Chữa vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Chữa vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm

Gửi bàigửi bởi Vương Văn Liêu » Thứ 5 Tháng 8 22, 2013 7:06 am

Chữa vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm
Bệnh nhân nữ 50 tuổi.
Bệnh sử:Chụp cộng hưởng từ, kết luận bị thoái hóa đốt sống L3, L4, lệch đệm đĩa, cột sống bị vẹo. Bệnh đã lâu năm, bệnh nhân uống thuốc Tây, Đông y và châm cứu nhưng đỡ ít.
Hiện tại đau vùng sống lưng, tê đau 2 chân, đùi, mệt mỏi, khó ngủ.
• Khám bệnh:
1. Đo HA:
- Tay trái: 102/63- 92
- Tay phải: 105/ 61- 93
2. Dùng súng nhiệt kế:
Kiểm tra nhiệt độ các điểm trên cột sống và vùng xương cùng: Nhiệt độ đều 36,2- 36,7 độ C, riêng vùng Bát Liêu, xương sống cụt nhiệt kế chỉ 35,4- 35,6 độ C.
• Định bệnh:
Khí huyết suy kém, máu đến vùng Bát Liêu và xương sống cụt kém.
• Xử lý :
1. Điều chỉnh Tinh:
Dặn bệnh nhân không ăn các chất chua gây mất máu; ăn các thức ăn bổ máu, uống mật ong hàng ngày, ăn cháo gạo nếp với đường đỏ.
2. Điều chỉnh khí:
- Châm nặn máu vùng có nhiệt độ thấp.
- Điều chỉnh thông cột sống.
- Do cột sống bị vẹo, nên gây ra thoát vị đĩa đệm,chân ngắn, chân dài: Nắn kéo cột sống điều chỉnh cho 2 chân bằng nhau.
Sau khi chữa lần đầu, 2 chân bệnh nhân bằng nhau, đau lưng, chân giảm hẳn, người thoải mái.
Lần 2, lần 3 tiếp tục tìm các điểm đau( có nhiệt độ thấp hơn các vùng khác), châm nặn máu.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài thể dục Khí công, bài Kéo ép gối thổi hơi ra làm mềm bụng, Nạp khí trung tiêu.
• Điều chỉnh thần:
- Hướng dẫn bệnh nhân tập thở Đan Điền Thần mỗi tối trước khi ngủ.
Bệnh nhân rất chăm chỉ tập các bài Khí công như đã hướng dẫn.
Sau 3 lần chữa, bệnh nhân phát biểu bệnh khỏi đến 70 %.
Chữa 5 lần bệnh nhân nói người rất dễ chịu, thoải mái, cảm thấy lưng không đau nữa, chân cẳng cũng không còn nhức và kết thúc đợt điều trị. Huyết áp tay trái 112/65- 82; tay phải 109/ 63- 81.
Dặn bệnh nhân về nhà tiếp tục ăn uống thức ăn bổ máu và tập Khí công.
Vương Văn Liêu
Vương Văn Liêu
 
Bài viết: 823
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 7:25 am

Re: Chữa vẹo cột sống, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 6 Tháng 8 23, 2013 12:36 pm

Kính chào thầy Ngọc, thầy Liêu và các thầy KCYD.
Em mới học được một kinh nghiệm nhỏ, xin chia sẻ với mọi người.
Kinh nghiệm này được một người bạn cùng thời đi chữa bênh với thầy Ngọc đã truyền lại cho tôi và a Tấn Anh,
Chỉ một câu nói thôi nhưng mở ra cho chúng tôi bao nhiêu là ách tắc, Khi biết điều này thì mới thấy được tại sao mình chữa bệnh mà có người thì thành công mỹ mãn, có người thì chỉ được một phần nào đó rồi lại bị tái lại không dứt hẳn
Ngoài những chỉ dẫn chữa bệnh như thầy Ngọc, thầy Liêu đã dạy, các bạn cần phải biết quét nhà thì phải quét đến góc và hót nó đi thì mới sạch, nếu quét nửa chừng mà bỏ thì nhà vẫn bẩn như chưa quét. Đánh giặc cũng vậy.Trần Hưng Đạo ba lần quật ngã Nguyên Mông
Trước sức mạnh xuất quỷ nhập thần của quân Mông Cổ, những kẻ yếu bóng vía như Trần Nhật Hiệu, được Vua Trần Thái Tông hỏi thì chỉ lấy nước viết bên mạn thuyền hai chữ 'Nhập Tống,' để mong nhờ 'Thiên triều' che chở. Trong khi Thái Sư Trần Thủ Độ lại thưa rằng, 'Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo...' Trần Hưng Đạo được cử đốc suất tả hữu tướng quân chống giặc. Và với tài điều binh khiển tướng của Trần Hưng Đạo, quân xâm lược Mông Cổ bị đánh thua phải chạy dài, không dám cướp phá.
Khi nghe tin Thượng Hoàng Trần Thái Tông mất, Trần Thánh Tông nhượng vị, Hốt Tất Liệt sai sứ Sài Thung sang nước ta, tỏ ra hống hách, cỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, bị quân lính cản, không những không xuống ngựa mà còn dùng roi ngựa đánh vỡ đầu quân lính. Vua sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Sài Thung nằm khểnh không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Ấy vậy mà Trần Quốc Tuấn đến thì Sài Thung đứng dậy, vái chào, mời ngồi! Thì ra, Trần Quốc Tuấn đã gọt đầu mặc áo vải, giả làm nhà sư Tầu, nên buộc Sài Thung phải tiếp! Trần Quốc Tuấn ngồi xuống pha trà cùng uống với hắn. Người hầu của Sài Thung cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Trần Quốc Tuấn tuyệt nhiên không đổi. Khi ra về, Sài Thung ra cửa tiễn. Mọi người đều lấy làm kinh dị.
Sang đời Trần Nhân Tông, năm 1282, Hốt Tất Liệt lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành, sai Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương cùng với Toa Đô, Ô Mã Nhi dẫn 50 vạn quân sang xâm lược Đại Việt, Trần Quốc Tuấn được phong Hưng Đạo Vương tháng mười năm Quí Mùi (1283) và làm Tiết Chế, thống lĩnh quân lính chống giặc. Vua Trần Nhân Tông cho mở hội nghị quân sự ở Bình Than (sông Lục Đầu) bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn đưa ra bài hịch tướng sĩ, một kiệt tác khích động lòng người với những câu văn cảm kích, như: 'Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt nằm da nuốt gan uống máu quân thù, tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm... Các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, vườn ruộng giàu không mua chuộc được tấm thân ngàn vàng, vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc; tiền của dẫu nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai'...
Không những viết hịch để khích động lòng người, Trần Hưng Đạo còn soạn ra Binh thư Yếu Lược, Vạn Kiếp Bí Truyền, huấn luyện tướng sĩ!
Trong khí thế ấy, Thượng Hoàng Trần Thánh Tông còn triệu tập bô lão trong nước về kinh đô, đặt tiệc ở thềm điện Diên Hồng hỏi kế đánh giặc, nên đánh giặc hay không, các bô lão đều đồng thanh hô đánh!
Quân Nguyên chia ra làm hai đạo: Một do Toa Đô cầm 10 vạn quân đi đường thủy đánh Chiêm Thành, một do chính Thoát Hoan đem đại binh đến ải quan, sai người đưa thư sang nói cho mượn đường đi đánh Chiêm Thành.
Khi giặc do Toa Đô từ Phía Nam, phía Chiêm Thành đánh thốc lên thì quan trấn thủ Nghệ An Trần Kiện và bộ hạ đầu hàng giặc, được giặc đưa về Yên Kinh, đến Gò Ôn Khâu, Lạng Sơn, bị quân ta bắn tên chết.
Trần Hưng Đạo đuổi sứ giả A Lý về rồi phân binh trấn giữ các cửa ải, còn mình tự dẫn đại quân đóng giữ ở núi Kỳ Cấp. Những chiến thuyền do Yêt Kiêu trấn giữ mặt thủy ở Bãi Tân (thượng lưu sông Lục Nam).
Trước sức tiến của quân Nguyên, Trần Hưng Đạo lui về Nội Bàng. Quân Nguyên rất khôn khéo, ngoài việc dùng sức mạnh thiện chiến nhất là kỵ binh, quân Nguyên còn tìm cách chiêu dụ tất cả các cấp. Ngay Trần Hưng Đạo, khi ở Nội Bàng, giặc cũng đã cho người đưa thư dụ dỗ mở đường và đón Trấn Nam Vương Thoát Hoan. Dĩ nhiên Chúng không thành công.
Khi Trần Hưng Đạo lui quân trước sức tiến quân của giặc, khi đến Bãi Tân, trong lúc thế lực giặc đang mạnh, Trần Nhân Tông hỏi thử Quốc Tuấn, xem nên hàng hay đánh. Trần Hưng Đạo trả lời đầy khí phách: 'Trước hết chém đầu thần rồi sau hãy hàng.'
Tuy thế lực giặc đang mạnh, Trần Hưng Đạo vẫn bình tĩnh, bàn kế hoạch đối phó, giữ sĩ khí không giảm sút, chọn người dũng cảm đi tiên phong, rồi chờ thời cơ phản công.
Giặc tiến quân như vũ bão, chẳng mấy chốc chiếm được thành Thăng Long đang bị bỏ trống, trong khi khắp nơi đều thấy những bảng kêu gọi phải liều chết đánh giặc, không được đầu hàng giặc, người nào cũng có hai chữ 'Sát Thát' ở cánh tay, từ đó, tạo một thế mới giữa giặc và ta.
Tuy lực so với địch vẫn yếu, song thế đã có, nhất là khi quân Toa Đô vốn đang chật vật, lại từ đường sá xa xôi, mỏi mệt ra Bắc, Trần Hưng Đạo tâu với Vua, rằng: 'Toa Đô tự Chiêm Thành trở ra, qua vùng Ô Lý (Thuận Hóa), Hoan (Nghệ An), Ái (Thanh Hóa), đường sá gập ghềnh, quân sĩ vất vả, nay lại vượt bể ra ngoài Bắc, thì sức lực cũng đã mỏi mệt. Vậy nên sai một tướng đem quân ra đón đường mà đánh thì chắc phá được.' Quả nhiên, năm vạn quân Đại Việt do Trần Nhật Duật làm chủ tướng, Trần Quốc Toản làm phó tướng cùng với Tướng Nguyễn Khoái, đánh tan quân giặc ở Hàm Tử (Hưng Yên), Toa Đô phải lui ra cửa Thiên Trường. Thừa thắng, Trần Hưng Đạo lại tâu với vua: 'Quân ta mới thắng, khí lực đang hăng mà quân Nguyên mới thua, tất cũng chột dạ, vậy nên nhân dịp này tiến quân đánh Thoát Hoan để khôi phục Kinh Thành.'
Trần Quang Khải từ Thanh Hóa ra cùng với Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đi thuyền đánh đội chiến thuyền của Nguyên đóng ở Chương Dương thuộc huyện Thượng Phúc. Quan quân đánh hăng quá, quân Nguyên địch không nổi phải bỏ chạy. Cả thắng ở Chương Dương, quan quân lên bộ đuổi giặc đến tận chân thành Thăng Long hạ trại. Thoát Hoan đem binh ra cự, bị phục binh Trần Quang Khải đánh úp, quân Nguyên phải bỏ chạy qua sông Hồng sang giữ mặt Kinh Bắc. Trần Quang Khải đem quân vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng, cảm hứng ngâm bài thơ, rằng:
'Đoạt giáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái Bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san'
Sau khi hắng trận Hàm Tử, Chương Dương, quân thế càng phấn chấn, Trần Hưng Đạo tâu với vua Nhân Tông xin, một mặt sai Trần Nhật Duật hợp với Trần Quang Khải chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau, một mặt chính mình đem quân đi đánh Toa Đô rồi đánh luôn Thoát Hoan ở Tây Kết. Vua để Trần Hưng Đạo tùy ý sai khiến. Quân ta đánh hăng quá, quân Nguyên địch không nổi phải lên bộ chạy ra biển. Khi đến dãy núi, phục binh Đại Việt bắn chết Toa Đô. Ô Mã Nhi một mình lẻn lên chiếc thuyền con chạy về Tầu. Thế là vào Tháng Năm, năm Ất Dậu (1285), thắng trận Tây Kết, bắt được hơn ba vạn quân Nguyên. Khi quân nộp thủ cấp Toa Đô, Vua Trần Nhân Tông nhìn thủ cấp Toa Đô than rằng: 'Làm bày tôi nên như người này,' rồi cởi áo ngự bào đắp cho đầu Toa Đô, sai quân dùng lễ mai táng tử tế. Thế mới thấy lòng nhân của kẻ chiến thắng Đại Việt!
Biết thời cơ đã đến, đang lúc vào Hè, trời nóng nực, sơn lam chướng khí, quân giặc bị dịch tễ giết hại nhiều, Trần Hưng Đạo biết thế nào Thoát Hoan cũng phải rút chạy, liền sai Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão đem ba vạn quân đi đường núi phục sẵn ở rừng sậy hai bên sông ở Vạn Kiếp, sai hai con là Hưng Võ Vương Nghiễn và Hưng Hiếu Vương Úy dẫn ba vạn quân đi đường Hải Dương ra Quang Yên chặn đường rút của giặc, còn đích thân Trần Hưng Đạo đem đại quân đến Bắc Giang đánh đuổi Thoát Hoan. Thoát Hoan dẫn đại binh đến Vạn Kiếp bị phục binh Nguyễn Khoái chặn đánh thiệt hại mất đến một nửa, Lý Hằng bị tên bắn chết. Thoát Hoan, Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán cố mở đường máu mà chạy. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, lên xe mà chạy. Chỉ nội trong sáu tháng, đến Tháng Sáu năm Ất Dậu (1285), 50 vạn quân Nguyên bị đánh tan tác.
Hốt Tất Liệt thấy bọn Thoát Hoan bại trận về, giận lắm, muốn bắt chém hết thẩy. Quần thần can ngăn mãi lại thôi. Bèn quyết định đình việc đi đánh Nhật Bản, đóng thêm 300 chiến thuyền quyết sang ngay đánh trả thù. Song nghe lời can cho quân sĩ nghỉ ngơi, dưỡng sức ít lâu.
Vua Trần Nhân Tông nghe tin Nguyên triều sắp sửa đưa quân sang báo thù, bèn vời Trần Hưng Đạo đến, hỏi rằng: 'Thế giặc năm nay thế nào?” Trần Quốc Tuấn trả lời: “Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng trốn chạy. Nhờ uy linh của Tổ tông và thần võ của Bệ hạ, đã quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại, chúng còn nơm nớp thất bại của Hằng, Quán không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn.'
Quan Chấp Chính xin chọn tráng đinh tăng quân số lên nhiều, Hưng Đạo Vương nói: 'Quân quí hồ tinh, bất quí hồ đa, dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm được gì?'
Khi đạo quân Nguyên có Vương A Thai đi theo đạo quân từ Vân Nam do A Lỗ chỉ huy bắt đầu tiến tới ải Phú Lương, Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo Vương: 'Giặc tới tình hình thế nào?' Vương trả lời: 'Năm nay đánh giặc nhàn.'
Trong khi ấy theo Nguyên sử q.168, Lưu Tuyên truyện , t.8a, Lễ Bộ Thượng Thư Lưu Tuyên cũng lo ngại tâu với Hốt Tất Liệt: '...Giao Quảng là đất viêm chướng khí độc hại người còn hơn binh đao. Nay định đến Tháng Bảy họp các đạo quân ở Tĩnh Giang, đến An Nam tất nhiều người mắc bệnh chết, lúc cần cấp gặp giặc biết lấy gì ứng phó. Ở Giao Chỉ lại không có lương, đường thủy khó đi, không có xe ngựa, trâu bò chuyên chở thì không thể tránh được vận chuyển đường bộ. Một người phu gánh 5 đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, còn quan quân được một nửa. Nếu có 10 vạn thạch lương, dùng 40 vạn người cũng chỉ có thể được lương cho quân 1, 2 tháng. Chuyên chở, đóng thuyền, phục dịch việc quân phải dùng đến 50, 60 vạn người. Quảng Tây, Hồ Nam điều động nhiều lần, dân ly tán nhiều, lệnh cho cung dịch cũng không thể làm được... sao không cùng người hiểu biết trong quan quân bên kia mà bàn bạc phương lược vạn toàn. Nếu không thì sẽ giẫm vào vết xe cũ.'
Như thế Nguyên triều không phải không biết nguy cơ thất bại như đã từng xảy ra. Cũng không phải Đại Việt không biết ứng xử khôn ngoan, khi cương khi nhu. Nhà Trần đã hết sức nhân nhượng, muốn cho nhà Nguyên đỡ mất thể diện, mong tránh được cuộc chiến tranh báo thù, đã cử các sứ bộ mang cống vật và còn tha bọn tù binh đến 50,000 người, đều thích chữ và nói rằng ai bị bắt nữa sẽ bị chém, chứ không tha như lần này.
Vậy mà Hốt Tất Liệt nhất quyết sai Thoát Hoan làm Đại Nguyên Súy, cùng A bát Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, đem tất cả hơn 30 vạn quân với 500 chiến thuyền và đặc biệt có Trương Văn Hổ, con một tên cướp biển giữ chức Giao Chỉ hải thuyền vạn hộ đem 70 thuyền, tải 17 vạn thạch lương, giả danh đem Trần Ích Tắc được phong làm An Nam Quốc Vương về nước. Khác với lần trước, quân Nguyên còn mũi thủy quân rất mạnh, tiến vào cửa sông Bạch Đằng.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lại được cử làm tướng chỉ huy chung, đôn đốc việc chuẩn bị của triều đình và các vương hầu, Trần Khánh Dư làm phó tướng đóng quân ở Vân Đồn, phụ trách việc quân sự miền ven biển.
Cũng như lần trước, Trần Hưng Đạo cử các cánh quân chặn đường tiến quân của giặc. Địch vẫn hùng hổ tiến chiếm thành Thăng Long được bỏ ngỏ. Thế địch mạnh, quân Đại Việt phải rút lui nhanh để bảo toàn lực lượng. Khi thấy cánh quân do Phó Tướng Trần Khánh dư bị thiệt hại nặng, Thượng Hoàng Thánh Tông cho người đòi Trần Khánh Dư về Triều hỏi tội. Trần Khánh Dư xin khất ít lâu để đoái công chuộc tội vì ông nghĩ rằng đoàn chiến thuyền của giặc đã đi qua, có thể đánh đoàn thuyền lương dễ dàng. Quả nhiên, Tháng Mười Hai (1288), đoàn thuyền lương nặng nề của Trương Văn Hổ bị thủy quân tập kích ở Vân Đồn. Trương Văn Hổ đại bại, phải đổ cả thóc xuống biển, chạy thoát về Quỳnh Châu, Hải Nam.
Sau khi chiếm thành Thăng Long bỏ ngỏ, quân Nguyên truy tìm vua, triều đình nhà Trần khắp nơi không gặp, quân nhà Nguyên bị chặn đánh, phục kích khắp nơi. Bấy giờ, ở Thăng Long, Thoát Hoan đang lâm vào tình trạng lúng túng, A-ba-Tri bàn: 'Giặc bỏ sào huyệt trốn vào núi, biển là có ý đợi chúng ta mệt mỏi rồi thừa cơ đánh lại. Tướng sĩ phần nhiều là người Phương Bắc, lúc Xuân Hạ giao nhau, khí chướng tệ hoành hành, chưa bắt được giặc, ta không thể giữ lâu được. Nay chia quân bình định khắp nơi, chiêu hàng những người qui phục, ngăn cấm quân lính không được cướp bóc, kịp bắt ngay Nhật Huyên (Trần Thánh Tông). Đó là kế hay.'
Chẳng bao lâu, quân Nguyên lâm vào thế bị động, bị chận đánh khắp nơi, lương thực được dân cất rất kỹ, Thăng Long trở thành một hòn đảo cô lập, có nguy cơ tuyệt lương. Ngày 5 Tháng Ba, 1288, Thoát Hoan phải rút về Vạn Kiếp. Nguyên sử q. 129 An Nam truyện viết những dòng bi đát tại Vạn Kiếp: 'Tướng sĩ phần nhiều bị bệnh dịch không thể tiến được mà chư man lại phản, những nơi xung yếu đã chiếm được nay đều thất thủ.'
Bọn tướng tá bàn với Thoát Hoan, Nguyên sử, q.209, An Nam truyện, chép: 'Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại, khí trời đã nóng nực, sợ lương hết, quân mệt, không lấy gì chống giữ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn.')
Thoát Hoan buồn rầu thừa nhận: 'Ở đây nóng nực ẩm thấp, lương hết quân mệt và đồng ý rút lui về.' (An Nam Chí lược , q.4)
Thế là đúng như dự kiến của Trần Hưng Đạo, lần này quân Đại Việt 'đánh nhàn,' và trận địa cọc phục kích Bạch Đằng là mồ chôn quân Nguyên Mông vào ngày 9 Tháng Tư, 1288, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống. Thoát Hoan chạy thoát về Tầu.
Đây là điều mà ta áp dụng trong chữa bệnh được. Đó là đánh địch phải đánh tận cùng, nhổ cỏ nhổ tận gốc.
Khi xưa , ba lần Tây Sơn Nguyễn Huệ đưa quân vào miền Tây Nam bộ để đánh Nguyễn Ánh, nhưng do không dứt điểm với Nguyễn Ánh ... Sau này bị Nguyễn Ánh tiêu diệt không còn một mạng
Cách chữa bệnh của chúng ta là : đối với NAm phải chữa 7 ngày liên tục, Đối với bệnh nhân là nữ phải 9 ngày liên tục. Ít nhất là NAm phải được 3 ngày liên tục, nữ phải được 4 ngày liên tục , Bệnh sẽ thuyên giảm trên 80% và không bị tái phát.
20 Tháng Tám Âm Lịch, 'Ngày Giỗ Cha'
Lịch sử Việt Nam hàng ngàn năm qua là lịch sử chống xâm lược. Từ thời Lý đã bắt đầu có đền thờ Vệ Quốc ở Thăng Long bên Hồ Tây. Những người có công bảo vệ đất nước được thờ. Các tướng, như Lý Thường Kiệt, ở Đình Nam Đồng có bức hoành phi 'Sinh vi tướng, tử vi thần' (sống làm tướng, chết làm thần). Ai chết vì nước, hay có công lao cho đất nước, đều được thờ.
Song, Thánh là nhân vật siêu phàm, tài năng xuất chúng, nên Thánh rất ít so với Thần. Ngoài Thánh Gióng, Thánh Mẫu (tứ phủ), Khổng Tử, Trần Hưng Đạo được người đời tôn vinh là Đức Thánh Trần, thờ khắp nơi. Ngày giỗ Đức Thánh Trần, 20 Tháng Tám Âm Lịch, được người dân Việt gọi là 'Ngày Giỗ Cha.'
Chiến thắng Nguyên Mông âm vang trên thế giới. Nhà sử học Ba Tư, Fazl Allah Rasidud-Din (1247-1318), viết trong bộ sử biên niên Ba Tư Zani al- Tawarikh: 'Một lần, Tugan (Thoát Hoan) đem quân vào nước đó, chiếm lấy các thành thị ven biển và thống trị ở đấy trong một tuần lễ, nhưng bỗng nhiên từ biển, từ rừng, từ núi xuất hiện những đội quân nước đó đánh tan đạo quân của Tugan đang lo cướp bóc. Tugan trốn thoát được...' (Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13, Hà Nội, nxb Khoa Học Xã Hội, 1970, tr.5-6).
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (CM) của Quốc Sử Quán triều Nguyễn chép rằng, khi Quốc Tuấn mới sinh ra, có người xem tướng trông thấy, nói: “Mai sau có thể kinh bang tế thế được. Lúc lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh khác thường, xem rộng các sách, có tài văn vũ. Thân phụ Quốc Tuấn là An Sinh vương trước đây có hiềm riêng với Thái Tông, đem lòng oán giận, đi tìm khắp những người có tài, nghệ giỏi để dạy bảo Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, cầm tay Quốc Tuấn trối trăn lại rằng: 'Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha dẫu chết cũng không nhắm mắt được! Trong bụng Quốc Tuấn vẫn không cho câu nói ấy là đúng.'
Trần Hưng Đạo đã vì nghĩa lớn mà gạt bỏ thù riêng. Khi một mình nắm hết quyền bính trong nước, có lần đem câu trối trăn của cha hỏi hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đã cảm động ứa nước mắt vừa khen ngợi lời nói trung nghĩa của hai người, vừa không còn băn khoăn về chữ hiếu không nghe lời cha trăn trối. Khi quân Nguyên xâm lấn lần thứ hai, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng đi theo. Đến lúc quan quân thua trận, thủy quân tan rã, Trần Hưng Đạo định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: 'Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền.' Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói: 'Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi.'
Khi Trần Hưng Đạo bị bệnh, Vua Trần Nhân Tông đến nhà riêng thăm và hỏi rằng: 'Nếu có sự không lành xảy ra, mà quân Nguyên lại sang xâm lấn, thì chống cự lại bằng cách gì? 'Trần Hưng Đạo thưa lại rằng, quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh; đem đoản binh đánh trường trận, là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: nếu thấy quân giặc tràn sang như gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tầm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà chế biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha con một nhà, mới có thể dùng để chiến thắng được. Vả lại, phải bớt dùng sức dân để làm cái kế ‘thâm căn cố đế,' đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn.'
Chữ Tâm, chữ Đức, cũng như lời vàng ngọc chí tình của Hưng Đạo Đại Vương có giá trị cho muôn đời sau, nhất là đối đầu với những thách thức lớn lao chưa từng có tại biển Đông. Cần sự đồng thuận xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Mọi hành động làm cho thế nước suy sẽ là có tội với Tổ Tông cũng như với đất nước Việt Nam!

Nội dung lịch sử được trích dẫn

Trần Hữu
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am


Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách