Chữa xuất huyết nội tạng bằng bột Tam thất và Cỏ Nhọ nồi

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Chữa xuất huyết nội tạng bằng bột Tam thất và Cỏ Nhọ nồi

Gửi bàigửi bởi Vương Văn Liêu » Thứ 5 Tháng 12 26, 2013 7:15 am

Chữa xuất huyết nội tạng bằng bột Tam thất và Cỏ Nhọ nồi
Tôi đã ứng dụng bài thuốc sau đây từ lâu để chữa các trường hợp xuất huyết nội tạng, kết quả rất tốt. Xin chia sẻ với mọi người:
- Bột Tam thất 1 đến 2 thìa cà phê.
- Nước ép Cỏ Nhọ nồi tươi 1 chén con.
• Cách dùng:
Hòa bột Tam thất với nước ép Cỏ Nhọ nồi uống.
Xin nêu vài trường hợp:
- Có người bị xuất huyết dạ dày, mách uống. Bệnh nhân khỏi và khỏe mạnh.
- Một hôm, vào buổi chiều, có điện thoại gọi đến nói:” có người nhà đang nằm viện, chảy máu gan, bệnh viện tiêm thuốc cầm máu, nhưng không đỡ, xin được tư vấn. Tôi nói dùng bài thuốc trên. Sáng hôm sau người nhà bệnh nhân đến cám ơn và nói bệnh nhân đã hết chảy máu.
- V.v....
Xét dược tính của Tam thất:
a) Theo Đông y, Tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau.
b) Theo Tây y, Tam thất có các tác dụng sau:
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong Tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).
- Kích thích miễn dịch.
- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ Tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh.
Xét dược tính của Cỏ Nhọ nồi:
a) Theo Đông y, Cỏ Nhọ nồi có tác dụng tư bổ can thận, lương huyết cầm máu, ngoài ra còn làm đen râu tóc.
b) Theo Tây y, trong Cỏ Nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin.
Về tác dụng cầm máu:
- Nước sắc Cỏ Nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
- Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng Cỏ Nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
- Cỏ Nhọ nồi không gây tăng huyết áp.
- Cỏ Nhọ nồi không làm giãn mạch.
Chú ý: bệnh nặng nên dùng ngày 3 lần, sáng, trưa, chiều với liều như trên. Có thể dùng vài ngày liền.
Vương Văn Liêu
Vương Văn Liêu
 
Bài viết: 823
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 7:25 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách