Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 8 14, 2013 3:07 pm

Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Bên cạnh chứng huyết áp cao thì còn có chứng huyết áp thấp. Dưới đây là những món ăn, bài thuốc dùng cho những người gặp phải một trong hai tình trạng này, và cả người hay bị đau đầu, theo hướng dẫn của lương y Phạm Như Tá.

Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp thấp nên ăn nhiều muối hơn bình thường, và uống cà phê để cải thiện mức huyết áp. - Ảnh minh họa.
- Người bình thường ăn 10-12g muối mỗi ngày; người có huyết áp cao nên ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày; còn người có huyết áp thấp thì nên dùng hơn 12g muối mỗi ngày.
- Dùng các loại thức uống có công dụng làm tăng huyết áp như: cà phê (nên uống từ 1-2 ly cà phê đặc mỗi ngày, nhưng không uống quá nhiều cà phê có thể gây khó ngủ, rối loạn nhịp tim); dùng nước chè (nước trà) đặc.

Chữa đau đầu
- Lấy 1-2 bông hoa hướng dương, thêm đường phèn vừa đủ đem nấu nước uống.
- Lấy một ít lá cây hoa hướng dương, giã nhuyễn để vắt lấy nước, rồi cho vào chén cùng một ít đường phèn, và đem chưng cách thủy, lấy nước dùng.
- Lấy 60g hoa hướng dương đem nấu nước để uống; hoặc lấy nước nấu đem hòa với 2 cái lòng đỏ trứng gà để uống.
- Lấy một ít hạt hướng dương, bóc bỏ vỏ, rồi đem tiềm với gà mái (có nêm nếm các gia vị) để ăn.
- Lấy một ít hạt hướng dương bóc bỏ vỏ, sao vàng, tán nhuyễn cho vào hũ đậy kín để dùng dần. Mỗi ngày dùng 10g, dùng trước khi ngủ (hòa với nước đường để dùng).
- Lấy 100g rễ hướng dương, cắt nhỏ, đem nấu nước uống.
- Những người đau đầu kinh niên, thì có thể dùng bài thuốc sau: Mỗi ngày lấy cải cúc nấu lấy 30g nước để uống. Có thể dùng lá cải cúc hơ nóng rồi đem chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc mỗi khi thấy đau đầu để xoa dịu cơn đau.

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì?

Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Nên ăn mặn hơn người bình thường. Không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì.
Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ. Tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.
Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể.

Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
Uống đủ lượng nước. Việc uống nước rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi bạn đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Hơn thế nữa, nếu bạn bị tiêu chảy hay buồn nôn, bạn cần chắc chắn đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi trong việc phòng tránh và điều trị chứng huyết áp thấp.
Tránh xa các loại đồ uống có cồn. Vì sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể.
Dùng nước ép củ cải đường tươi là một trong những bài thuốc trị chứng huyết áp thấp hiệu quả nhất. Bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp nên uống một cốc nước ép củ cải đường chia thành 2 lần mỗi ngày.
Ngâm 7 quả hạnh trong nước qua đêm. Sau đó bóc vỏ chúng và nghiền nát chúng thành một dạng bột. Sau đó cho quả hạnh vào trong sữa ấm và dùng dung dịch này để uống.

Món ăn điều trị huyết áp thấp

Thông thường, huyết áp dưới 90/60 mm thủy ngân được xem là thấp. Dưới đây là các món ăn, bài thuốc dùng cho người huyết áp thấp
Lương y Quốc Trung cho rằng: “Do huyết áp thấp mà máu tuần hoàn chậm và yếu, đoạn cuối của mao mạch thiếu máu, ảnh hưởng đến việc đưa oxy đến nuôi các tổ chức tế bào và mang ô-xít cacbon và những chất thải đi ra ngoài. Cứ kéo dài như vậy, làm cho công năng của cơ thể giảm sút rất nhanh. Rất nhiều bệnh nhân còn có những triệu chứng như: váng đầu, đau đầu, tức ngực, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, khẩu vị kém ngon, sưng chân...”.
Bệnh này thường thấy ở người thể chất kém và phụ nữ. Một số người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện rõ rệt, nên không nhận ra. Bệnh thường kéo dài làm cơ thể suy nhược. Đông y cho rằng, huyết áp thấp là do khí của tì thận suy tổn gây nên, điều trị chủ yếu là làm cho tì thận ấm lên, tăng dưỡng khí...

Các thể và cách trị

Với thể khí huyết dưỡng hư, thường có biểu hiện: đầu váng, mắt hoa, tai ù, ngại nói, tinh thần mệt mỏi, theo lương y Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc gồm: đảng sâm 15g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, kỷ tử 12g.
Với thể khí hư, dương hư - biểu hiện: sắc mặt trắng bệch, thở gấp, ngại nói, mệt mỏi, chân tay vô lực, chân tay lạnh, di tinh, hoạt tinh, sinh lý yếu, thì dùng bài thuốc gồm: hoàng kỳ, đảng sâm, ngũ vị tử (mỗi vị 30g), mạch môn đông 40g, sài hồ bắc 3g.
Hoặc dùng một trong 2 bài thuốc đơn giản dưới đây: quế chi 10g, cam thảo 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 6g, hồng sâm 5g, pha với nước sôi thay chè, mỗi ngày một thang; hoặc: chế hoàng tinh 30g, đẳng sâm 30g, cứu cam thảo 10g, sắc uống vào buổi sáng, ngày 1 lần.

Món ăn trị bệnh

Với bệnh huyết áp thấp mạn tính, việc ăn uống có vai trò quan trọng không kém gì thuốc. Dưới đây là những món ăn giúp cải thiện huyết áp thấp:
* Gà ác 1 con, làm sạch lông, bỏ phủ tạng, rồi cho 30g đương quy, 30g hoàng kỳ, 5 quả táo đỏ, 15g kỷ tử vào bụng gà, đem hấp cách thủy cho đến chín mềm. Khi chín bỏ bã thuốc, ăn thịt và dùng nước canh. Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.
* Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột, cho vào cùng 50g gạo nếp ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Ăn liền 2 - 3 tháng.
* Chim cút một con làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Lấy 30g hoàng kỳ, 30g thiên ma, gừng tươi 5g, 5 củ hành, rửa sạch cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm, ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.
* Táo đỏ 10 quả, sa sâm 15g, sinh địa 50g, thục địa 50g tất cả cho vào 600 ml nước nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, cho thêm 50 ml mật ong loại tốt hòa đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.

Lời khuyên hữu ích cho người bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay hạ huyết áp và huyết áp cao đều là tình trạng bệnh nguy hiểm như nhau. Nếu không kịp thời xử lý, huyết áp thấp và hạ huyết áp có thể nguy hiểm tính mạng.
Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp xuất hiện khi lưu lượng máu lưu thông dưới mức bình thường. Do huyết áp thấp mà máu được tim bơm đến các động mạch có thể bị yếu đi và mọi cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy hoặc các chất dinh dưỡng. Huyết áp thấp có thể là kết quả của việc ăn uống không đầy đủ. Nếu lượng calo, vitamin, khoáng chất và protein trong chế độ ăn uống hàng ngày không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể thì rất có thể dẫn đến hạ huyết áp và làm cho cơ thể luôn ở trạng thái huyết áp thấp.

Các triệu chứng và nguyên nhân của huyết áp thấp:

• Chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, và lơ mơ buồn ngủ là những triệu chứng chính.
• Các triệu chứng phổ biến nhất của huyết áp thấp là đau đầu nhẹ, chân tay liên tục bị lạnh do lượng máu thực tế được đưa đến các chi không đủ.
• Chế độ ăn uống thiếu vitamin B, vitamin C, protein và gây ra thiếu hụt calo trầm trọng.
Mất máu, thất vọng, các vấn đề liên quan cảm xúc là những nguyên nhân khác.
• Khó thở và đau ngực nhẹ là phổ biến. Nhịp đập của tim có thể là một dấu hiệu của tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp và có thể là dấu hiệu bệnh tim nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị:

• Muối sẽ giúp khôi phục lại mức độ huyết áp bình thường. Hãy pha nửa muỗng cà phê muối hòa tan trong nước và uống để lấy lại huyết áp đạt mức yêu cầu.
• Ăn hoa quả tươi và uống sữa trước mỗi bữa ăn.
• Uống nước củ cải đường sống vì nước củ cải đường sống có hiệu quả khắc phục huyết áp thấp.
• Bơ sữa là tốt cho cả huyết áp cao và huyết áp thấp
• Tránh căng thẳng và lo lắng không cần thiết.
• Tăng lượng vitamin, cụ thể là vitamin E, C và B.
• Có thể dùng thuốc để điều trị huyết áp thấp. Có một số loại thuốc truyền thống có thể giúp chữa bệnh huyết áp thấp. Hãy tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người mắc bệnh huyết áp thấp nên:
1. Dùng nhiều muối hơn: Muối thường được coi là nguyên nhân làm tăng huyết áp, vì vậy người ta thường hạn chế ăn mặn trong các bữa ăn. Tuy nhiên, với người bị huyết áp thấp thì nên làm ngược lại.
2. Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, nhất là sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng, nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Tập luyện thể thao đều đặn: Người bị huyết áp thấp nên duy trì thói quen luyện tập thể thao đều đặn để lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, có ích trong việc giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
4. Giảm đồ ăn chứa nhiều carbon hydrate: Các loại thực phẩm như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ chứa nhiều carb nên những người bị huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp không nên dùng. về mặt đông y, tránh những loại thức ăn này sẽ rất lợi tiểu.
5. Tránh xa đồ uống có cồn: Đồ uống chứa cồn làm cho cơ thể mất nước. Thay vào đó, nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.

Huyết áp thấp uống nhiều nước coi chừng ngất xỉu

Uống nhiều nước sẽ khiến người huyết áp thấp bị mệt hơn vì nước đọng lại trong dạ dày và ruột, giảm tiết dịch vị, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tim mạch và sự hô hấp tuần hoàn.
Vừa leo núi vừacầm chai nước uống cho đỡ khát, thế nhưng, khi đi đếnnửa đường, chị bỗng tái xanh mặt và ngất lịm.. Leonúi thì mệt và khát. Vì thế, nhiều người cứ vừa đivừa cầm chai nước uống. Thế nhưng, uống thế nào chođúng cách? Thức uống nào cho hợp lý?
Không ăn sữachua, uống sữa và đồ có chất kích thích
Chị Hải Yến (Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lạilần đi đền Thượng (núi Ba Vì, Hà Nội). Lần đó, vìleo núi mệt và khát nên cứ vừa leo núi chị vừa cầmchai nước uống. Nhưng khi đi đến nửa đường, chị bỗng tái xanh mặt và ngất lịm ngay trên đường. Đượcbiết, chị vốn là người có huyết áp thấp.

Ăn uống khi đi lễ hội không đảm bảo vệ sinh

PGS,TS Hà Anh Đào khuyến cáo, đối với những người huyết áp thấp thìkhi leo núi, đi xa, mệt mỏi, dù khát đến mấy cũng khôngnên uống nhiều nước.
Việc uống nướckhi mệt và đói tốt cho từng đối tượng, nếu nhữngngười huyết áp thấp mà uống nhiều nước thì sẽ càngbị mệt hơn vì uống nhiều nước sẽ đọng lại trongdạ dày và ruột, gây ấm ách, giảm việc tiết dịch vị,gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tim mạch và sự hô hấptuần hoàn.
Vợ chồng anhNguyễn Văn Kiên (Đông Anh, Hà Nội) khi đi lễ phật tạiChùa Hương đã thủ sẵn vài bịch sữa để hỗ trợ chocuộc leo núi hết sức mệt nhọc: "Sữa cung cấp nănglượng tốt nhất, lại còn giải khát nữa chứ!".Mỗi khi đói bụng là vợ chồng anh lại lôi sữa ra uốngđến no thì thôi. Thế nhưng, không như mong muốn của anhchị, càng uống lại càng khó chịu, bụng ì ạch.
Các chuyên giadinh dưỡng khuyến cáo, không nên uống sữa khi đói bụng.Vì lượng protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa thành nhiệtnăng tiêu hao chứ không phát huy tác dụng của bất kỳloại dinh dưỡng nào có lợi cho cơ thể. Ngay cả sữachua cũng không nên dùng, vì khi bụng đói sẽ thấy cồncào, sữa chua lại chứa nhiều men tiêu hóa, không tốtcho dạ dày.
Ngoài ra, uốngnước tăng lực khi leo núi rất dễ gây nên những ảnhhưởng đối với tim mạch vì đa phần các loại nướctăng lực có chứa một lượng lớn đường, chất caffeinvà các chất kích thích khác. Khi cơ thể mệt, tuyệt đốikhông nên dùng những những chất kích thích này.
Theo các chuyêngia dinh dưỡng, thức uống hợp lí nhất khi đi lễ hộilà nước đun sôi để nguội, vừa hợp vệ sinh, vừagiải khát tốt.
Tuyệt đốikhông ăn sắn, khoai khi leo núi
Một kg củ mài,củ sắn luộc có giá 30 nghìn đồng nhưng vẫn không làmlung lay ham muốn ăn uống của du khách tại lễ hội chùaHương, Yên Tử... Trong hành trình leo núi, nhiều người mua một ít để vừa đi vừa ăn cho tiện.
Tại chùa Hương,chúng tôi gặp bác Nguyễn Thị Ngàn (Trâu Quỳ, Gia Lâm,Hà Nội). Mặc dù đã chuẩn bị đồ ăn từ nhà nhưngbác vẫn mua thêm một túi sắn luộc vừa đi vừa ăn cho đỡ đói. Khỏe đâu chưa thấy nhưng hết bác lại đến cô con gái có cảm giác nôn nao, chóng mặt.
Đi cạnh chúng tôi là một đôi tình nhân đi lễ chùa, họ cũng sà vào mua củ từ gai và một ít khoai luộc với suy nghĩ: "Ănsắn, ăn khoai có nhiều chất bột, dễ tiêu hóa, nhanh no hơn giúp cơ thể đỡ hao năng lượng khi leo núi".
Theo PGS, TS Hà Anh Đào (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), củ sắn là loại lương thực phổ biến khá thơm ngon, tuy nhiên có chứa một hàm lượng chất độc rất nguy hiểm. Độc tốt rong sắn là một loại glucosid, khi gặp men tiêu hóa, axithay nước, sẽ thủy phân và giải phóng axit cyanhydric(HCN), một chất có thể gây độc.
Nếu người luộcsắn làm không đúng cách để loại trừ được axitcyanhydric, người ăn có thể bị say, nhất là lúc đói,mệt khi leo núi.
Tương tự, đốivới ăn khoai lang khi đói cũng không tốt, vì tannin vàglial trong khoai lang sẽ kích thích dạ dày tiết dịch, gâycảm giác khó chịu, nóng ruột, bực mình.
Theo PGS.TS Đào,trường hợp bị chóng mặt, nôn nao như mẹ con bác Ngànlà do say sắn.
PGS. TS Đào nhấn mạnh, đi lễ hội không tránh khỏi việc ăn uống tạmbợ, nhất là đi lễ hội chùa Hương thì càng khó khăntrong việc ăn uống để đảm bảo vệ sinh vì thiếu nướcđể rửa tay, đồ ăn mang theo vì không được bảo quảncó thể bị ôi thiu dẫn đến tiêu chảy…
Khi tham gia lễhội, do hoạt động thể lực với cường độ cao, phầnlớn máu sẽ tập trung ở các cơ bắp. Sau khi dừng côngviệc, các huyết quản ở đường ruột và dạ dày vẫnchưa kịp giãn nở, nên khả năng hấp thụ của hệ tiêuhóa (nhất là ruột) là rất kém.
Vì thế, chỉ nên ăn uống vừa phải để lấy sức, tuyệt đối khôngnhịn hoặc ăn quá no. Vừa leo núi vừa uống một chút nước, tránh uống nhiều gây mệt mỏi.


Biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp
Huyết áp thấp có thể gây nên biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được quan tâm và điều chỉnh kịp thời. Những người huyết áp càng thấp, tỷ lệ tử vong càng cao.
Nguy cơ nghiêm trọng
Những người huyết áp càng thấp, tỷ lệ tử vong càng cao, đó là một trong những kết quả nghiên cứu mới đây do Trung tâm Y học Đại học Columbia công bố trong Hội thảo của Hiệp hội Chứng tăng huyết áp Mỹ tổ chức tại San Francisco hồi tháng 5-2009.
Tuy nhiên, trong số 10.000 người tham gia cuộc nghiên cứu này thì phần lớn từng được chẩn đoán là mắc bệnh về động mạch vành và áp huyết thấp là một tác nhân khiến cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Mặc dù nếu so sánh, huyết áp thấp tốt hơn là huyết áp cao nhưng đây là cảnh báo để cộng đồng quan tâm hơn nữa đến số ít người có huyết áp cực thấp.
Những người có huyết áp thấp thường có huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…
Triệu chứng, nguyên nhân và cách kiểm soát
Người có huyết áp thấp thường có các triệu chứng: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả và rất muốn được nghỉ ngơi; Khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn; Suy giảm khả năng tình dục; Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc; Vã mồ hôi lạnh; Thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Các nghiên cứu cho thấy, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các dạng sau: Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ, do suy giảm hoạt động của tuyến giáp, do suy giảm đường trong máu, do có nhịp tim chậm. Huyết áp thấp cũng có thể do yếu tố di truyền, những người có thể trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, lao...
Ngoài ra, nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất…
Để kiểm soát bệnh, tốt nhất người bị huyết áp thấp nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết; Nên ăn mặn hơn người bình thường; Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, Yoga;
Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và lưu ý nên dùng ngay một tách cà phê, trà đường nóng, dùng gừng, nhân sâm, hay các thuốc bổ tổng hợp Vitamin khi bị tụt huyết áp; Đi lại từ tốn, ăn đủ chất gồm hạt toàn phần, rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường. Cần khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc.

Nguồn : :
http://www.phununet.com/WikiPhununet/Ch ... reID=11908
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron