Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi vodanh » Thứ 3 Tháng 7 17, 2012 10:12 am

Cám ơn thầy tuancao.


Chúc thầy và mọi người sức khỏe - bình an - hạnh phúc.
vodanh
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 26, 2012 6:01 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi vodanh » Thứ 6 Tháng 7 20, 2012 10:02 am

Hôm nay đã là ngày thứ 9 nhịn ăn rồi. Kết quả vẫn chưa thấy gì
Không biết tại sao 2 ngày nay cháu bị ựa hơi liên tục.
Bụng đầy hơi và cảm giác không muốn uống nước chanh.

Cháu đã tâp nap khí trung tiêu 3 lần. Ép gối thở ra làm mềm bụng 3 lần = 600 cái.
Thế nhưng 2 ngày qua vẫn không có tiến triển gi.

Tối nay lúc chạy thể dục cháu thấy phía bên hông trái cạnh xương (dưới rốn 10cm) có cục gì cứng và đau lắm.Bình thường đè vào không đau.
Chỉ lúc chạy hoặc nhảy mới thấy đau.

Không biết cháu bị gì vậy ?
Mong mọi người giúp cháu
vodanh
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 26, 2012 6:01 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi vodanh » Thứ 2 Tháng 7 23, 2012 8:40 am

Chào mọi người.
Còn 4 tiếng nữa là đủ 12 ngày nhịn ăn.
Trong 12 ngày nhịn ăn cháu không có gì đặc biệt.
Mỗi ngày cháu uống 4lit nước + 16 trái chanh + 300g đường.

Đến giờ cảm giác thèm ăn vẫn không có
Cơ thể vẫn chưa được thanh lọc.
Trong 12 ngày cháu sút mất 4Kg.
Người không mệt.

Cháu muốn nhịn ăn thêm vài ngày nữa để cơ thể có cơ hội được thanh lọc.

Nếu nhịn tiếp thì có hại gì cho hệ tiêu hóa hay cơ thể không ?

Mong giải đáp.
vodanh
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 26, 2012 6:01 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 7 24, 2012 5:54 am

Chúc mừng bạn vodanh!
Đã sắp thành công rồi, bạn cố lên nhé.
Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu về nhịn ăn, để yên tâm và thêm nghị lực chiến thắng bản thân.

Nội dung hỏi: Phương pháp nhịn ăn chữa bệnh là gì? Các quy trình thực hiện phương pháp nhịn ăn?
Giáo sư Bs Lê Minh
Nguồn trích: Bách khoa thư bệnh học .
Trả lời:
Nhịn ăn là không ăn một thứ gì cho đến lúc cơ thể vừa hết thức ăn dự trữ. Phân biệt các cách nhịn ăn:

Nhịn ăn tuyệt đối (tuyệt thực) là không ăn, không uống, không đưa vào cơ thể bất kì dưới một thứ gì dưới hình thức nào.

Nhịn ăn hoàn toàn là không ăn gì, nhưng có uống mà chỉ uống nước trong thiên nhiên hoặc nước đun sôi rồi để nóng bằng thân nhiệt (370C). Phương pháp này còn gọi là nhịn ăn đơn thuần, thường dùng để chữa bệnh.

Nhịn ăn không hoàn toàn (giảm thực): ăn không đủ no, ăn không đủ để tiêu hao năng lượng.

Nhịn ăn từng phần (tiết thực): có ăn, nhưng ăn hạn chế, kiêng khem một số thức ăn hoặc chất dinh dưỡng nào đó như: kiêng đạm, mỡ, đường, chua, mặn v.v...
Trong những điều kiện tự nhiên cũng khó mà phân biệt giới hạn giữa nhịn ăn không hoàn toàn với nhịn ăn từng phần vì ăn không đủ thường phối hợp với sự rối loạn thành phần dinh dưỡng. Do đó, nhịn ăn từng phần thường chỉ thấy trong điều kiện thực nghiệm.
Nhịn ăn khác với đói ăn. Đói ăn là khi các thức ăn dự trữ đã tiêu thụ hết rồi mà vẫn cứ phải nhịn ăn, bắt buộc cơ thể phải đẩy mạnh quá trình tự phân nhờ các enzym nội bào. Lúc này các tế bào lành mạnh bị phân giải để nuôi các tế bào trọng yếu hơn làm cho cơ thể suy kiệt dần, dẫn đến đói ăn bệnh lí (giai đoạn tiêu thụ các mô lành). Tình trạng này thường xuất hiện trong những trường hợp thiếu ăn lâu ngày hoặc thành phần thức ăn không đủ các chất bổ dưỡng hoặc quá trình hấp thu thức ăn bị rối loạn dẫn đến những thay đổi bệnh lí chính trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ điều kiện xã hội (thiên tai, dịch họa, v.v...)
Nhịn ăn là quá trình phân giải, tiêu hóa các tế bào bệnh tật, các mô mỡ dư thừa, đem lại cho cơ thể sự điều hòa, tăng thêm khí lực, đó là sức khoẻ, là nhịn ăn sinh lí, là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên như thời gian ngủ đông (đông niên) hoặc ngủ hè (hạ miên) của một loạt những động vật có vú (chồn, nhím, chuột vàng v.v...) và các động vật lưỡng thể, những loại bò sát, các loại cá, côn trùng, v.v... Còn nhịn ăn ở người thì có nhiều mục đích.
Để tăng nghị lực (Pitago, nhà toán học thiên văn học xuất chúng, thế kỉ thứ VI (trước công nguyên) đã thực hiện nhiều đợt nhịn ăn dài ngày.
Để trau dồi tư tưởng, nâng cao trí tuệ (Xôcrat, nhà hiền triết nổi tiếng cổ Hi Lạp, thế kỉ V-IV tCn; Platon, học trò của Xocrat, thế kỉ IV-III tCn... đã thực hiện đều đặn những đợt nhịn ăn ngắn ngày).
Để hành đạo (Thánh Moise, nhịn ăn 40 ngày, Chú Christ, 49 ngày; Đức
sĩ Dattha “Gautama Siddattha” 49 ngày; Muni Shri Misrilji 132 ngày; sư cô Diệu Minh 100 ngày, v.v...).
Để đấu tranh (Mahatma Gandi, thủ lĩnh Ấn Độ phản đối chế độ chính trị tàn khốc của thực dân Anh; tiến sĩ Hyde, nhà bác học vật lí Mỹ, người chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình nổi tiếng thế giới đã nhịn ăn nhiều đợt dài ngày trứơc tòa Bạch Ốc. Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều nhà hoạt động cách mạng trong nước cũng đã nhịn ăn phản đối bọn xâm lược, v.v...)
Để thực nghiệm: những công trình thực nghiệm trên súc vật của giáo sư Rogiê, giáo sư Giođuê , bác sĩ Phostơ, v.v... cho thấy từ khi nhịn ăn đến lúc đói ăn của loài chim nhỏ được 2 ngày, chuột nhắt 2-4 ngày, chuột cống 6-9 ngày, chim bồ câu 11-14 ngày, gà 14-20 ngày, thỏ 15-30 ngày, chó 40-60 ngày, ngựa 80 ngày. Động vật giống cái nhịn ăn lâu hơn giống đực, lớn tuổi lâu hơn non tuổi. Còn trên người thì nghiên cứu của giáo sư sinh lí học Carlson A.J. Trường đại học Chicagocho biết một người khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ có thể nhịn ăn từ 50-75 ngày. Gần đây, người ta còn phát hiện có những trường hợp kì lạ không ăn hàng năm, hàng tháng mà vẫn sống như: Dương Muội, người ở Tứ Xuyên, Trung Quốc 9 năm không ăn (1948); Babya, người Scotland, 12 tháng 22 ngày (1967), v.v... đã được các ngành khoa học giải thích: họ sống bằng ăn không khí (trong không khí có nitơ là thành phần chủ yếu của protein). Trong dạ dày người có nnhững vi khuẩn có khả năng thu nhận lượng nitơ trong không khí, biến nitơ thành muối axit nitric, cuối cùng thành protein.
Để chữa bệnh: Ngoài những mục đích trên, từ xa xưa, nhịn ăn còn là một phương pháp chữa bệnh, y học cổ truyền phương Đông có ghi trong tác phẩm “Hoàng đế nội kinh” coi việc giảm ăn uống là một trong những nguyên tắc cơ bản của thuật dưỡng sinh. Thiên Tố Vấn nhấn mạnh: “Ăn uống tuỳ tiện, dạ dày và ruột sẽ bị thương tổn”, v.v... Qua đó, nhịn ăn và giảm ăn, với người xưa, không những là một bảo bối trong thuật dưỡng sinh mà còn là một trong những phương pháp trị bệnh được nhiều danh y thừa kế ứng dụng, thể hiện trong câu trả lời của danh y Kỳ Bá với Đại mục Kiều Liên nhờ chữa cho một đệ tử bị bệnh nặng: “Nhịn ăn là tốt hơn hết” và trong lời nhắc nhở của danh y Hải Thượng: “Dùng thuốc không bằng giảm ăn” (Phục dược bất như giảm khẩu). Trong Bạch khoa y học toàn thư của Liên Xô (1958) cũng có nêu: Phương pháp nhịn ăn đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh, ở Ấn Độ, Hi Lạp, Ai Cập từ lâu đời, v.v... Ở Châu Âu thì đến thế kỉ XV chữa bệnh bằng nhịn ăn đã hoàn toàn bị lãng quên, mãi đến đầu thế kỉ XIX, sau khi tìm ra cơ sở của sự trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể, người ta mới nghiên cứu phục hồi phương pháp nhịn ăn một cách khoa học và đã được nhiều nhà y học áp dụng chữa được nhiều chứng bệnh, đồng thời xuất hiện nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu.
Ở Pháp, bác sĩ Guelpa (1903) nhận xét: nhịn ăn làm đổi mới những mô. Làm khoẻ lại những cơ năng trong thân thể.
Năm 1911, ông xuất bản cuốn “Nhịn ăn là cách giải độc và kiến tạo cho người một thân thể khoẻ mạnh”. Bác sĩ Jean Grumusan, năm 1912 đã tái bản lần thứ 12 quyển sách “Nhịn ăn là phương pháp cải lão hoàn đồng”. Giáo sư Pauchet V. Chuyên khoa giải phẫu, sau nhiều năm nghiên cứu về nhịn ăn đã căn dặn môn đệ: “Bất cứ bệnh thuộc giải phẫu nào cũng cần thiết thực hiện nhịn ăn trước khi mổ vài bữa thì ít bị nguy hiểm, vết mổ lại mau lành, ít thấy làm mủ. Đến khi lành vết mổ rất mau lại sức”.
Bác sĩ Carton P. nói: “Nhờ phương pháp nhịn ăn đã giúp cho tôi thành công nhiều công trình khoa học quý giá về chứng bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc không còn hoành tự do trên cơ thể người”.
Bác sĩ Hanish trong cuốn sách “Hô hấp và sức khỏe” đã nhấn mạnh nhiều lần về kỹ thuật thanh lọc trong cơ thể sống khỏe, sống lâu, sống thanh thản nhờ phương pháp nhịn ăn.
Ở Đức, ngoài những công trình thực nghiệm của Smit, Phalơ, Rupnơ, Phôita, v.v... bác sĩ Siegfried Moller nghiên cứu khẳng định: Nhịn ăn vừa là phương pháp trị liệu vừa là phương pháp làm người già yếu được thêm sức trở lại trẻ trung.
Bác sĩ Adolph Mayer viết trong quyển sách “Trị bệnh trong phép nhịn ăn - trị bệnh của nhiệm màu” xác nhận rằng: “Nhịn ăn là phương pháp thần hiệu nhất đễ chữa lành bất cứ chứng bệnh nào”. Bác sĩ Gustave Riedlin đã thành công 2 chuyên đề: nhịn ăn tăng cường sinh lực và nhịn ăn là phương pháp giải phẫu không cần dao.
Ở Mĩ, bác sĩShelton, Watter, Page, Dewey, benhedie F, v.v... xác định rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng phương pháp nhịn ăn”.
Ở Thụy Sĩ, bác sĩ Von Segesser Fr, sau nhiều năm nghiên cứu về nhịn ăn, đả viết cuốn sách nổi tiếng về “Liệu pháp nhịn ăn” (1914).
Ở Nhật Bản, bác sĩ Isizuce, Ohsawa G., bác sĩ Morishita Keiichi, giáo sư Mishio Kusi, v.v... và nhiều trung tâm thực dưỡng đều xác nhận nhịn ăn là một phương pháp đem lại điều hòa cơ thể, quân bình âm dương hoàn chỉnh nhất và giáo sư Ohsawa G. Cũng đã thể nghiệm nhịn ăn 60 ngày (8/1955).
Ở Việt Nam, một số người đã áp dụng phương pháp nhịn ăn chữa một số bệnh đạt kết quả. Năm 1968, bác sĩ Cao Sĩ Tấn ở Sài Gòn đã biện soạn quyển “Pháp vô úy thí” (phép về sinh tiết thực). năm 1970, ở Huế, tác giả Thái Khắc Lễ biên soạn quyển “Tuyệt thực đi về đâu”.
Năm 1987, câu lạc bộ thực dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đã cùng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu y dược học dân tộc theo dõi điều trị 100 bệnh nhân với 25 loại bệnh, trong đó có những bệnh nan y (xơ gan cổ trường, thận hư nhiễm mỡ, ung thư, v.v...) bằng phương pháp thực trị, kết hợp với phương pháp nhịn ăn thu được kết quả đáng tin cậy và năm 1988 đã xuất bản cuốn “Nhịn ăn - một phương pháp chữa bệnh”. Năm 1986, câu lạc bộ Thăng Long - Hà Nội xuất bản cuốn “Ăn uống và sức khỏe” cũng có mục “nhịn ăn để chữa bệnh”. Nhiều người áp dụng có kết quả, một bệnh nhân khỏi được nhiều bệnh đã viết một cuốn sách dưới dạng nhật ký “Một phương pháp chữa bệnh mầu nhiệm” lấy tên Lưu Nguyễn. Cuối năm 1994, Nhà xuất bản y học (Bộ y tế) xuất bản tập sách “Phòng bệnh và chữa bệnh bằng thức ăn” (Lý pháp thực y) của Bác sĩ Lê Minh cũng có một mục đề cập phương pháp nhịn ăn trong thực y.
Cho đến nay, chữa bệnh bằng phương pháp nhịn ăn ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hàng trăm chuyên gia, viện sĩ, giáo sư, bác sĩ nhiều nước, qua quá trình nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng, mỗi người nêu lên những kinh nghiệm và kết quả thực tế của mình thu lượm trong từng vùng, từng nước, từng loại bệnh, nhưng tất cả cùng nhận định:
Nhịn ăn là một phương pháp tiêu biểu để chữa bệnh, không phải vì thiếu thuốc, thiếu lương thực, thực phẩm mà phải chữa bệnh bằng nhịn ăn.
Nhịn ăn là một phương pháp phù hợp với mọi bệnh tật, cần thiết cho cả loại mạn tính và cấp tính, không hề nguy hại đến sinh mạng. Đúng như bác sĩ Lief S. Đã dày công nghiên cứu, viết trong tạp chí “Health for aH”. Trong hàng ngàn trường hợp mà tôi chữa bệnh bằng phươg pháp nhịn ăn trong 18 năm trời, tôi chưa hề gặp một trường hợp nào mà người ta chết vì nhịn ăn”. Cũng như bác sĩ Chas E. Page tuyên bố: “Trong 40 năm thực nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp nhịn ăn, tôi chưa từng thấy một trường hợp nào gây ra sự chết chóc” và bác sĩ Tilden nhận định: “Ta có thể nói một cách chắc chắn rằng khi có một người nào đó chết trong thời gian nhịn thì cái chết đó nhất định phải gây ra do căn bệnh người ấy đã mắc phải từ trước, mà thời gian nhịn ăn cần thiết chưa đủ để kịp trị liệu trước khi thần chết cướp đoạt sinh mạng”.
Nhịn ăn là một biện pháp giúp toàn bộ cơ thể được nghĩ ngơi thực sự. Con người sở dĩ khỏe mạnh, làm việc được lâu dài là nhờ tác dụng của sự nghỉ ngơi, nhất là khi cơ thể bị đau ốm thì nhịn ăn là cách nghỉ ngơi tối ưu. Không có một loại bệnh tật nào mà sự nghỉ ngơi lại không đem lại lợi ích. Sự nghỉ ngơi là một dịp tốt để tạo điều kiện cho các cơ quan kiến tạo lại những bộ phận bị hư hỏng phục hồi sinh khí.

Nhịn ăn làm tiêu độc, tiêu số mỡ thừa, cũng như các mụn nhọt, u bướu trên cơ thể bằng cách tự phân hóa để nuôi các mô cần thiết cho sinh mạng. Do đó, trong quá trình nhịn ăn nhiều chứng viêm thường được chữa khỏi trước và u bướu, ung nhọt sẽ bị tiêu tan dần.
Nhịn ăn thì thức ăn dự trữ trong tế bào được huy động để nuôi cơ thể là chất dinh dưỡng tốt nhất đối với người bệnh, đặc biệt trong các bệnh cấp trầm trọng. Những thức ăn này được ưu tiên vận chuyển đến những cơ quan hệ trọng như não, tim, hệ thần kinh và cũng chỉ được sử dụng đến khi các cơ quan dinh dưỡng không còn khả năng cung cấp (giai đoạn đòi ăn). Trong thời gian nhịn ăn, nếu người bệnh vẫn hoạt động lại thêm lo nghĩ buồn rầu hoặc xúc động mạnh cùng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết thì thức ăn dự trữ sẽ bị tiêu hao nhiều và mau hết hơn.

Những biến đổi hóa học trong cơ thể khi nhịn ăn
Máu: dung lượng máu giảm dần theo tỉ lệ giảm thể trọng, còn chất lượng được nâng lên.
Mật: trong những ngày đầu mới nhịn, mật thường tiết nhiều hơn. Số lượng và tính chất của mật xuất tiết tùy thuộc vào tình trạng độc tố, cặn bã và phản ứng của cơ thể. Nếu nhiều thì đôi khi làm người bệnh nôn mửa ra rất hôi, nhưng sau đó sức khỏe được cải thiện.
Sữa: nhịn ăn thì cạn sữa, với phụ nữ mới sinh chỉ áp dụng trong trường hợp tối khẩn thiết.
Dịch vị: trong thời gian nhịn ăn, dịch vị vẩn xuất tiết nhưng với lượng rất ít và hơi chua. Những trường hợp đa vị toan thì chứng đau dạ dày vẫn tiếp tục, đôi khi còn thấy đau hơn trước kéo dài vài ba ngày, nhưng sau đó sẻ giảm dần và hết hẳn. Chữa chứng nhiều axít trong dạ dày bằng nhịn ăn hiệu nghiệm và mau hơn dùng thuốc. Còn dịch của tụy và ruột tiết ra rất ít.
Đờm dãi: nhiều người trong thời gian nhịn ăn, khạc nhổ ra rất nhiều đờm dãi nhão nhớt đặc sệt như mủ, màu vàng, xanh hoặc xám, đồng thời các chứng viêm cuống phổi mạn suyễn, v.v... sẽ bớt dần. Những trường hợp viêm ruột già, chỉ trong một thời gian các chất nhớt mủ cũng được tẩy sạch và các chứng bạch đới, khí hư, v.v... đều ngưng lại. Các mùi hôi thối trong tử cung hoặc ngoài cửa mình do bệnh tật gây nên sẽ không còn nữa.
Mồ hôi: mùi thường hôi hám, có trường hợp tiết ra rất nhiều.
Nước tiểu: trong những ngày đầu nhịn ăn, nước tiểu luôn luôn màu sẫm, mật độ cao, chứa nhiều axit, urê, phốt phát, sắc tố gan, mùi khai và hăng. Các chất độc này là do khả năng bài tiết được tăng cường: không phải vì nhịn ăn mà thêm chất độc trong người, nên chỉ sau ít ngày là nước tiểu trong dần.
Những thay đổi chức năng trong cơ thể khi nhịn ăn:
Não, tủy và thần kinh: vẫn giữ nguyên chức năng kiểm soát các hoạt động của cơ thể và không hề mất trọng lượng một khi vẫn còn được nuôi dữơng bằng các thức ăn dự trữ lấy từ các mô kém quan trọng để bảo toàn chúng. Mọi năng lực tinh thần đều được cải thiện trong thời gian nhịn ăn.
Các giác quan: do tính năng tiêu độc, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể, tăng cường sinh khí cho hệ thần kinh trong khi nhịn ăn, nên các giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, khướu giác, vị giác) đã suy yếu vì bệnh tật, vì tuổi tác, vì bị đầu độc bởi các thức ăn thuốc uống không phù hợp đều được cải tạo, phục hồi.
Phổi: Phổi có khả năng tự bảo vệ, nhất là khi bị bệnh, nó tự chữa lành trong một thời gian ngắn hơn và hoàn hảo hơn các bộ phận khác.
Tim: những bệnh thuộc về tim trong thời gian nhịn ăn thu được nhiều kết quả do: nhịn ăn giảm được sự kích thích thường xuyên của tim, giúp tim được nghỉ ngơi, hàn gắn những cơ cấu hư hỏng và lọc máu trở thành trong sạch, cung cấp cho tim những thức ăn tinh bổ hơn. Bác sĩ Carrington đã điều trị về bệnh tim cho biết: “Nhịn ăn là phương thuốc thần hiệu nhất để chữa bệnh tim yếu, là phương pháp trị liệu hợp lí về phương diện sinh lí”
Gan: so với các cơ quan khác, trong nhịn ăn gan mất nhiều trọng lượng do mất glycogène, mỡ và nước.
Lách: trong thời gian nhịn ăn, lách vẫn bình thường với hình thái chắc và nhỏ lại.
Tụy: giảm sút của tụy là nước.
Dạ dày: khi nhịn ăn, dạ dày được nghỉ ngơi, các hạch và cơ được cải tạo sau quá trình bị lao lực do thói quen ăn uống quá độ bị căng giãn và sa xuống, được co lại trờ về thể tích bình thường, các ung sang tự tiêu, chỗ viêm được lành.
Thận: thận không có sự thay đổi đáng kể so với các bộ phận của cơ thể nói chung. Nhịn ăn còn giúp con người tự chủ để kiểm soát, đồng thời chữa lành những tình trạng bất thường của sinh dục và sản dục, chứ không phải là phương thức tuyệt dục.
Răng: không có sự biến đổi gì về trọng lượng hoặc về cơ cấu. Thậm chí răng lung lay thì nướu răng trở nên chắc lại.
Xương: không những không hề bị tiêu hao mà còn tiếp tục tăng trưởng.
Bắp thịt: các bắp thịt của bộ xương có thể mất 40% trọng lượng. Nhìn chung thức ăn dự trữ trong các bắp thịt được đem ra dùng trước và dùng nhiều hơn các cơ trơn.
Da: trở nên mịn màng, hồng nhuận. Những nốt mẫn ngứa, các vết nhăn đều biến mất, nói lên sự tốt lành mà da tiếp thu được trong thời gian cơ thể được nghỉ ngơi.
Tóm lại, trong khi nhịn ăn, sự biến đổi hóa học cũng như sự thay đổi chức năng chỉ là sự phân phối lại cho thích hợp với nhu cầu cấp thiết để bảo toàn khí lực cho các bộ phận trọng yêu của cơ thể. Dĩ nhiên phải hao hụt một số chất liệu nhưng không phải là loại nào cũng mất một lượng ngang nhau. Chẳng hạn, bắp thịt và máu mất nhiều khoáng chất như sodium, nhưng một số lớn khoáng chất khác lại được tăng trữ ở não, ở gan, ở tụy. Chất diêm sinh và chất lân giảm ở bắp thịt, nhưng chất vôi lại tăng lên ở đó. Phân suất potassium tăng lên ở những phần mềm trong người, còn chất sắt không hề bị bài tiết. Một chất càng cần cho cơ thể bao nhiêu lại càng chậm tiêu hao bấy nhiêu.

Những triệu chứng trong khi nhịn ăn
Nhịp tim: nói chung đập đều mạnh, tương quan với hoạt động của cơ thể. Nếu có những hiện tượng đập nhanh hoặc chậm là một quá trình điều chỉnh có lợi ích cho cơ thể người bệnh, không phải là sự loạn động của tim do tình trạng suy nhược gây nên bởi nhịn ăn. Cũng có thể gặp những trường hợp nhịp tim rất thấp ở những người bệnh trước đó thường dùng các chất kích thích hoặc hưng phấn. Các chất này khi bị thiếu hẳn thì gây ra tình trạng trì trệ các hoạt động của cơ thể.
Mạch: tăng nhanh bất chợt, có khi đập tới 120nhịp/phút khi bắt đầu nhịn ăn rồi hạ dần. Nhưng cũng có lúc lại tụt xuống 50 nhịp. Dao động như vậy khoảng một vài ngày sẽ trở về bình thường 60-70 nhịp cho đến khi ăn lại.
Huyết áp: thông thường ở giới hạn trung bình hoặc thấp hơn chút ít. Với người huyết áp cao thì sẽ hạ dần và người huyết áp thấp thì sẽ tăng lên ở chỉ số trung bình.
Nhiệt độ: phần lớn những người mắc bệnh mạn tính nhịn ăn, thân nhiệt hầu như giữ ở mức trung bình, còn những người mắc bệnh cấp tính thì thân nhiệt lại sụt xuống và ở những người thường ngày có thân nhiệt dưới mức trung bình thì lại tăng lên, thể hiện bản năng điều hòa của con người trong khi nhịn ăn thì nhiệt độ không bao giờ lên cao như lúc có ăn uống. Điều chắc chắn nhiệt độ trở lại mức trung bình nếu tiếp tục nhịn ăn. Nhưng cũng có trường hợp trong thời gian dài nhịn ăn, thân nhiệt vẫn giữ mức trung bình, bỗng nhiên nhiệt độ sụt xuống, nên lưu ý đề phòng trường hợp có thể đi từ giai đoạn nhịn ăn chuyển qua giai đoạn đòi ăn do hết các chất dự trữ trong người. Trong trường hợp này, cho ngừng nhịn ăn và sưởi ấm cho người bệnh bằng hơi nóng hoặc bình nước nóng thì không hề có gì xảy ra. Ở những người ăn uống nhiều thì lúc mới bắt đầu nhịn ăn, thân nhiệt thường tăng (sốt) do phản xạ đói giả tạo. Hiện tượng này có thể kéo dài từ một đến nhiều ngày. Đây là một triệu chứng có tính cách chữa bệnh cải tạo sức khỏe con người.
Cảm giác lạnh: mặc dù thân nhiệt của người nhịn ăn giữ mức trung bình hoặc có tăng lên (sốt nhẹ) trong thời gian nhịn ăn thì vẫn có cảm giác lạnh, thể hiện tuần hoàn máu ở ngoài da giảm bớt (thiếu màu ở ngoài da).
Hơi thở và rêu lưỡi: cơ thể càng nhiều cặn bã, độc tố thì rêu lưỡi cành nhiều và hơi thở càng nặng mùi. Cũng như những biểu hiện: nước tiểu đục, vàng sẫm, có khi đỏ, mùi khai khú, đại tiện phân đen, có khi lẫn máu, mùi thối khẳm. Tất cả đều bớt dần khi cơ thể được thanh lọc sạch sẽ hơn và cũng chỉ trở thành sạch sẽ dịu mùi khi sự thèm ăn tự nhiên trở lại.
Ngủ ít: người nhịn ăn thường ngủ ít do căng thẳng thần kinh, nhất là những người lần đầu nhịn ăn (cần ổn định tư tưởng) và do tuần hoàn không được điều hòa nên bàn chân thường bị lạnh gây khó ngủ (khắc phục bằng cách ủ ấm chân). Ngủ ít hoặc nhiều tùy theo nhu cầu cơ thể. Nhịn ăn đem lại sự quân bình, tinh thần thoải mái thì không nhất thiết phải ngủ nhiều, đừng lo ngại vì nhịn ăn cũng là phương pháp chữa bệnh mất ngủ.
Thể trọng giảm: (sụt cân): nhiều yếu tố chi phối sự sụt cân: Những người mập nước, mập mỡ, thịt nhẽo, những người đa cảm, căng thẳng, hoạt động nhiều sụt cân nhanh hơn những người gầy, thịt rắn chắc, những người thoải mái, thanh thản. Sự sụt cân tương quan với tình trạng các mô. Những người bệnh trong lúc nhịn ăn mà gầy ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng ngạnh hóa các tổ chức trog cơ thể. Đó là dấu hiệu đặc thù một sự già cỗi tai hại của các cơ quan không còn khả năng làm non trẻ lại được nữa.
Những biến chứng trong khi nhịn ăn:
Nhức đầu, hoa mắt (có khi rối lạon thị giác) chóng mặt, hồi hộp (có khi xỉu) buồn nôn, oẹ mửa, trống trải trong dạ dày, mẩn đỏ ngoài da, v.v... là những khó chịu thường xuất hiện vào những ngày đầu nhịn ăn do thói quen của cơ thể đòi hỏi thức ăn và do sự thiếu thốn đột ngột của các chất kích thích (trà, thuốc lá, ca phê, gia vị, v.v...) thường dùng hằng ngày, nhất là người nào ăn uống nhiều thức ăn tinh chế, dùng háo chất nhiều thì càng bị dày vò. Nhưng, tất cả sẽ qua và nếu phản ứng những ngày đầu càng mạnh, thì kết quả của sự nhịn ăn càng sớm. Còn với người ăn uống thanh đạm thì hầu như không co phản ứng gì đáng kể.
Ngoài những nhận định nêu trên, với sinh thái, môi trường và con người, bác sĩ Lê Minh và lương y Nguyễn Minh Khái trong Câu lạc bộ thực dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, qua những năm theo dõi nhiều người bệnh, đồng thời cũng tự thể nghiệm nhiều đợt nhịn ăn ngắn ngày và dài ngày cho thấy.
Dùng nhịn ăn cũng như dùng thức ăn hoặc thuốc để trị bệnh đều cần tuân thủ nguyên lí y học phương Đông là: “chữa từng người bệnh”. Tuy nhịn ăn chữa được nhiều bệnh, nhưng không phải là người nào cũng dùng được.
Ví dụ: người có thai, sau khi sinh cho con bú, người quá suy kiệt, người trong giai đoạn đói ăn, người sợ nhịn ăn không dùng.
Nhịn ăn để chữa bệnh, trong giai đoạn từ 5-7 ngày đầu, cơ thể phát hiện những bộ phận yếu kém hoặc những chứng bệnh nặng, nhẹ mà ta đã mắc và kần lượt sẽ cảm nhận được diễn biến kết quả của từng chứng bệnh. Bệnh nhẹ, bệnh cấp tính, bệnh ngoài phủ tạng (Đông y gọi là thực chứng, biểu chứng) chuyển biến trước và bệnh nặng, bệnh mạn tính, bệnh trong phủ tạng (Đông y gọi là hư chứng, lí chứng) chuyển biến sau. Như vậy, nhịn ăn không những có tác dụng chữa bệnh (đem lại sự quân bình hoàn chỉnh) mà còn có khả năng góp phần phát hiện những rối loạn biểu hiện bệnh lí.
Nhịn ăn để phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ. Hàng tuần nhịn một vài bữa tối (đầu tuần và giữa tuần) hoặc hàng tháng nhịn một vài ngày (một ngày đầu tháng và một ngày giữa tháng) hoặc hàng năm nhịn một đợt 7 ngày là đủ. Ngày đầu để tiêu thức ăn bữa trước, còn lại 6 ngày dành cho tạng phủ.
Trong những ngày này có phản ứng gì ở tạng phủ nào thỉ sau khi ngừng nhịn ăn phải có liệu pháp bỗ dưỡng tạng đó.
Thông thường nhịn ăn đến ngày thứ 4, sự đói thèm không còn nữa, người thấy thoải mái nhẹ nhàng. Nhưng nếu thấy nước tiểu hơi đặc lại, môi hơi khô, lưỡi hơi to, da và tròng mắt hơi vàng thì đó chỉ tạng gan yếu ( lấy miếng chanh để đụng đầu lưỡi là nước miếng hết đặc, trạng thái trở lại bình thường)
Ngày thứ 5, đau vùng thắt lưng, nước tiểu đỏ và ít, đó là tạng thận không bình thường (để một chút muối đụng lưỡi là nước tiểu nhiều lại và dần dần hết đỏ).
Ngày thứ 6, tim đập hơi nhiều và mạnh hơn, nhưng không mệt.
Đó là tạng tâm không khoẻ lắm (để vào lưỡi một vài hạt đường cát là tim đập bình thường)
Ngày thứ 7, hơi thở gấp rút, nhưng vẫn khoẻ (lấy miếng ớt cay chấm vào đầu lưỡi là hết)
Nếu có những phản ứng lần lượt biểu hiện như trên thì liệu trình trị liệu sau khi nhịn ăn trước tiên là bổ gan, tiếp đó là bổ thận, bổ tim và bổ phổi cho đến khi phủ tạng bình phục rồi thì cứ mỗi tuần một lần uống hoặc ăn thức ăn có vị đắng, cay, mặn, chua, ngọt (ngũ vị) để duy trì sự điều hoà bổ dưỡng cho ngũ tạng. Như vậy, sức khoẻ sẽ được tăng cường lâu bền.

Quy trình thực hiện phương pháp nhịn ăn
Trước khi nhịn ăn: trước khi bước vào nhịn ăn thì ngày đầu ăn cháo gạo lức, ngày thứ hai giảm bớt một nữa lượng cháo, ngày thứ 3 uống nước cháo loãng hoặc uống nước gạo lức rang. Dù ăn cháo loãng hoặc uống nước gạo lức rang cũng đều không ăn no. Với những người không có chứng bệnh về tiêu hoá như: viêm loét dạ dày- ruột, còn đủ sức vận động thì trước khi nhịn ăn có thể rửa tuột, không phải dùng thuốc mà thanh lọc bằng cách uống nước muối loãng, không nên rửa ruột bằng thuốc sổ trước, trong và cả lúc mới bắt đầu ăn trở lại, sẻ làm suy yếu dạ dày- ruột.
Trong khi nhịn ăn: bình thường, lần đầu nhịn ăn sẽ có những cảm giác mới lạ chưa từng thấy bao giờ, dẫn đến những sự lo lắng không đâu, những biến động tinh thần và đôi khi cả sợ hãi nữa mà điều tối kị trong việc nhịn ăn là sự sợ hãi chết đói. Đã sợ hãi thì tốt nhất là chấm dứt sự nhịn ăn. Thái độ tin tưởng, thoải mái là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công. Ngoài ra, cần được nghỉ ngơi yên tĩnh trong không khí trong lành, đồng thời giữ cho người nhịn ăn được ấm áp để khỏi hao tổn một cách vô ích thức ăn dự trữ trong cơ thể. Cảm lạnh là nguyên nhân của sự khó chịu trong người, ngăn chặn sự bài tiết, gây ra buồn nôn, ói mửa, nhức mỏi, đau đớn, v.v... Còn điều đáng lưu ý nữa là dùng nước. Nước uống cũng như nước tắm pha ấm bằng thân nhiệt. Ai cũng nhận thấy là không ăn thì cũng rất khát. Vậy nên theo bản năng mà uống mỗi khi cơ thể đòi hỏi, khát thì uống, còn không thì thôi. Nước thừa trong người chẳng giúp gì bài tiết mà còn giảm bớt sự bài tiết các chất cặn bã. Nhưng tắm rửa thì vẫn cần, tất nhiên không nên ngâm mình lâu trong nước mà nên tắm nhanh hoặc lau bằng khăn nước ấm ở nơi kín gió. Còn hoạt động, đi lại, v.v... cũng tuỳ theo khả năng và ý thích của từng người, không nên ép buộc theo quy định chung.

Sau khi chấm dứt nhịn ăn: một dấu hiệu quan hệ chủ yếu, không thể nào thiếu được là người nhịn ăn thấy đói bụng thực sự và thèm ăn tự nhiên trở lại, không phải đói bụng theo phản xạ của mấy ngày đầu nhịn ăn (gọi là đói ăn giả tạo). Tất cả những biểu hiện mạch, huyết áp, nhiệt độ trở lại bình thường. Hơi thở thơm dịu, hết đắng miệng, lưỡi sạch (hiện tượng này không cố định, có người lưỡi sạch mà vẫn chưa thấy thèm ăn do cơ thể đã được thanh lọc sạch sẽ, nhưng thức ăn dự trữ chưa vơi. Có người thèm ăn trở lại mà lưỡi vẫn bẩn, vì thức ăn dự trữ đã hết, cơ thể chưa được thanh lọc hoàn toàn), nước tiểu trong, phản ứng trên da và những phản ứng khác đều trở lại bình thường.
Thời gian cần thiết để ăn phục hồi tỉ lệ với thời gian của đợt nhịn ăn và tình trạng sức khoẻ của người nhịn ăn. Quy trình ăn trong 7 ngày đầu như sau:
- Ngày thứ 1: cứ mỗi giờ uống 1 ly (100-200ml) nước gạo lức rang, tuỳ theo tuổi và sức.
- Ngày thứ 2: cách 2 giờ một lần, mỗi lần uống 2 ly gạo lức rang.
- Ngày thứ 3: cháo gạo lức loãng nấu thịt nhừ với ít muối (không ăn no).
- Ngày thứ 4: ăn như ngày thứ 3.
- Ngày thứ 5: cháo gạo lức hầm với đậu đỏ thật nhừ với một ít nước muối, cháo hơi đặc ăn không no).
- Ngày thứ 6: ăn như ngày thứ 5, nhưng cháo đặc.
- Ngày thứ 7: ăn cơm gạo lức nấu nhừ, hơi nhão, có thể dùng thêm nước súp cà rốt, bí đỏ, củ cải, v.v...
Từ ngày thứ 8 trở đi, tốt hơn hết là nên theo phương pháp ăn uống hợp lý, lấy cơm gạo lức, muối vừng làm thức ăn chính và thức ăn phụ là các loại rau, củ mang nhiều tính dương, ăn cần nhai kỹ. Tránh những thức ăn tinh chế, pha hoá chất.
Trên đây là cách ăn chuyển tiếp của những đợt nhịn ăn dài ngày, còn những đợt nhịn ăn ngắn ngày (từ 3-7 ngày) thì thời gian ăn trở lại chỉ cần 1 ngày uống thuốc nước gạo rang, 1 ngày ăn cháo loãng và 1 ngày ăn cháo đặc.
Cách ăn trong thời gian chuyển tiếp tuỳ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thể chất và tình trạng sức khoẻ của từng người. Người ốm yếu nên ăn thức ăn nhẹ trong thời gian lâu hơn người khoẻ mạnh. Mùa lạnh nên ăn nhiều thức ăn dương, mùa nóng thêm thức ăn ấm.
Người nhịn ăn khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thây đói, vì thèm ăn, nhưng cũng vì muốn chóng lên cân, một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho mau lại sức. Và thường thích ăn lại những món ăn tác hại mà họ có thói quan ham chuộng trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ là điều sai lầm, dẫn đến bệnh tật. Trong thời kỳ này nếu ăn uống cho thỏa mãn thì rất mau tăng thể trọng, nhưng sự bội thực sẽ dẫn đến nguy tổn hoặc sự khó chịu trong người làm giảm hiệu quả của thời kỳ nhịn ăn.
Cuối cùng, có một điều rất quan trọng mà tất cả những ai muốn áp dụng phương pháp nhịn ăn để phòng bệnh và chữa bệnh đều nên ghi nhớ và người nào đã qua thời kì nhịn ăn chắc hẳn đã rõ: nhịn ăn cứ tưởng đơn giản mà cũng phức tạp, nhưng khi chuyển sang thời kì ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn nhiều. Kết quả mỹ mãn hay không kết quả, thậm chí nguy hại là ở thời kì này, lí trí không thắng nổi sự ham khoái lạc của giác quan, chỉ vì “tham thực mà cực thân”, đã dẫn đến tình trạng đáng tiếc.
Tóm lại, tùy từng người bệnh, loại bệnh có thể phối hợp với cách nhịn ăn dài ngày hoặc ngắn ngày để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nếu chỉ biết chữa bệnh bằng thức ăn mà không biết chữa bệnh bằng nhịn ăn, tức là mới biết ích
lợi của cái “có” mà không để ý đến sự cần thiết của cái “không”. Ai ai cũng thấy sự cần thiết của việc ăn, nhưng đã mấy ai thấy sự nhịn ăn đem lại lợi ích, nên cứ cho người bệnh ăn, càng gầy ốm càng ép ăn nhiều. Nào có hay làm như vậy tức là làm cho cơ thể vốn suy nhược càng thêm suy nhược và làm trầm trọng thêm sự mất quân bình đã sẵn có. Sức khỏe con người bị suy giảm phần lớn không phải vì thiếu ăn mà vì tích trữ quá nhiều chất độc trong người. Muốn đào thải chúng để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật thì không còn cách nào trọn vẹn bằng phương pháp nhịn ăn, một phương pháp thuận thiên nhiên nhằm giúp mọi sinh hoạt cơ thể trở lại quân bình thiên nhiên vốn sẵn có.
Giáo sư Bs Lê Minh
Nguồn: Thư viện điện tử
Sửa lần cuối bởi hoangthuynam vào ngày Thứ 7 Tháng 4 05, 2014 12:17 pm với 2 lần sửa trong tổng số.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi phieuduvn » Thứ 3 Tháng 7 24, 2012 6:08 am

Em xin chào thầy! Em xin chào cả nhà trên diễn đàn.
Em được biết KCYD của thầy mới được 1 tháng nhưng em đã có hy vọng rất lớn về sức khỏe và bệnh trạng của em. Em năm nay được 25t và cách đây 3 năm em không may bị gặp tai nạn giao thông đập đầu bên trái vào cột (may em có đội mũ bảo hiểm) và khi em được đưa vào viện thì tình trạng là bị hôn mê, tụ máu bên vùng mắt trái và pị máu chảy ra bên tai trái,phần sương sọ não k bị nặng chỉ pị tụ máu não trái gần đỉnh đầu.Em được các bs ở các bệnh viện cho biết bị dập nhẹ não trái+gãy xương hàm dưới,vỡ xoang hàm gò má+hỏng mắt trái do teo gai thị và lé 10 độ còn mắt phải vẫn 10/10 thêm tai trái bị ù tiếng ve kêu.Lúc đó em muốn chữa mắt lé của mình luôn nhưng bác sĩ khuyên nên để khoảng 2-3 năm sau xem đã.Hiện giờ bệnh trạng của em vẫn chưa có gì khả quan hơn mà mắt trái em còn bị lé thêm. Em đã tự kiểm tra trường hợp mắt lé của mình là khi nhìn vật thể ở khoảng cách gần thì hai con ngươi 2 mắt được đối xứng hơn còn khi nhìn càng xa thì con ngươi mắt trái (mắt bị lé) bị đẩy ra xa ngoài sống mũi nhiều hơn(bị lé ngoài), còn sự linh hoạt vẫn như mắt phải . Không biết trong mọi người có ai gặp hoàn cảnh giống em mà đã có cách giải quyết chưa? Em cũng đã đọc được 1 bài hỏi bệnh mắt lé và tai ù của thầy và được thầy chỉ cho cách chữa mắt lé ngoài bằng cách thở ấn đường ,tập dịch kân kinh 2 nhịp cùng với bấm huyệt tình minh và toản trúc còn chữa tai ù thì tập cúi ngửa 4 nhịp và hát kéo gối lên ngực thêm nữa là bấm huyệt ế phong. Em rất may mắn được xem các bài giảng của thầy là em được biết rất nhiều những kiến thức uyên bác, vì vậy em đã chẩn bị cho sự thực hành đầu tiên của em và em đã chọn phương pháp nhịn ăn 12 ngày cùng cách chữa mắt lé và tai ù của thầy để mở đầu. Em định bắt đầu vào ngày mai nên em lên đây để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và em cũng xin được mọi người tư vấn cho em. Em rất mong muốn đc Thầy cùng mọi người cùng cảnh ngộ và có nhiều kinh nghiệm hay hãy cùng chia sẻ cho em cũng như những người cùng cảnh ngộ giống em được thoát khỏi sự mặc cảm để có đc 1 cuộc sống tốt hơn. Em xin cảm ơn Thầy với mọi người thật nhiều!!!

Nguyên Lãnh-0919.816 555
phieuduvn
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 7 09, 2012 6:10 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi phieuduvn » Chủ nhật Tháng 8 05, 2012 10:01 am

Em xin chào mọi người! Em hết hôm nay là xong 12 ngày trong chương trình, trong suốt 12 ngày thì biểu hiện của em chỉ có ngày thứ 5 ra phân lỏng gạch cua và ngày 9 cũng vậy nhưng màu đen hơn còn tiểu thì chỉ có 2-3 ngày ra màu vàng đục nhưng 2-3 cuối này thì chỉ có màu trong hơi vàng. áp huyết của em thì chỉ giao động ở 100-115 và nhịp tim ở mức 65-75. Em không biết người em ít độc tố hay lịch trình chậm hơn các bác hay sao mà em lại không có đc những biểu hiện như các bác, trong 12 ngày qua thì em cũng k bị đau bụng hay đói thèm ăn gì cả. Em cũng xin hỏi các bác là ngày mai em ăn cháo huyết không thôi hay kèm theo uống nước chanh đường còn nếu không cần uống nước chanh đường nữa thì có đc uống nước trắng sau khi ăn không? xin các bác chia sẻ cho em biết với. em xin cảm ơn các bác nhiều!
phieuduvn
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 7 09, 2012 6:10 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 8 05, 2012 1:01 pm

Trả lời

Có thể áp dụng nhịn ăn thêm 2 ngày là 14 ngày.
Sau đó ăn Cháo Huyết Gừng cay để làm ấm và tráng vách thành bao tử và ruộ, ăn hai lần vào buổi tối ngày thứ 14 và sáng ngày 15, không cần uống nước lạnh nhiều, mà uống nước trà gừng mật ong, Bữa cơn chiều ăn ít với thức ăn nhẹ dễ tiêu sẽ đi ra phân vàng. ngày thứ 16 ăn uống bình thường.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi phieuduvn » Thứ 3 Tháng 8 07, 2012 2:30 am

Em xin được cảm ơn Thầy cũng như các bác đã tận tình chỉ bảo em và em cũng đã thực hiện theo cho tới sáng nay là ngày 14 thì em cảm thấy đau bụng và đã đi ra phân đen sột sệt, vì vậy em nghĩ trong người em vẫn còn độc tố vậy nên em muốn hỏi các bác xem em có nên tiếp tục uống nước chanh đường nữa k? Còn nếu k cần nữa thì em ăn cháo với huyết heo đã luộc rồi có đc k? tại hôm nay em ra chợ muộn nên k còn huyết heo lỏng rồi. xin các bác cho em biết với. em cảm ơn các bác nhé!
phieuduvn
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 7 09, 2012 6:10 am

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 3 Tháng 8 07, 2012 9:27 pm

Gửi bạn.
Theo kinh nghiệm của tôi, cứ tăng chanh lên thì quá trình đào thải sẽ mạnh hơn ( 1 quả chanh loại 50gr cho 1 cốc nước 250ml trong nửa giờ ).
Tiết heo luộc rồi thì bạn đánh tan ra, đun với gừng thái chỉ (nhất thiết phải có) và nhớ là ăn 2 bữa, mỗi bữa 1 chút thôi.

Thân.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Re: Kinh nghiệm thực hiện phương pháp nhịn ăn 12 ngày

Gửi bàigửi bởi thuyhd2008 » Thứ 4 Tháng 8 08, 2012 6:45 am

Chào cả nhà em cũng mới biết về phương pháp nhịn ăn 12 ngày thanh lọc cơ thể thấy mọi người thực hiện và chia sẻ có kết quả rất tốt em cũng đang có ý định thực hiện. Em định pha dung dịch pha dung dịch 1 lít nước + 3 quả chanh + 100 g đường ( do em huyết áp thấp 105/70/75, uống ít đường hơn thấy hơi ghê răng) không biết như vậy có nhiều đường quá không? Em muốn hỏi về công thức nấu cháo huyết gừng. Không biết nấu như thế nào? Nấu gạo + huyết heo + gừng hay như thế nào ? Xin mọi người chỉ dẫn thêm cho em.
thuyhd2008
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 04, 2012 11:08 pm

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

cron