Chữa không đi được sau chấn thương sọ não

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Chữa không đi được sau chấn thương sọ não

Gửi bàigửi bởi Vương Văn Liêu » Thứ 5 Tháng 9 27, 2012 4:21 am

Chữa không đi được sau chấn thương sọ não
Tôi rất quan tâm đến chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh mà tôi đã nêu trong bài " Một ý kiến nhỏ" ngày 25- 9 .Tôi cũng đã viết 1 số bài trong chuyên mục này. Tôi thấy đây là mục rất quan trọng để chúng ta học hỏi lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao trình độ. Chúng ta cũng không sợ sai vì có sai mới có đúng và những bước đi đầu tiên ai mà chẳng có sai lầm. Đến như cụ Hải Thượng Lãn Ông còn nói 20 năm đầu miệt mài học làm thuốc, khổ công cầu đạo mà phải sau 50 tuổi trở ra y lý mới vững vàng. Bạn Hoàng Thúy Năm ủng hộ chuyên mục này, mong các bạn viết nhiều kinh nghiệm hay lên Diễn đàn nhé. Sau đây tôi nêu 1 trường hợp:
Một bệnh nhân nữ 65 tuổi ở Hà Nội, bị tai nạn do xe máy đâm, chấn thương sọ não.
Sau khi chữa ở bệnh viện về đã qua cơn nguy kịch, nhưng không đi được. Người nhà nhờ tôi đến nhà giúp đỡ.
Vọng chẩn:
Người quá gầy, nằm 1 chỗ, không đi lại được.
Văn chẩn: thanh âm bình thường.
Vấn: ăn tạm được, nhưng người mệt, chân cử động được nhưng yếu không bước đi được, người kêu lạnh.
Thiết: Đo huyết áp 2 tay, 2 chân có trị số như sau:
Tay phải: 124/80 mạch 86
Tay trái 122/83 mạch 88
Chân trái 170/ 80 mạch 84
Chân phải 172/ 82 mạch 82
Quan sát thấy người nhà hay cho bệnh nhân uống nước cam vắt mỗi ngày.
Định bệnh: Bệnh nhân này thiếu khí và tắc khí ở chân.
Cách chữa:
1. Điều chỉnh tinh:
Dặn người nhà không cho bệnh nhân ăn các thứ hàn lạnh, chua làm giảm huyết áp. Không được uống nước cam nữa.
Cần ăn các thức ăn ôn ấm và bổ máu.
2. Điều chỉnh khí:
- Bấm 2 huyệt Xung Môn 2 bên háng để thông khí xuống chân.
- Bấm dọc phía trong xương cẳng chân 2 bên từ đầu gối trở xuống để thông khí huyết xuống chân.
- Tập kéo ép gối thở ra làm mềm bụng.
Đối với khí công Ý ở đâu khí ở đó, Khí ở đâu huyết ở đó vì vậy tôi dắt bệnh nhân đứng dậy và dắt tập đi, vừa đi vừa bắt hát one, tue, three….để phục hồi trí não, khôi phục trí nhớ. Sau đó khi bệnh nhân (có người dắt đi) đã bước được những bước chuẩn xác rồi, tôi cầm tay cho tập dậm chân phía trước, phía sau và hát để điều chỉnh khí.
Dặn người nhà tập theo những gì tôi đã hướng dẫn. Tôi chỉ đến nhà bệnh nhân 1 lần.
Sau môt thời gian người nhà thông báo bệnh nhân đã đi được rồi.
Qua đây ta thấy vấn đề hướng dẫn cho mọi người tự chữa bênh là quan trọng vô cùng -đó mới là mục tiêu của KCY Đ mà Thầy Ngọc đã dạy chúng ta.
Vương Văn Liêu
Vương Văn Liêu
 
Bài viết: 823
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 25, 2011 7:25 am

Re: Chữa không đi được sau chấn thương sọ não

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 6 Tháng 9 28, 2012 4:20 am

Chào các bạn.
Tôi đến với KCYD bằng nhiệt huyết của một người (tự nhận là) “ham hiểu biết”, nhưng vốn liếng thì nghèo nàn quá...Kiến thức về Tây Y không, Đông Y không, Gia truyền không, Tâm linh gần như không, Thời gian cũng không có nhiều...Bởi vậy cho đến giờ, cái “âm-dương-ngũ hành” vẫn cứ gọi là... khá mơ màng!
Tôi biết bác Liêu chỉ chia xẻ một cách dung dị thế thôi, chứ tôi đoán chắc khi có kết quả như vậy bác rất mừng, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cũng rất mừng...Ấy là tôi suy bụng mình ra như vậy!
Các bạn ạ, thành công vĩ đại thì chưa có, nhưng từ khi biết đến KCYD thì gia đình nhỏ của tôi, kể cả các cháu nhỏ, hầu như không tốn một viên thuốc. Vì đã thực hiện “chữa bệnh khi chưa có bệnh” một cách khá chu đáo. Cứ như vậy mà người lớn thì béo trắng ra, người già trẻ lại, trẻ em thì hay ăn chóng lớn...gia đình không tốn tiền thuốc, không mất thời gian đi khám bệnh, Bảo hiểm xã hội cũng được lợi (!) . Tôi thấy như vậy cũng là không phụ công Thầy chăm lo dạy dỗ. Cảm ơn Thầy biết bao!
Mặc dù mới chỉ có “mon men vòng ngoài” (xin lưu ý cũng tại vướng “ma-vong-nghiệp bệnh” mà chưa dám dấn thân), nhưng do đã có đường lối rõ ràng nên ít nhiều cũng có kết quả trong tư vấn.
Ví dụ một bà cụ trên 90 tuổi suýt chết vì điều trị Tây Y sai do chẩn đoán Tiểu đường, sau phẫu thuật nằm bẹp chỉ còn thoi thóp thở...Khi được điều chỉnh, đã khoẻ lại, ăn uống bình thường.
Gần đây nhất là 1 cụ ông tuổi 90 sau tai biến đi viện đã qua cơn nguy kịch, về nhà tập đi thì loay hoay gian nan...Tôi tìm trong tài liệu và cóp lấy 1 đoạn về tập đi đứng, kèm thêm kiến thức về huyết áp, trong thời gian ngắn (khoảng hơn chục ngày) giờ cụ đã tự đi mà không cần gậy, khiến ai biết cũng phải ngạc nhiên!
Tôi xin chép lại đoạn này:
d-Tập đứng :
Nếu không đủ sức đúng lên thì đặt chiếc ghế ở sau lưng cho bệnh nhân ngồi xuống nghỉ. Sau đó bảo bệnh nhân nắm đè hai bàn tay vào giường, dùng sức, hít vào tập đứng lên, thở ra thì ngồi xuống ghế, tập 10 lần.
e-Tập đứng 1 chân :
Bảo bệnh nhân đứng lên vịn giường, co một chân lên, đứng 1 chân đếm xem đứng lâu được bao nhiêu tiếng đếm 1,2,3,4.... bao giờ đếm được 30 tiếng trở lên là có sức. Đứng đổi chân tập đếm để so sánh xem chân nào mạnh hơn, chân nào yếu hơn, bên chân yếu sẽ phải tập nhiều hơn cho hai bên chân đứng lâu bằng nhau.
f-Tập dậm chân tại chỗ :
Hướng dẫn bệnh nhân tập nhấc cao một chân rồi dậm chân xuống đất đếm 1, đổi chân dậm chân kia đếm 2, đổi chân này dậm xuống đếm 3, đổi chân kia dậm xuống đếm 4... Cứ dậm 1,2,3,4 như lính tập bài dậm chân tại chỗ cho khí huyết và sức lực dồn xuống chân.
g-Cho tập đi để khai mở thông thể Vía :
Nhớ rằng thể Vía là thể cử động nhanh nhẹn, có 3 cách hướng dẫn cho đi nhanh nhẹn.
Cách thứ nhất : đưa cho bệnh nhân cái ghế ngồi có bánh xe thường là ghế ngồi văn phòng, bệnh nhân cầm ghế đẩy đi, vừa đẩy vừa hát one, two, three...là tác động thể Trí điều khiển thể Phách, thể Vía, được đồng bộ. Cần đi nhanh, không nên đi chậm, làm thông thể Hồn sẽ hết đau, dùng thể Chí là thời gian cố gắng tập luyện liên tục ít nhất 15-30 phút mỗi lần. Tất cả các bài tập này là bắt thể Xác phục tùng thể tâm linh. Ngược lại để bệnh nhân tự đi chậm chân lết từng bước là thể Xác làm chủ đã làm hại thể tâm linh là cách chữa theo thế gian chú trọng thể Xác hơn thể tâm linh, nên không bao giờ khỏi được.
Cách thứ hai : Nếu có chiếc xe đẩy hay khung tập đi của những người già gọi là cái Marchette hay walker thì cũng cho bệnh nhân cầm vừa hát vừa đẩy đi bước dài, nhanh hơn bước đi bình thường mới gọi là thông thể Vía.
Cách thứ ba : Không có ghế đẩy, xe đẩy hay walker, thì mình đứng trước mặt bệnh nhân, cầm hai bàn tay bệnh nhân, bảo bệnh nhân nhìn mình và hát theo mình, cùng lúc mình kéo bệnh nhân đi nhanh, để ý mỗi bước chân phải đi đúng nhịp, cứ lôi bệnh nhân đi đều theo nhịp hát, chứ không theo thói quen bước từng bước làm hỏng thảo chương thể tâm linh trong bộ não, tập rèn luyện thể Chí là sự phấn đấu vược qua mọi khó khăn trở ngại lười biếng vốn dĩ có của thể Xác.
d-Tập đi lên xuống cầu thang theo nhịp hát để bệnh nhân tăng cường thể Thần giúp bệnh nhân tự tin, sau đó mình đi cạnh bệnh nhân, nắm tay đi song song, vừa đi vừa hát với bệnh nhân, rồi từ từ buông tay không cần nắm, chỉ vừa đi song song vừa hát theo bệnh nhân.
e-Điều chỉnh thăng bằng âm-dương :
Hướng dẫn bệnh nhân tập bài về chân Chachacha :
Đa số những người già, hay những người chân yếu, tê liệt, đi đứng khó khăn vì chỉ biết hướng di tới, không thể đi lùi, đi lùi sợ bị té ngã, như vậy là hướng đi chỉ có tiến dương mà không lùi âm được, do đó khi lùi cơ thể ngả nghiêng mất thăng bằng dễ bị té ngã. Tập luyện thăng bằng cho thể Vía, chân bước lên, lên, xuống...
...............
Các bạn ạ, còn thất bại của tôi...nhiều lắm nhưng vì ké bài tập đi của bác Liêu, xin tạm dừng tại đây.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm


Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách