trung niên và lão niên
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Số thứ nhất chỉ tâm thu, đông y gọi là khí lực, số thứ hai tâm trương đông y gọi là lượng máu qua tim, số thứ ba nhịp tim, đông y gọi là hàn nhiệt
Thí dụ số thứ nhất chỉ khí lực từ 130 đến 140 là áp huyết thay đổi trong tiêu chuẩn tuổi tùy theo lúc no hay lúc đói ở bên tay trái và ngược lại với bên tay phải.

Máy đo áp huyết thử được những thức ăn nào mỗi ngày làm thay đổi áp huyết tốt hay xấu. Khi đo áp huyết số giữa tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn là dư thừa máu và mỡ.
Khi số này lớn thì cũng phải đo áp huyết ở chân.

6-Cách đo áp huyết ở chân tìm nguyên nhân đau chân, nguyên nhân suy tim, suy thận phải lọc thận :
Ở phút thứ 26:10
Khi đo áp huyết trên tay có số thứ hai lớn hơn tiêu chuẩn thì phải đo cả chân.
Cũng đo chân khi có các bệnh về đau chân để tìm nguyên nhân.
Khi đo chân ở phía cổ chân trong trên mắt cá mới bắt được mạch, dây máy đo cũng hướng về tim như đo ở tay.
Áp huyết tay chân số thứ hai và thứ ba giống tiêu chuẩn, nhưng khí lực ở chân phải cao hơn tay 10mmHg.
Thí dụ ở tay là
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
thì áp huyết tiêu chuẩn ở chân số khí lực thay đổi là :
140-150/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nếu khí lực thấp thì chân không có sức, sẽ bị té ngã, thường những bệnh nhân uống thuốc trị cao áp huyết xuống thấp thì khi đi chân yếu thiếu sức sẽ bị té ngã suốt ngày

Một bệnh nhân làm mẫu, đo áp huyết chân trái có kết qủa là :
167/82mmHg 87. Nhịp tim cao, tâm trương đúng, tâm thu cao.

Áp huyết chân phải đo đuợc :
154/81mmHg 81

Không biết chân nào đau thì hỏi bệnh nhân, nên bệnh nhân chính là thầy thuốc của mình. Bệnh nhân này cho biết chân trái đau, thì chúng ta có kinh nghiệm ngay, vì chân trái khí lực 167mmHg cao hơn chân phải khí lực 154mmHg. Kết luận chân trái cứng hơn chân phải nên bị đau. .

7-Cách chữa bệnh bằng dinh dưỡng được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết, máy đo đường.

Có người hỏi tại sao phải đo áp huyết 2 tay. Nhắc lại đo bên tay trái đo sự thay đổi áp huyết đúng hay sai lệ thuộc vào thức ăn, món ăn hay thuốc uống nằm trong bao tử.
Đo bên tay phải xem áp huyết thay đổi do sự hấp thụ chuyển hóa thức ăn đúng hay sai của gan.

Khi muốn thử thức ăn thuốc uống đúng sai, như ăn sầu riêng, trái hống, chè sầu riêng...nên đo áp huyết trước và sau khi ăn để so sánh sẽ biết thức ăn đó làm tăng hay giảm áp huyết và đường.

KCYĐ khám phá ra bất kỳ cái đau nào trong cơ thể đều do thiếu đường so với tiêu chuẩn lúc đói và lúc no. Lúc đói đường thấp dưới tiêu chuẩn 6.0mmol/l thì đau, lúc no dưới tiêu chuẩn no dưới 8.0 thì vẫn bị đau, so với đường tiêu chuẩn lúc đói tử 6.0-8.0mml/l, lúc no từ 8.0-12.0mmol/l.
Khi trong máu thiếu đường sẽ bị đau nhức thần kinh, mắt ưa nhắm, buồn ngủ, sụp mí mắt, mắt mệt mỏi, xuất mồ hôi trộm, mồ hôi lạnh, ngay cà mồ hôi tay... …

Nếu áp huyết số thứ nhất khí lực chân bằng tiêu chuẩn, nhưng số thứ hai chỉ lưu lượng huyết lớn hơn tiêu chuẩn thì là bệnh phình tĩnh mạch chân, hậu qủa sẽ suy tim sẽ suy thận thì phải lọc thận.

8-Nguyên nhân ung thư :
Ở phút 44:37
Thí dụ trẻ em nặng 5kg cơ thể cần 1 lít máu nuôi 5 kg tế bào, càng lớn tế bào trong cơ thể phát triển càng nhiều, càng nặng thì cần nhiều lượng máu hơn để nuôi dưỡng đủ cá tế bao, thì áp huyết cũng tăng theo tuổi, như 20 kg cần 2 lít máu, 40kg cần 3-4 lít máu, 50kg cần 4-5 lít máu...
Thí dụ cơ thể có 4 lít máu mà người nhỏ ít kg thì có phải áp huyết sẽ cao hơn tiêu chuẩn không, còn 1 người nặng 50-60kg chỉ có 1 lít máu thì áp huyết phải thấp do thiếu máu không đủ nuôi 60 kg tế bào, như vậy 60 kg tế bào chỉ có 1 lít máu nuôi thì không thể phát triển và tế bào không thể khỏe mạnh như người bình thường đủ máu, nên tế bào sẽ yếu dần bị cô lập thành khối trở thành tế bào ung thư. Có những tế bào quan trọng cần nhiều máu để duy trì sự sống như tim, thận, phổi cần nhiều máu, nó sẽ thu nhiều máu hơn, những tế bào khác sẽ bị bỏ đói lại trở thành tế bào ung thư, nên sau khi chữa trị xong nơi này thì nơi khác lại bị ung thư mà tây y gọi là di căn.
Như vậy ung thư được biết trước khi cơ thể thiếu máu và thiếu đường hiện ra số đo áp huyết của người lớn trung niên lão niên chỉ có khí lực và máu thấp chỉ bằng áp huyết ít hơn em bé mới sanh khí lực 80mmHg, máu qua tim 55-60mmHg và đường-huyết 2.5-3.5mmol/l gây đau nhức toàn thân là đang bị bệnh ung thư.

9-Cách chữa bệnh theo KCYĐ là cách chữa bệnh bằng cơ hơc chứ không phải y học.
Ở phút 45 24
Nếu chúng ta tuổi trung niên, lão niên có áp huyết khoảng 100mmHg khi ăn không đủ chất bổ máu, ăn sai, ăn không tiêu, không hấp thụ chuyển hóa, chán ăn, bỏ ăn, chỉ uống sữa ensure, không tạo thêm máu và khí lực, chúng lại biến thành đàm kết khối trong mạch máu trở ngại tuần hoàn, các tế bào bị bỏ đói kết thành khối u hình thành bệnh ung thư khi áp huyết tụt thấp dần xuống 80mmHg.
Ngoài ra chúng ta lại còn bị vô minh che lấp uống đủ loại thuốc chữa cao áp, tiểu đường, loãng xương, mất ngủ, đau nhức, loãng máu, cao mỡ, thuốc bao tử ăn không tiêu, bón, thuốc tiểu đêm...đều tống vào bao tử đã mất chức năng co bóp để được chuyển hóa dẫn thuốc đến nơi bệnh cần chữa, bao tử trở thành thùng rác chứa đủ loại thuốc tổng hợp nó gây ra phản ứng hóa học thành độc tố hình thành ung thư bao tử nhanh hơn, cũng như thư nhiều nơi gửi tới cho nhiều người đều nằm trong bưu điện mà không có người đi giao thư. Bưu điện trở thành nơi chứa rác. Đó là lý do tại sao uống thuốc hoài mà thuốc không chuyển hóa để giảm bệnh, mà bệnh càng nặng thêm.

Cách chữa theo KCYĐ trong trường hợp này không dùng thuốc nào để chữa được, cần phải dùng phương pháp ngưng xả thêm rác mà phải dọn dẹp rác tống những thức ăn thuốc uống kết thành khối u trong bao tử ra ngoài cơ thể bằng động tác tập khí công Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng, dùng thuốc tẩy rửa là nước uống Coca có chất ga moi móc thức ăn xấu những thuốc ứ đọng trong bao tử và ruột, vừa làm tăng khí lực áp huyết vừa chống mệt khi tập khí công.
Như vậy tập khí công chữa bệnh là phương pháp cơ học chứ không phải y học nên không có hại như thuốc có phản ứng phụ.
Bài tập khí công và hai loại nước uống Coca hay Pepsi giúp các cơ quan nội tạng trong cơ thể co bóp tẩy rửa tống những chất dư thừa, mỡ, thức ăn tạo trở ngại cho tuần hoàn khí huyết, lại làm tăng hay giảm khi lực, lại vừa chống mệt mỏi khi tập, chỉ là phương pháp tẩy rửa cơ học để chữa bệnh tiêu hóa và điều chỉnh áp huyết phối hợp thêm với phương pháp dinh dưỡng đuuuợc theo dõi bằng máy đo áp huyết để lúc nào cũng giữa đúng 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần hòa hợp để cho ra con số áp huyết khí lực/máu/Nhịp tim đúng tiêu chuẩn tuổi thì không bao giờ chúng ta bị bệnh.

10-Cách chữa bằng cơ học : Cách bó 2 chân đi cầu thang để chữa các bệnh liên quan đến thần kinh tọa, đau lưng, chân, chân dài chân ngắn..

Ở phút 47:35
Dùng băng thung quấn bó chân từ mắt cá chân quấn lỏng từ từ quấn chặt lên bắp chân và hơi lỏng quấn lên sát đầu gối. Xem video hướng dẫn cách bó chân.
Chữa được các bệnh chân ngắn chân dài, thần kinh tọa, đau lưng, đau tê nhức, lạnh chân đau gối, gót chân, phình tĩnh mạch, hở van tim, tim thiếu máu do mất một lượng máu tụ đọng dưới chân do van tĩnh mạch chân phình hở van nên số máu dưới chân không hoàn trả về tim để thay máu mới, máu đọng dưới chân là máu xấu thiếu oxy làm hư da thối thịt ở chân, đen thâm các ngón chân.
Nhờ bó chân và tập bài “Đi cầu thang 10 bậc” đi lên-đi xuống là 20 bậc, đi 30 lần, cơ bắp chân khi đi cầu thang sẽ bóp bơm máu lên thận lọc máu rồi về gan lên tim tuần hoàn nhận thêm oxy thành máu mới.
Khi tập đi cầu thang phải đo áp huyết xem cao hay thấp, đường đủ hay thiếu, để chọn xem uống Coca làm tăng áp huyết hay uống Pepsi làm giảm áp huyết, thêm đường chống mệt khi tập.
Một yếu tố quan trọng nhất là “ Thiếu đường làm co rút gân và thần kinh làm đau nhức”.
Hãy để ý cơ bắp chân trong 3 cách tập : Đi bộ. Đạp xe, và Đi cầu thang, thì cách nào cơ bắp chân co bó ép máu dưới chân về tim nhiều hơn. Dĩ nhiên là Đi Cầu Thang máu trở về tim nhanh hơn.
Khi tập đi cầu thang xong phải tháo băng quấn chân ra và chúng ta sẽ thấy chân ấm nóng lên chảy mồ hôi chân, không còn tê đau lạnh chân nữa, ngón chân móng chân đổi thành máu hồng tươi không nám thâm đen nữa.

Tạm ngưng ở phút 57:50, trở lại phút 1:03:05 sau khi bệnh nhân đi cầu thang xong. Tháo băng quấn chân.
Kiểm soát chân thấy nóng ấm ra mồ hôi và gân hai chân thư giãn hết bị co rút đau nên hai chân bằng nhau. Bệnh nhân tập Kéo Ép Gối chân vài lần cho khí huyết thông xuống chân, rồi bảo bệnh nhân đi thử để tìm chỗ nào còn đau. Bệnh nhân đi xong chỉ nơi đau, thuộc đường kinh ngón chân thứ tư, dùng hai ngón tay bấm day đầu ngón chân thứ thư, rồi lại đi để tìm điểm đau khác, nơi đó là huyệt Hoàn Khiêu, cần phải nằm tập bài “Đá gót chân vào mông” như một nữ bệnh nhân đang tập làm mẫu.
Các bài tập trên là chữa bệnh theo cơ học chỉnh thần kinh gân cơ.

Còn trường hợp huyệt bị tắc, mới dùng kim thử tiểu đường thay kim châm cứu châm vào nơi đau mà bệnh nhân chỉ, gọi là A-Thị-Huyệt.
Cấm kỵ châm kim vào quanh vùng mắt, và nhượng chân sẽ bị vỡ tĩnh mạch khiến nổi vết tím bầm.

Bệnh nhân này phải tập bài nằm Kéo Ép Gối tìm điểm đau, châm nặn ra máu bầm, sau khi châm tập thông khí huyết qua huyệt thần kinh tọa (Hoàn Khiêu) là bài Dâng Hoa Cúng Phật.

Bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 2 Nhịp xem có cúi khom lưng hai tay chạm được đến mặt đất hay không, nếu không là do thoái hóa cột sống lưng bị lệch, phải chữa chỉnh lại đoạn đốt sống lưng bị lệch làm tắc khí huyết không lưu thông được suốt đường kinh Đởm xuống chân, thì phải nằm ngửa ấn đè cho giãn gân đầu gối, và nắm bàn chân bẻ ngược lên cho giãn gân gót chân, rồi dùng dụng cụ có đầu tròn trơn, bôi dầu trơn vuốt cho khí huyết lưu thông.

Nguyên nhân đau thần kinh gân cơ do thiếu đường vì kiêng ăn đường sợ bị bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể không đủ đường nuôi gân cơ thần kinh thì thần kinh lại bị co rút gây ra cơn đau tái phát.

Bệnh nhân này áp huyết 145mmHg, đường sau khi ăn 8.9mmol/l là qúa thiếu, vì sau khi ăn phãi lớn từ 8.0-12.0mmol/l
Thử xem biết chân nào đau và cơ thể có thiếu đường hay không, tập bài “Dịch Cân Kinh 4 Nhịp” thì chân trái đau của bệnh nhân này thiếu khí lực, thiếu đường nên chân bị rung. Phải tập bài : Con Lật Đật “ hay còn gọi là Con Thuyền Bồng Bềnh.

Vuốt đưởng giữa hai bắp chân để sửa lại Cột sống lưng bị lệch, và vuốt cột sống theo chiều xuống nếu áp huyết cao (hoặc ngược lại theo chiều từ dưới lên nếu áp huyết thấp, cạo gió cũng theo chiều liên quan đến áp huyết.)

11-Hít vào nhiều hơn thở ra làm thành bệnh bướu cổ và bệnh suyễn do vị khí nghịch :
Ở phút thứ 57:50
Môt bệnh nhân bước ra trước ống kính, mọi người xem cô bị bệnh gì ? Là bệnh hít vào nhiều mà không thở ra nên hay bị mệt như suyễn, hít vào nhiều làm vị khí thay vì đi thuận là khí đi xuống ruột, nhưng vì ăn không tiêu vị khí đi nghịch đưa khí lên cổ họng thành bướu khí hình thành bướu cổ làm bệnh nhân thiếu khí lại tham hít vào để có khí mới tạo thành bệnh suyễn. Chỉ cần thở ra nhiều hơn hít vào thì bướu xẹp. Có bài làm tan bướu cổ là bài tập thể dục khí công : Vuốt cổ, vừa vuốt vừa niệm A-Di-Đà-Phật hay hát one,two,three...( hay A-Lê-Lui-A). Nhiều người tập sai, Vuốt cổ chứ không phải vuốt vai. Muốn tránh thói quen hít vào nhiều hơn thở ra thì dùng bông gòn nhét vào mũi thì sẽ không hít vào nhiều được.

Có bệnh nhân thắc mắc nếu bịt mũi không thở được chết thì sao ?
Chính bệnh nhân đó lên thử nghiệm xem khi bịt mũi để thở, chúng ta quan sát cô này nằm thở.
Khi thở tự nhiên thì cô có thói quen thở bằng ngực. Nhưng khi bịt mũi cô thở tự nhiên bằng miệng thì khí tự động vào bụng, như hơi thở lúc đang ngủ, như vậy đâu có chết được mà lại thấy khỏe hơn...Cô này xác nhận khi thầy bịt mũi thở bằng miệng thì không có chết !

12-Nguyên nhân tại sao bị suyễn và cách chữa :
Ở phút thứ 1:01:48
Có hai loại suyễn : Hit vào nhiều mà thở ra ít, và thở ra nhiết hít vào ít. Làm cho hơi thở ngắn, gọi là suyễn tức.
Cách chữa theo đông y là đối chứng trị liệu, có nghĩa là làm nghịch lại, hễ thở vào nhiều thở ra ít thì cho bệnh nhân thở ra nhiều, bằng cách bịt mũi thở bằng miệng. Ngược lại, thở ra nhiều thở vào ít thì ngậm miệng thở bằng mũi sẽ thở vào được nhiều.
Trường hợp bà bệnh nhân này, chúng ta xem bà thở thuộc loại suyễn nào để áp dụng cách chữa đúng.
Bệnh suyễn này là hít vào nhiều thì bịt mữi, hát A-D-Đà-Phật đều đều bằng miệng thì gân cơ cổ họng thư giãn, thần kinh phế-vị thư giãn, vì không dùng khí ở phổi mà dùng khí oỏ bụng sẽ hết suyễn.

13-Bệnh đau chân, nguyên nhân và cách chữa :
Ở phút 1:42:54
Tuổi 50, bà có áp huyết TT 100/65mmHg 74 TP 105/66mmHg 75
Thâp hơn tiêu chuẩn tuổi :

Bệnh này chữa không khỏi nếu không ăn đủ chất bổ máu làm tăng số thứ hai tâm trương 65-66 lên tiêu chuẩn 70-80, nếu không tập thể dục bài Dâng Hoa cúng Phật. Nhớ rằng khi đang tập bị mệt thì phải uống 1 ly Coca vừa làm tăng áp huyết vừa chống mệt tim.

Bệnh nhân khác khiếu nại tại sao nhịp tim tay trái 65, tay phải 75.
Nhịp tim liên quan đến đường, thì đường huyết lưu thông trong cơ thể không đều do thiếu tập để lưu thông lượng máu và đường tuần hoàn đều khắp cơ thể, phải tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp.

14-Tập thể dục khí công tập thể..
Ở phút 1:49:35


Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách