Các Điểm Chú Ý Cho Việc Chích Lể

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Các Điểm Chú Ý Cho Việc Chích Lể

Gửi bàigửi bởi Thiện Quang » Chủ nhật Tháng 3 25, 2012 1:51 pm

Mục Đích của môn chích lể

1. khai thông ứ huyết :Làm cho huyết quản thông suốt , tuần hoàn điều hòa, khí huyết lưu chuyển, mạch lạc khai thông.
2 .Giải phóng thần kinh bị chèn ép: Làm cho sinh lý cơ thể hoạt động bình thường .
3 . Điều hòa chức năng của tạng phủ ( nội tạng)
Để giữ cơ thể được quân bình sinh hóa.
4. Tăng cường sức đề kháng ( chống đỡ) của cơ thể.Phòng và chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ

Chích lể trực tiếp loại bỏ các chất độc và máu độc gây bệnh ra khỏi cơ thể để khai thông các mạch máu, kinh lạc… do đó tại chỗ bệnh các tế bào thần kinh không bị chèn ép khí huyết lưu thông điều hòa khí, làm cho bộ máy tuần hoàn hoạt động trở lại bình thường, giúp máu chuyển tải các chất dinh dưỡng và dưỡng khí đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào, giúp cho lục phủ ngũ tạng cùng toàn bộ tổ chức của cơ thể hoạt động mạnh lên. Nguyên khí trong cơ thể được đầy đủ thì chống đỡ được bệnh tật, con người được khỏe mạnh lên.

Nếu không chích lể lấy máu độc ra khỏi cơ thể mà để máu độc ngưng trễ ở đâu thì ở đó sưng, nóng, đỏ, đau hoặc bị tê mỏi, lạnh buốt và có khi làm cứng cơ có khiến cử động khó khăn run dật , đau nhức, nằm ngồi không yên hoặc ngứa ngáy khắpnơi trong cơ thể.
( thống thì bất thông và thông thì bất thống) để tìm chỗ chích có thể dùng máy đo nhiệt đo những vùng nhiệt nơi cần chích sẽ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ bình quân của cơ thể, hoặc dùng máy đo đường huyết để đo lượng đường nơi chích sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn.) những thầy có kinh nghiêm thì quan sát sờ nắn cảm nhận nơi tắc và chích luôn.

Các dấu vết báo bệnh này biểu hiện bản chất trong cơ thể, vì cơ thể con người gồm nội môi và ngoại môi là một khối thống nhất vì vậy bệnh của lục phủ ngũ tạng và tổ chức đều lộ ra ngoài da những dấu vết và những vùng tương ứng với nội tạng, khi ta lể ngay dấu vết đó thì có thể điều trị được bệnh rối loạn mất quân bình sinh hóa các cơ quan tạng phủ liên hệ

Các dấu vết đặc trương
Hình dáng, máu sắc, kích thước, và vị trí mỗi lúc khác nhau.
Xuất hiện lên trên da hoặc nằm sâu trong vùng mềm tại các vùng đau.
Nơi nào có đau thì nơi đó hiện lên những dấu vết cần chích lể
Ngoài ra những vùng và điểm được chỉ định, để trị một số bệnh có hiệu quả do kinh nghiệm xưa nay truyền lại. ( điểm chỉ định theo sơ đồ chích lể,và các kinh nghiệm nhiều năm của các thầy)

Chín loại dấu vết đặc trưng

.Tứ huyết ( Tụ Huyết, Ứ Huyết, Đọng Huyết, Xuất Huyết)
Ngũ điểm ( Điểm Đau Tê, Điểm Sưng Lở, Điểm Ngưng Dịch, Điểm Đọng Đặc, Điểm Chỉ Định)

Tụ Huyết có những điểm tụ huyết như máu bị nhiễm độc từ xung quanh dồn tụ lại một chỗ thành một điểm, một chấm hay một nốt nhỏ cỡ bằng chân nhang,tròn hoặc hơi tròn màu đỏ, màu rỉ sét, màu đen, màu xanh ánh, màu trắng…
Có những nốt đỏ láng nằm dưới da dễ lầm với nốt muỗi cắn , có điểm đau có màu đen hay màu rỉ sét, những điểm đau màu đen thẫm, cũng có những điểm vạch ra thấy xanh ánh nằm dưới da nằm sâu trong phần mềm của thịt, có những điểm trắng láng như đầu hạt gạo, thường thấy ở trên đầu cụ bà đau đầu kinh niên, hay trên lưng các em bế bị đẹn

Ứ Huyết: là do tĩnh mạch, máu bị bế tắc hai đầu ,máu ở đoạn giữa ứ lại , làm cản trở dòng máu lưu thông về tim., hiện tượng ứ huyết lâu ngày làm tĩnh mạch giãn to ra gọi là tĩnh mạch trương, phát sinh do cơ thể bị trúng lạnh, tạng phủ ứ máu, do áp huyết thấp tắc động mạch không đưa máu về được, do áp huyết cao uống thuốc hạ áp làm dãn tĩnh mạch( phân biết do kinh nghiêm quan sát có sự khác biệt rõ ràng hoặc dùng máy đo huyết áp để phân biệt bệnh do cao áp hay thấp áp gây ra) có ba dạng chính:
Ứ huyết ở đoạn tĩnh mạch lớn, Máu ứ lại thành những đoạn, những khúc chạy ngoằn nghèo, quanh co thường gặp ở khỷu chân, bắp chân , thắt lưng ,vùng bụng và vùng hông.
Ứ huyết thành bọc hay túi, màu xanh lạt trông hơi anh ánh, dạng này thường thấy ở bắp vế, bắp chân , mông đầu, gây chứng đau buốt,.
Ứ huyết phần cuối tĩnh mạch bị dãn ra nổi lên mặt da thành từng túi đơn độc hoặc thành từng chùm rải rác hay tập trung xoắn xuýt lại với nhau như búi chỉ, rế cây, loại này thường thấy ở mông đùi bắp chân,…
Các điểm ứ huyết thường có màu xanh hơi đậm hơn màu tĩnh mạch nhưng lại ứ lại thành đoạn, thành bọc,túi hay đoạn phình.
Loại ứ huyết nhỏ thường có màu đỏ tím đỏ hồng, đỏ nhạt, tạo thành những đoạn ngắn nằm rải rác hay tập trung giống như rễ cây, bán vòng kiềng ,vòng kiềng màu đỏ thường nằm ở tay, chân , lưng, vai..
Những bệnh nhân có tạng hàn thường bị ứ huyết, vì hàn dễ gây ngưng đọng máu, Hiện tượng ứ huyết thường thấy ở những người bị trúng gió lạnh, cảm hàn á khẩu, tê mỏi tay chân hen suyễn tức ngực , tức bụng ,liệt bán thân, đau lưng ,phong ,ngứa ở chân,Những người liệt nửa người, đau thần kinh tọa do bị trúng khí lạnh hoặc nước lạnh ngấm vào người ngưng trễ từng nơi , từng chỗ thành những đoạn ứ huyết bầm xanh nằm trong phần mềm hay dưới da, làm đau buốt đi đứng nằm ngồi thấy nhức nhối khó chịu.
Khi có ứ huyết các tế bào bị nhiễm độc, giây thần kinh bị chèn ép khó hoạt động, tuần hoàn bị trở ngại, các cơ cứng tuần hoàn khó khăn, tay chân tê liệt .Nếu ta tìm chích hết các điểm ứ huyết sẽ loại hết máu độc bệnh nhân sẽ điều hòa lưu thông tuần hoàn máu, kết hợp tập luyện khi công, dẫm chân vỗ tay, bó ga rô các chố phình lại và tập dùng lòng bàn tay khum lại vỗ và đếm 1 đến 10 thay đỏi bên T 15 , 20 phút để máu lưu thông máu mới đến vàvlàm co ông mạch lại . , ,phải có qua trình luyện tập mất thời gian và kiên trì se hồi phục đươc . Uống thêm thuốc bổ sung, hoặc trục xuất , làm cho hết bệnh tận gốc đưa khi huyết về tiêu chuẩn KCY Đ sẽ khỏe lại và không bị tái phát.

Đọng huyết: Là máu đọng lại trong từng bọc, tững vũng từng lỗ sưng lên bầm tím, máu đen bầm ,có khi da thịt bị nứt tét rồi máu chảy ra chưa hết mà da đã lành lại làm thành bọc trống chứa máu làm nhức khó chịu.
Nguyên nhân đọng huyết là do trong cơ thể nơi nào đó bị đánh,bị đập, bị va đập, bị chấn thương, các bắp thịt, các nơi đó bị dập ,bj hủy hoại,các thành mạch bị đứt, máu chảy ra dồn lại, đọng lại vết thương, vết thương bên trong chưa lành ,mà da bên ngoài đã lèn lại trước nên boc máu đen bên trong gây buốt khó chịu,
Ta phải dùng kim hơi to chích vào điểm đau điểm đọng cho máu phụt chảy ra, cần nặn thêm để máu đen và máu bầm ra hết. cũng có thể dùng kim tiêm hút máu bầm ra nhiều lần để máu mới đến thay thế và sinh tế bào mới. làm liên vết thương.
Những trường hợp té đập đầu xuống đất làm bể thành mạch máu trong da đầu máu đó làm chèn ép các giây thần kinh bên trong ,làm cho chóng mặt mỗi khi cử động cúi đầu ..có thể 10 năm, 20 năm uống thuốc mà không khỏi. cũng cần phải chích nặn máu ra thì hết, ,

Xuất Huyết.
Là trạng thái vỡ thành mạch máu hoặc bị lủng. máu chảy ra ngoài thành mạch đóng lại thành từng vệt, từng đám, xuất huyết lớn nhỏ hơn đồng xu, màu thâm tím, loang lỗ chỗ trắng chỗ xanh nằm dưới da , hoặc lộ trên mặt da.chèn ép các mạch máu khác gây tê mỏi khó chịu, thường có ở bắp chân bắp tay, có thể buổi tối không thấy gì nhưng sáng ra thì thấy từng dề, từng vệt như ma cắn
Nguyên nhân xuất huyết ở chân là do ta xoay trở chân một cách bất ngờ, hay chân bị va chạm mạnh, thành mạch nơi đó yếu, mỏng dễ bị vỡ máu chảy ra, thành từng vệt , cũng có khi nửa đêm thời tiết thay đổi, đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng một cách nhanh chóng làm cho thành mạch bị xơ cứng hoặc bị bể. khi tắm hoặc chơi thể thao xong không nên tắm nóng hoặc lạnh đột ngột, mà phải cận thận tránh bị đột tử do xuất huyết
Có những trường hợp máu của người bệnh bị nhiễm độc, hoặc dùng thuốc làm bào mòn thành mạch làm cho thành mạch bị lủng lỗ hoặc thành mạch thưa, máu thấm ra thành từng đám làm cho da thịt xung quanh đó bị tê mỏi.
Những trường hợp xuất huyết nội như xuất huyết bao tử , xuất huyết não, thì chích lể chưa đủ phương tiên để can thiệp , Chỉ can thiệp khi chưa xảy ra, bằng chích các huyệt làm giảm áp huyết không để xuất huyết nội

Điểm sưng lở: Viêm nhiệt nhiễm trùng
Là trạng thái máu có nhiễm trùng hay nhiệt độc xông lên ở một hay nhiều điểm làm cho các tế bào trương lên thành từng u từng gò, hay từng mụt trong vùng đau. Có những mụt sưng to có những tia máu đỏ bầm tập trung lên đỉnh của mụt đó, gây nóng nhức khó chịu, có những gò sưng nóng lên đỏ và rất nhức nhối, như trường hợp bệnh đau khớp cấp, hoặc những mụt đỏ nổi lên mặt, thường thấy ở giới nữ làm ê ẩm khó chịu, cũng như nhưng u nhọt sưng đỏ ở đầu trẻ làm đau nhức. Thường do thời tiết oi bức kéo dài mà ra, có thể do khí huyết cha mẹ truyền lại, do thức ăn không lành không hợp…..
Những mụt sưng lở như thế, khi lể ta phải nặn cho hết máu độc máu bầm làm cho mụt nhọt xẹp xuống, bệnh mới khỏi nhanh được. Nếu mụt đang nung mủ thì phải chờ cho chín muồi dùng thuốc phá miệng mụt cho ra mủ hoặc đâm kim cho ra mủ, làm nhiều lần để hết máu độc chỗ sưng xẹp xuống da thịt trở lại bình thường.
hững mụt đinh râu, mụt đầu bạc ở trên vùng môi cằm rất nguy hiểm>> Không nên lể , không nên dùng tay cào làm nhiễm trùng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm…( dùng đắp thuốc , và trụ sinh để giảm dần , không được nóng vội)

Điểm tê đau : là nơi có các điểm tứ huyết nằm sâu bên trong phần mềm của thịt gây nhức nhối mà ta không trông thấy được. Trường hợp này bệnh nhân cần phải cho biết nơi nào tê nhất đau nhất, ta ấn đầu ngón tay thẳng đứng vào đó, nếu người bệnh cảm thấy đau tê thì ta lể ngay tại chỗ, đúng tâm điểm tê đau, máu phụt chảy ra ta nặn cho hết máu độc. (Những chỗ này cần phải ấn kim số 5 và đè sát vào sâu bên trong hết mức mới chích được máu độc) thầy giỏi dùng kim tam lăng để chích, học viên không nên dùng kim Tam Lăng.
Trong điểm tê đau thường biểu hiện ra nhiều loại
Nếu châm vào mà máu không phụt ra mà phải nặn đó là do tụ huyết, ứ huyết hay xuất huyết trong điểm đau
Nếu mà châm xong mà máu chảy ra theo kim là ứ đọng huyết.
Trước khi làm ta bảo bệnh nhân chỉ điểm đau và dùng ngón tay ấn thẳng đứng vào điểm đau nơi nào thấy đau nhói nơi đó đúng là điểm đau , nếu nơi nào bệnh nhân không ấn tay được thì ta lấy ngón tay trỏ đè mạnh xuống nơi nào bệnh nhân thấy đau nhói thì nơi đó chính là điểm đau , Ta dùng hai ngón tay véo vùng da đó lên và chích sâu vào đó để nặn hết máu độc. Kiểm tra lại bằng máy đo nhiệt và máy đo đường khi bình thường theo tiêu chuẩn thì bệnh sẽ hết.
Đa số điểm đau đóng sâu vào bên trong phần mềm và trong da thịt không nhìn thấy được do đó khi khám bệnh ta phải phối hợp với bệnh nhân hỏi bệnh nhân rất cặn kẽ để xác định bệnh.

Có những bệnh nhức mắt mờ mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt sống, trên chân mày xung quanh mắt không thấy những tự huyết nhưng chỉ định lể ngay vùng chân mày các huyệt, xung quanh vùng mắt nơi nào có điểm đau, vùng chéo với mắt đau ở sau lưng những điểm tụ huyết, vùng da đầu
Nơi nào đau nhức ( việc này cần phải có kinh nghiêm nhận biết trong thực hành, nếu không thì dùng máy đo nhiệt để so sánh)

Điểm ngưng dịch : các chất dịch không phải là máu, điểm ngưng dich là các chất dịch ngưng đọng ở da thịt gây nên các bệnh như
Chẩy nước mũi, chảy nước mắt, mồ hối tay chân, phù thủng tay chân,mặt nổi u có chất nước độc, (Ở lưng, ngực,mông ) mụn nhỏ, ở tay, lưng. Chất dich ở trong là nước nhờn, hơi đục tắng vàng như huyết tương.
Phù nề toàn bộ tay chân, mắt bụng mụn u nổi to như quả chanh và thường ở lưng mụn nhỏ bằng đầu ngón tay ở mặt, lưng, ngực,( thường những người bị cắt mất một quả thần hay bị. chú ý u ác tính không được động vào sẽ làm lây lan nhanh chóng, mà cần phải dùng phương pháp tâm linh để trị, đồng thời điều chỉnh quân bình khí huyết theo KCYD) các điểm này làm đầu ê nặng nề khó chịu, mất ăn mất ngủ người buồn bực khôn khan..
Ở những người phù thủng tay chân có khi chỉ một tay hay một chân sưng to lên trên mặt da thỉnh thoảng thấy chỗ láng bóng, bằng phẳng như không phồng u nhô lên. Nếu chích vào thì dich như huyết tương chảy ra hoặc ở báp vế có những cơ nhưng chùm cơ cứng hoặc ở lưng ở ngực cũng có những điểm sưng phù lể ra nước nhờn đùng đục vàng vàng từ chảy ra tựa như huyết tương. Tiếp tục lể nhiều lần nhiều ngày để cho huyết tương đó chẩy ra hết... tìm các đoạn ứ huyết ở phía trên hay phía dưới vùng sưng lể nặn ra thật hết máu bầm thì chân tay xẹp xuống
( dùng các động tác vỗ tay dẫm chân để làm thông máu huyết không bị tắc nữa)….


Điểm đọng đặc của các chất đặc không gây nên bệnh .
Điểm đọng đặc là do tuyến mồ hôi phì đại, chứa các chất đặc dẻo do cơ thể bài tiết ra tạo thành cục u túi mụn và năng bọc thường gặp nhất là mụn u.
Mụn u có bọc cứng hoặc mềm, có màu sắc của gia bình thường, không sưng đỏ, không gây đau nhức, chỉ làm nề khó chịu.
Có thể có ở mặt, cổ nách lưng, hông hay tay, chân làm bệnh nhân có cảm giác nặng nề, đôi khi đau nhức.
Sau khi chích vào đúng giữa mụt, nặn ra hoặc tự phụt ra chất dẻo đặc như keo màu xám đen hoặc màu trắng, như bã đầu, nặn xong mụn xẹp xuống, da bình thường trở lại,

Điểm chỉ định điểm chỉ định là những vị trí cố định trên cơ thể bệnh nhan dùng để chích lể bệnh nhân dùng để chích lể trong một số bệnh nhất định có những điểm qua lâm sàng trị liệu thường thấy trùng hợp với các huyệt vị châm cứu .
Đây là những điểm đặc trị rất hiệu nghiêm được rút ra từ những kinh nghiệm lâu đời hoặc mới khám phá ra và truyền lại thực hiện đúng chắc chắn sẽ có hiệu quả nhất định.
Ví dụ : Những bệnh nhân cấp cứu bất tỉnh ta lể huyệt Ấn Đường. Nhân Trung, Mười đầu ngón tay ,ngón chân, thấy tỉnh thì thôi

Nguyên tắc chung là đau đâu chích đó . Khi không tìm thấy các dấu vết thuộc tám dâu hiệu trên thì ta lể một số điểm chỉ định liên quan đến tạng phủ nào đó bị tổn thương gây bế tắc kinh mạch tương ứng, với các điểm chỉ định liên hệ nặn hết máu độc ra khí huyết lưu thông đầy đử điều hòa phục hồi chức năng các tạng phụ đó.
Những trương hợp cần chích lể điểm chỉ định như bất tỉnh, á khẩu, phạm phòng, chết ngất, ỉa chảy, sốt rét…

9 loại điểm trên yêu cầu phải thực tế nhận thức tinh tường ,sâu sắc ,.Vì những điểm đau hiện lên trên da trong vùng đau khác nhau, màu sắc kích thước khác nhau mức độ to nhỏ hình dáng, nông cạn khác nhau , đóng không cố định nơi nào, Nơi nào có đau thì nơi đó hiện lên dấu vết khác nhau cần chích lể. Hơn nữa nguyên nhân gây ra các loại dấu vết đó lâu hay mới,nặng nhẹ cũng khác nhau, đặc biệt cách nặn, hút máu rất quan trọng nếu làm không đúng dễ để lại vết bầm hoặc bị dập các mô gây đau hơn. Năn không hết cũng gây đau nhức, vì vậy làm cho một bệnh nhân đỏi hỏi rất nhiều thời gian và tỷ mỷ.
Nếu thử đường thì rất tốn kém về kinh phí, nên các bệnh nhân khi muốn kiểm chứng triệt để về bệnh của mình trong quá trình chẩn bệnh điều trị phải tự mua que thử đường .

Dựa trên các loại dấu vết và ba chỉ số huyết áp đo ở hai tay hai chân, máy đo đường và máy đo nhiệt, đo oxi để xác định phủ, tạng nào liên quan đến sư mất quân bình khí huyết gây đau nhức…

Sau khi điều trị mà bệnh nhân không tuân thủ hướng đẫn tập luyện và ăn uống đúng chất một thời gian bệnh sẽ tái phát , do đó muốn khỏi bệnh thì huyết áp phải ở tiểu chuẩn khi công y đạo

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Lấy thí dụ như tuổi trung niên. Khi bụng đói, áp huyết thấp nhất là 120, sau khi ăn no, áp huyết cao nhất là 130. Áp huyết giao động trong khoảng 120-130 là đúng tiêu chuẩn. Đối với chân, áp huyết của đôi chân khỏe phải hơn tay 10mmHg, nên ở tuồi trung niên từ 130-140, lão niên 140-150mmHg, còn số thứ hai ở tay thì gọi là số giao động biên độ co bóp của van tim 70-80 là đúng tiêu chuẩn, dưới 70 là bệnh hẹp van tim, cao hơn 80 là bệnh hở van tim ở tuổi trung niên.
Số thứ hai ở tay thì gọi là tâm trương chỉ sự đàn hồi co bóp của van tim, nhưng ở chân thì gọi là sự co bóp của van tinh mạch chân để biết tính đàn hồi co giãn tĩnh mạch chân.
Số thứ ba ở tay gọi là nhịp đập của tim, ở chân gọi là nhịp đập tuần hoàn của mạch máu.
Cả hai số này ở tay và chân cũng giống nhau cần phải lọt vào tiêu chuẩn tuổi.
Lượng Đường
Nhiều bệnh nhân đang uống thuốc trị bệnh tiểu đường nên lưu ý luôn luôn cần thử độ đường buối sáng khi bụng đói và buổi tối sau khi ăn.
Tiêu chuẩn an toàn khi bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l vào buổi sáng.
Tiêu chuẩn sau khi ăn 2 giờ, đo vào buổi tối từ 8.0-12.0mmol/l
Glucoza-huyết tăng ngoại sinh từ thức ăn, chúng ta có thể kiểm soát được những thực phẩm để ăn kiêng, để làm cho glucoza-huyết không tăng.
Tuy nhiên ngoài việc ăn kiêng làm giảm glucoza-huyết, chúng ta còn dùng thuốc làm giảm glucoza-huyết hằng ngày, và đừng ỷ lại vào thuốc, tin tưởng rằng chúng ta sẽ không sợ bệnh tiểu đường tăng. Nhưng có ngờ đâu cơ thể thiếu đường làm glucoza-huyết giảm làm hôn mê bất tỉnh gây tê liệt..Xem Kĩ những sai phạm khi chữa bệnh tiểu đường bài 421) http://khicongydaododucngoc.blogspot.co ... trong.html


Kỹ thuật tao tác chích lể.

Dụng cụ
Có nhiều loại ,
- nhưng dùng kim châm để lấy máu thử tiểu đường là an toàn nhất, các loại khác tôi xin không đề cập đến.
- Súng bắn kim thao tác tự động rút kim nhanh nên châm không cảm thấy đau
-Bông gòn.
- Cồn y tế 90 độ
- Có thể dùng ống giác để hút , nhưng thao tác phải nhanh không để lâu vết thâm bầm tạo nơi tụ huyết mới.
- Kẹp bông,
- Găng tay
- Khay đựng bông,
- Thùng rác.
Để đảm bảo tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc bảo đảm vệ sinh của bộ y tế
Mang, khẩu trang, đầu tóc gon gàng, không để móng tay dài…
Mỗi bệnh nhân dùng một kim không dùng chung kim chung ống hút,
Mỗi người nên tự sắm cho mình một bộ khoảng 15 ống to nhỏ khác nhau. thường các ống trung bình là hay dùng nhất giá 16 ngàn một ống hút
kim châm 80 ngàn VN một bọc 100 kim. Que thử đường 250 ngàn một lọ 20 que. que thử phải đồng bộ với máy , Máy thử đường khoảng 1400 ngàn , (nếu không bị bệnh tiểu đường thì không cần mua mà dùng máy của các thầy..)
Khi chích lể cần ghi nhớ xác định đúng điểm cần chích,
Chích đúng điểm đã xác định
Chích và nặn máu đúng kĩ thuật để bệnh nhân không bị đau và không bị bầm dập
Sát trùng vùng chích trước và sau khi chích.
Người bệnh nên tắm rửa sách sẽ trước khi đến chữa bệnh và phải thông báo cho BS biết các truyền nhiễm nếu có như viêm gan. Ho lao, bệnh phong cùi, xi đa (liệt Kháng)…Những bệnh này khi châm sẽ bị kích ứng và bệnh sẽ nặng lên nhanh chóng. Vì nó phát tán máu bệnh lan bệnh ra nhiều nơi…

Khi chích bề mặt da có nhiều dây thần kinh chi phối nên làm cho nó ức chế trước bằng cách bóp mạnh vào chỗ định chích sẽ không bị đau bởi kim đâm.
Nặn máu phải nặn từ từ ,ấn êm sâu vào đáy điểm đau làm cho máu độc trào ra ở lỗ chích , tránh kéo da lên bóp mạnh gây đau và bầm dập.
Nặn cho hết máu độc ra thì hiệu quả trị bệnh mới cao.
Tuy từng loại dấu vết đặc trưng mà chon dùng thủ pháp cho thích hợp
Khi chích có cái cần kéo da có cái cần gữi cho điểm chích không bị xê dịch, chích xong máu sẽ phọt ra sau đó nặn máu thêm. Nặn bằng cách dùng hai ngón tay trỏ vuốt theo đường gân máu có ứ huyết hoặc ấn sâu ép máu độc lên da theo mũi kim
Cần chích điểm đau trên trước dưới sau ,điểm nằm phía trái trước , phía phải sau, khi máu chảy ra phải chấm ngay không để máu chảy loang làm che mất các điểm khác. Chấm thẳng bông xuống (không quết ngang làm dơ bẩn miệng lỗ châm gây nhiễm trùng , tuyệt đối không để máu bệnh nhân dính vào tay mình dù chỉ một giọt , vì máu đó là một ổ bệnh)
Không nên để bệnh nhân thấy máu chảy nhiều cũng thấy choáng váng sợ hãi., nặn lau máu và sát trùng chỗ vừa nặn.
Chú ý khi nặn không nên véo da vùng đau lên quá chắc ,không nên bóp mạnh , bóp nhồi nhiếu lần vì có thể làm bầm dập các tế bào hay bể mạch máu gây ra đọng huyết., khi nặn máu nên nặn sâu cho máu từ từ ra, không nên ép nhồi mạnh và nhanh quá, máu ra không kịp,khi đủ một giọt thì chấm thấm, nặn khi nào hết máu bầm mới thôi. Nếu làm ẩu bệnh nhân sẽ đau hơn.
Điểm ứ huyết thì dùng hai ngón trỏ vuốt từ từ cho máu chẩy ra nếu vuốt nhanh miệng kim sẽ bị lấp lại máu không ra., cự ly tuy thuộc vào đoạn ứ đoạn tụ khác nhau.
Bông gạc nhúng côn nên cắt từng miếng nhỏ sử dụng tiết kiệm dúng đủ vệ sinh không đẻ nước cồn lan rộng lên các vùng da khác.

Các điểm tụ huyết thì dùng hai ngón tay véo da lên sao cho điểm này lộ ra sát bằng mặt ngón tay ( không được để da cao hơn ngon tay) châm, các vùng da đau cổ véo da lên châm tránh kim chạm xương sẽ làm tù kim châm lần tiếp sẽ bi đau BN.

Đối với Ứ Huyết
Xác định điểm ứ ( gân xanh) nổi lên mặt da , thấy rõ hoặc ẩn dưới da hơi xanh ánh, phải lắc da qua lại nhiều lần mới thấy. (Chích lể đoạn này thường máu phụt ra nhiều cần phải có sự chuẩn bị bông và giấy thấm), dữ cho không xê dịch, và không đâm sâu xuyên qua thành mạch xẽ làm chảy máu vào bên trong gây đọng huyết xuất huyết dưới da. gây đau buốt. chấm máu đến khi vuốt hết máu độc thì chận lại không cho máu rỉ ra là được , chận dữ trong vòng một phút là cơ chế máu sẽ tự hàn lỗ châm và không chảy máu nữa. Nếu không biết thao tác này mà cứ lau thì máu sẽ ra hoài và gây ra hoảng sợ.

Đối với điểm xuất huyết , Phải phóng kim ngay miệng của vết xuất huyết , rồi nặn ra thật hết máu bầm , nếu chỗ nào máu bầm ra chưa hết thì châm nơi đó nặn cho ra hết, Không nên đâm nhiều lần ở một nơi dẽ gây đau cho bệnh nhân.

Đối với điểm đọng huyết chích kim sâu vào trung tâm điểm đọng huyết .ở vùng đau để máu bầm phụt ra, và nặn hết máu bầm ra khỏi vết thương nhiều lần để máu tươi tới thay thế tái sinh tế bào.
Đối với điểm tê đau nhìn bên ngoài khó thấy nhưng bệnh nhân chỉ rồi dung hai ngón tay kéo da lên châm sâu vào bên trong trung tâm điểm đau nhức, nếu máu phụt ra là ứ huyết và đọng huyết, con phải nặn là điểm tụ huyết hay xuất huyết. ta phải nặn hết máu độc ra thì hết tê ngay.

Đối với điểm sưng lở
Nhưng mụt u đang nung mủ thì cẩn thận không được đụng vào.
Con khác thì châm vào trung tâm nặn hết máu mủ máu đọc ra.
Chú ý không nên chích mụt đầu bạc ( Đinh Râu)

Đối với điểm ngưng dịch
Chích lể những nơi láng nhiều ở chỗ phù nề có nước nhờn hay đục , vàng như huyết tương, chích và nặn nhiều lần cho chất dich ra hết. Da chỗ đó sẽ bớt căng và nhăn lại, nếu điểm ngưng dich lứn rộng thì chích nhiều nơi rải ra để chất dịch ra mau hơn. Không để ruồi kiến bâu vết vừa chích
Những vùng này thường có các đoạn ứ huyết gần đó , các khớp tay chân và năn hết máu bầm. bệnh sẽ giảm và khỏi
Đối với các bọc chứa chất dịch độc, lể ngay trung tâm bọc đó, và nặn hết nước trắng hoặc vàng cho đến khi ra máu mới thôi, lể nhiều lần mới khỏi.

Đối vơi da thịt nứt nẻ có rỉ ra nước trong lể các chỗ có vết đỏ hay chưa nứt có vết bầm , lể nhiều lần vết thương sẽ khô , liền da hết bệnh không lể chỗ nứt sâu tới gân xương.

Đối với điểm Đọng Đặc
Chích nhanh mạnh sâu đúng điểm giữa mụt u bọc có thể dùng dao mổ rạch hơi rộng hơn vết châm sẽ nặn ra những chất như bã đậu màu đen, trắng, vàng tùy năn khi nào ra máu tươi thì thôi,nặn xong mụt phải xẹp xuống da bình thường trở lại

Đối với điểm chỉ định Lể chính giữa điểm và nặn ra máu nhiều ít tùy bệnh nặng nhẹ châm đúng sai.

Nhìn người để chích:
Nếu người béo mập thì có thể chích lể nhiều vùng cùng một lúc .
Người gầy yếu người già thì chỉ nên chích ít vùng thôi neus làm nhiều có thể gây họ choáng, chóng mặt.
Nghe dọng nói, hơi thở mạnh yếu để biết khí lực người mạnh còn nhiều ít để chích nhiều nhiều ít

Khi gặp người ở trạng thái thực nhiệt ( có sức chống đỡ tốt) thì gây một kích thích tương đối mạnh tạo một tình trạng ức chế lấn áp bệnh tật ,thao tác tương đối mạnh hơn một chút đó là cách tả.
Gặp người có sức chống đỡ kém ( hư chứng) thì ta áp dụng phương pháp chích bổ bằng cách chích lể nặn máu hết sức nhẹ nhàng êm dịu làm cho bệnh nhân được hưng phấn và ít có cảm giác đau
Người bệnh đang trạng thái hư hàn làm bớt lạnh bằng cách chích vào các điểm tụ máu ở trán , vai, lưng đến tận mông và kết hợp xoa bóp bằng dầu nóng , cho uống nước ấm
Người bệnh đang ở trạng thái thực nhiệt hoặc đang sốt thì cần hạ nhiệt bằng cách chích các điểm đau nhất trước, kết hợp lể các điểm chỉ định, các điểm nhiệt độ cao,

Điều trị bệnh nào trước sau phải cân nhắc chon lựa.
Tuyệt đối vệ sinh thanh khử trùng trong lúc chích lể. vệ sinh cá nhân và công tác thanh khử trùng rất quan trọng. vệ sinh dụng cụ, phòng , giường, quần áo, tóc tai, Găng tay, bông băng….đúng quy tắc kỹ thuật chuyên môn của bộ y tế.
Cần phải có đủ ánh sáng mặt trời hoặc đèn chiếu,..
Việc làm thủ thuật cần sức lực nên thầy và Bn phải thoáng mát mẻ không để chảy mồ hôi
Sau khi sát trùng hai bàn tay phải đưa hai bàn tay qua khủy tay để cồn không chảy ngược trở lại bàn tay đã sát trùng.
Tất cả các dụng cụ phải rửa bằng xà bông rồi mới đem khử trùng
Kim châm đều phải thay kim mới.
Súng bắn phải lau khử trùng sạch sẽ tháo lắp đúng chiều nhẹ nhàng cẩn thận không làm hư súng , lắp xong kim đúng chiều mới được vặn nắp bảo hiểm, khi dùng xong tháo kim và chọc vào nắp bảo hiểm và bỏ thùng rác không vứt bừa bãi gây va quệt lây lan bệnh
Nếu bệnh nhân bì lở loét chích xong vùng đó thì thay kim không được chích kim đó đi ra các vùng khác không bị lở loét . Tránh lây lan nhiễm trùng từ chỗ này sang chỗ khác.
Không dùng cồn iot hay thuốc đỏ thay thế cồn sát trùng
Phải chờ khô chỗ sát trùng mới chích tranh làm loang máu khi đang còn ướt, chỗ chích lể phải sát trùng từ trên xuống dưới từ trái qua phải, cho đều, sát trùng một vùng lớn hơn những vùng cần chích, chích vùng ở xa trước vùng ở gần, tránh làm dơ bẩn các vùng đã chích tránh chồm ngang qua các vùng đã chích.
Sau khi chích phải chấm bằng bông băng mới không nên dùng lại kể cả là của một người .

Những điều cấm kỵ
Đối với phụ nữ mang thai chỉ được lể từ ức (chấn thủy ) trở lên, cấm lể từ ức trở xuống.
Khi PN có bầu mà ngất xỉu thì phải được sự đồng ý của gia đình và chính quyền mới được cấp cứu cho họ vì rất dễ gây sẩy thai, Nhưng thường thì cứu sống được mẹ thì con cũng được cứu.
Phụ nữ đang bị rong kinh, chỉ được lể từ rốn trở lên.
Bệnh nhân có bệnh truyền nhiễm, lao phổi, viêm gan, bệnh phong (hủi)…..ta không được chích lể. Vì chích lể các bệnh bị kính thích mạnh và làm cho đau nặng hơn.

Vùng chóp đỉnh đầu ,vùng hõm ngực, chõm ngực chỉ được lể nông.
Người mới đi xa về bụng đói huyết hư, sợ máu không được chích ,
Những người say rượu ,ăn no quá, đói quá,nóng giận hay buồn phiền quá chích sẽ kém hiệu quả vì khí huyết đang bị rối loạn
Nếu chưa nhận định được chính xác điểm đau, tìm hiểu dấu vết còn lờ mờ không nên chích , điểm nào đã chích thì nên năn hết máu đọng ra.
Không đươc đâm kim quá sâu làm thủng mạch trong làm sưng phù lên gây đau buốt, nếu đã bị thì ta dùng tay đè mạnh lên vết châm không cho máu chảy vào trong nữa.xử lý là châm kim ngay chỗ phồng để nặn máu độc ra.
Không nên chích quá nhiều vết một lúc, phải tùy theo thể lực của bệnh nhân mà làm cho phù hợp
Bệnh tiểu đường nặng và bệnh chảy máu không đông thì không nên chích.

Xử lý khi chảy máu mái không ngừng thì lấy ngón tay đè mạnh lên chỗ chích khoảng một phút sẽ hết.
Nếu những nơi chích lể lần trước có thể để lại vết bầm dập ( các tế bào bị giập các mạch máu bị bể ) gây thành dấu đọng huyết, ở giữa vùng bầm tím có lõm trắng, chính giưa lõm này có dấu mũi kim đâm lần trước,thì phải châm ngay chính vết đó máu sẽ phụt ra, nặn êm cho máu ra hết thì sẽ hết bầm. Khi chích và hút giác không được để qua lâu, nên giác nhả, giác nhả khi hút làm vừa phải, không quá sẽ chẹn tắc và gây thâm bầm vệt mới
Nếu bệnh nhân bị choáng thì ngưng ngay việc chích và cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát, đầu Bn không kê gối, tay chân để thẳng, mở nới các áo, quần thắt lưng, áo nịt ngực ..Uống một ly nước đường gừng nóng.

Người bệnh nên nằm khi chích là tốt nhất , khi bệnh nhân đứng hoặc ngồi máu trên xuống gây choáng váng, chóng mặt
Người chích lể phải có đạo dức phẩm chất tốt, thương yêu bệnh nhân như người thân

Liệu trình chích lể
Đối với bệnh nhân già yếu chỉ chích hai đến ba vùng, chỉ lể những điểm chính , và chỉ làm một tuần một hai lần, làm ba tuần liên tục nghỉ một tuầnlà một liệu trình.
Làm đến khi khỏi thì thôi.
Nếu bệnh nhân giảm nhiều thì tiếp liệu trình hai. Nếu không giảm hoặc giảm , 20% thì đổi dùng phương pháp khác.
Trẻ nhỏ < 5 tuổi. Chích <năm mũi. hai lần trong tuần, ba tuần không giảm thì chuyển pp khác.
Đối với thanh niên trẻ khỏe khi cấp cứu có thể chích 3 lần trong ngày đến khi bênh nhân tỉnh lại thì thôi.
Bình thường có thể chích một ngày nghỉ một ngày.
Bệnh mãn tính thì chích 2 lần trong tuần . 3 tuần thì nghỉ 5 ngày ,nếu xong ba liệu trình bệnh không giảm thì chuyển pp
Chích hai đến bốn vùng đau trong một lần ,chích những điểm chính trước.
( tài liệu cung cấp từ sách Chích Lể Toàn Khoa , do Lương Y Nam Thanh Phan Quốc Sử biên tập kết hợp kiến thức KCYĐ của thầy Đỗ Đức Ngọc và một số kinh nghiệm thực tế khi thực hành chích lể tôi góp nhặt và học hỏi được từ những thầy như thầy Khánh, thầy Thanh...)
Tài liệu tôi tự đúc rút nên các bạn đọc dùng để tham khảo chia sẻ kinh nghiệm và mong các thầy đóng góp ý kiến chỉ dạy thêm
Tôi xin chân thành cảm ơn!

T Q
Thiện Quang
 
Bài viết: 109
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 23, 2011 10:03 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

cron