BÀI HỌC 1-QUY TẮC CĂN BẢN Y HỌC BỔ SUNG ĐÔNG Y.

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

BÀI HỌC 1-QUY TẮC CĂN BẢN Y HỌC BỔ SUNG ĐÔNG Y.

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 16, 2024 11:36 am

Y HỌC BỔ SUNG TỪ CĂN BẢN ĐẾN CHUYÊN SÂU VỀ ĐÔNG Y


TỰ HỌC CÁCH KHÁM TÌM BỆNH VÀ CHỮA BỆNH THEO Y HỌC BỔ SUNG ĐÔNG TÂY Y

QUA KẾT QUẢ CỦA MÁY ĐO ÁP HUYẾT, MÁY ĐO ĐƯỜNG, NHIỆT KẾ, pH NƯỚC BỌT

PHIẾU TỰ KHÁM BỆNH TÌM NGUYÊN NHÂN


Điền đầy đủ chi tiết vào phiếu dưới đây, giống như bảng xét nghiệm, sẽ hiện ra nguyên nhân các loại bệnh trong cơ thể bằng các con số cụ thể, còn khai bệnh chỉ là hậu quả, KCYĐ không chữa vào hậu quả, mà điều chỉnh lại nguyên nhân gốc đã gây ra bệnh, thì bệnh tự khỏi. Nhiều người chỉ biết khai bệnh mà không chịu tìm nguyên nhân theo hướng dẫn của bảng này :

1-Trước mỗi bữa ăn, hay trước khi tập, hay trước khi uống thuốc :
Áp huyết : Tay trái :……/…/….., Tay phải : ……/…/….., Đường huyết…….,
Nhiệt độ trán….., đầu ngón tay út trái……….., đầu ngón chân út trái………., pH nước bọt….
2-Sau mỗi bữa ăn 30 phút, hay sau khi tập, sau khi uống thuốc :
Áp huyết : Tay trái :……/…/….., Tay phải : ……/…/….., Đường huyết…….,
Nhiệt độ trán….., đầu ngón tay út trái……….., đầu ngón chân út trái………., pH nước bọt….
3-Trước khi đi ngủ :
Áp huyết : Tay trái :……/…/….., Tay phải : ……/…/….., Đường huyết…….,
Nhiệt độ trán….., đầu ngón tay út trái……….., đầu ngón chân út trái………., pH nước bọt….
4-Sáng ngủ dậy trước khi ăn sáng :
Áp huyết : Tay trái :……/…/….., Tay phải : ……/…/….., Đường huyết…….,
Nhiệt độ trán….., đầu ngón tay út trái……….., đầu ngón chân út trái………., pH nước bọt….

Tiêu chuẩn đường huyết khi đói 140mg/dl = 8 mmol/l , sau khi ăn 30 phút, đường huyết 200mg/dl= 11 mmol/l, tha61o hơn là bị bệnh


BÀI HỌC 1-QUY TẮC CĂN BẢN Y HỌC BỔ SUNG ĐÔNG Y.


Một thầy đông y giỏi phải biết kết hợp chữa bệnh theo 12 kinh mạch, vừa phải biết châm cứu hay day bấm huyệt theo bổ tả khai thông kinh mạch, vừa phải biết các động tác tập luyện điều hòa khí huyết, vừa phải biết bổ sung thức ăn hay thuốc uống cho phù hợp, vừa phải biết dưỡng thần giống như danh y Ngài Tôn tư Mạo sống khỏe đến 140 tuổi và các danh y khác đều biết phương pháp chỉnh tinh, dưỡng khí để tồn thần, có nghĩa biết cách điều chỉnh ăn uống, tập luyện, hít thở để duy trì thần, như vậy thần là quan trọng

Ngày nay mang danh là thầy thuốc, nhưng chỉ giỏi có một môn, thì thầy thuốc vẫn bị bệnh. Chúng ta thử suy nghĩ xem.

Thầy thuốc bắc cũng bị bệnh, vì chỉ biết thuốc, mà không biết châm cứu bấm huyệt đả thông kinh mạch

Thầy thuốc chuyên châm cứu day bấm huyệt cũng bị bệnh, vì không biết bổ dưỡng khí huyết mà không biết quân bình âm dương

Thầy khí công dưỡng sinh cũng bệnh vì không biết bổ sung dinh dưỡng khí huyết cho cơ thể


Đối với đông y, phần khám bệnh là tìm hư-thực của mỗi đường kinh chứ chưa phải hư thực của cả tổng thể khí hóa chung của ngũ hành, nên không thể chữa riêng hư thực của mỗi đường kinh, hoặc chữa theo triệu chứng bệnh của mỗi đường kinh như lời khai của bệnh nhân.

Cách khám Quy Kinh Chẩn Pháp giống như Tây y gửi bệnh nhân đi xét nghiệm, thầy thuốc nhờ vào kết quả xét nghiệm đó mới chẩn đoán được bệnh. Ðông y cũng phải lập biểu đồ tóm tắt kết quả khám nghiệm hư thực của các đường kinh về cơ sở và về chức năng, nhờ vào biểu đồ mới định được bệnh thuộc khí hay huyết, thuộc âm hay dương, thuộc hư hay thực, hàn hay nhiệt, thuộc biểu hay lý.

Nếu một trong tám yếu tố âm dương, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý có những nghi vấn như bán biểu bán lý hoặc hư hàn giả nhiệt, hư nhiệt giả hàn, chúng ta phải xác nhận lại bằng huyệt nào đau, huyệt nào không đau, và xác nhận bằng những triệu chứng bệnh ... lúc đó mới lập được biểu đồ chính xác rồi tìm nguyên nhân gốc gây ra bệnh.



I-Giới thiệu công dụng của máy đo áp huyết thay cho bắt mạch của đông y


Đông y khi bắt mạch trên cổ tay của bệnh nhân với mục đích xem tình trạng Tinh-Khí-Thần của bệnh nhân, so với cách tìm nguyên nhân bệnh bằng máy đo áp huyết, có sự trùng hợp, về Tinh thì tương ứng với áp huyết tâm trương diastolic, về khí tương ứng với áp huyết tâm thu, về thần là nhịp mạch tương ứng với nhịp tim

Cơ thể chúng ta bị bệnh do 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần không đúng, đủ và hòa hợp thì cơ thể sinh ra bệnh, và cách chữa bệnh là đối chứng trị liệu, điều chỉnh lại tinh-khí-thần đầy đủ và hòa hợp thì cơ thể tự khỏi bệnh.

1-Bệnh do ăn uống thuốc men sai lầm gọi là TINH

2-Bệnh do nội khí trong cơ thể từ thức ăn thuốc uống và do ngoại khí lục dâm từ không khí trong môi trường sống do thời tiết thay đổi, không tốt ảnh hưởng đến hơi thở gọi là KHÍ.

3-Bệnh do tinh thần,tình cảm, tâm lý vui buồn làm thay đổi nội tiết tố làm thay đổi nồng độ pH nước bọt cũng làm thay đổi sức khỏe con người gọi là THẦN


Chính máy đo áp huyết đáp ứng được những biểu hiện thay đổi Tinh-Khí-Thần của con người qua 3 số đo của máy đo áp huyết thay đổi theo thức ăn, theo thời tiết môi trường, theo cách dùng thuốc đúng hay sai, và chúng ta cũng biết rõ sai do khí, hay do tinh, hay do thần, hay do sai cả 3

Như vậy nguyên nhân bệnh do Tinh sai, khí thiếu, thần suy

Vì vậy máy đo áp huyết chính là máy đo Tinh-Khí-Thần hay máy đo sự sống con người được theo dõi mỗi ngày

Số tâm thu systolic của máy đo áp huyết chỉ về Khí

Số tâm trương diastolic của máy đo áp huyết chỉ về Tinh

Nhịp tim Pull của máy đo áp huyết chỉ về Thần, được xác định thêm cho rõ bằng nhịp tim, súng bắn nhiệt kế đo nhiệt độ ở trán chỉ nhiệt độ trong bao tử hàn hay nhiệt, đo độ ờ đầu ngón tay út trái chỉ nhiệt độ của kinh tim, đo độ ở đầu ngón chân út chỉ nhiệt độ thần kinh não, bằng máy đo đường huyết, và dùng giấy quỳ thử pH nước bọt ở cùng thời điểm. như trước khi ăn, và sau khi ăn 30 phút.


II-Tiêu chuẩn quân bình âm-dương của đông y :


Tây y không có bảng tiêu chuẩn quân bình âm dương của máy đo áp huyết, nên không tìm ra bệnh.

Ưu điểm của đông y nhờ vào tiêu chuẩn quân bình âm dương để tìm ra bệnh về khí, về huyết, về thần dựa theo bảng áp huyết theo tiêu chuẩn tuổi của Khí Công Y Đạo.


ÁP HUYẾT TIÊU CHUẨN :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13–17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
4 giai đoạn áp huyết trong tiêu chuẩn ung thư :
Thời kỳ 1 : 95/65mmHg tây y chưa phát hiện
Thời kỳ 2 : 90/60mmHg tây y cũng chưa phát hiện
Thời kỳ 3 : 80-85/55-60mmHg đang bị ung thư
Thời kỳ 4 :75-80/50-55mmHg đang bị ung thư
Thời kỳ chết 70-75/45-50mmHg có nghĩa là khí lực oxy tâm thu giảm dần còn 70-75mmHg thì công thức máu Fe2O3 mất oxy chỉ còn thừa nhiều chất sắt cũng bị ung thư, lượng máu tâm trương giảm dần còn 45-50mmHg thì toàn thể hàng tỷ tế bào trong cơ thể mắt máu, mất oxy, teo thịt, sụt cân.

Tế bào không được nuôi đủ 4 chất đường, đạm, béo, oxy, nếu thiếu cả đường cả đạm, cả béo cả oxy thì tế bào trở thành ung thư.
Muốn biết đủ oxy thì đo áp huyết có tâm thu 120-130mmHg, muốn biết có đủ đường và đạm tạo máu thì tâm trương phải 75-85, có đủ đường thì nhịp tim phải 70-80

Và tiêu chuẩn đường khi đói 8mmol/l, là mức năng lượng tối thiểu cung cấp cho tim phổi hoạt động trong 4 tiếng đồng hồ, nghĩa là mỗi giờ đường huyết bị mất 0.5mmol/l, sau 4 tiếng đường huyết từ 8mmol/l xuống còn 6mmol/l, nếu thấp dưới nữa thì không đủ nuôi hơn 40 ngàn tỷ tế bào trong cơ thể, chúng ta thấy được trọng lượng cơ thể bị giảm sẽ bị sụt cân, sụt cân nhiều tế bào trở thành bệnh ung thư.
Cho nên sau khi ăn đường huyết phải cao hơn thêm 3mmol/l, là đường dùng để chuyển hóa thức ăn thành máu, mà không làm ảnh hưởng của đường 8mmol/l dành riêng cho tim phổi hoạt động, cho nên đường huyết sau khi ăn phải là 11mmol/l thì áp huyết, nhịp tim, thân nhiệt được ổn định trong tiêu chuẩn nhịp tim 70-80 giữ thần sắc da mặt hồng hào, nhiệt độ tay chân ấm đủ nhiệt từ 36-36,5 độ C.

Ngoài năng lượng đường cần thiết cho tim phổi hoạt động là 8mmol/l, thêm 3mmol/l sau khi ăn cho đủ đường chuyển hóa hết thức ăn thành máu. Còn nếu muốn cho cơ thể hoạt động bằng các bài tập thể dục, thì cũng phải cần năng lượng đường cho chúng, thì đo đường huyết phảii nhiều hơn 11mmol/l, càng nhiều hơn bao nhiêu thì thời gian tập càng lâu mà không bị mệt, nếu không uống đường thêm để tập, mà cứ tập, thì cơ thể vẫn bị tiêu hao năng lượng do tập, thì sau khi tập đường huyết trong cơ thể bị tụt mất dần cho đến khi tim đập nhanh mà đường huyết càng thấp sẽ đột quỵ do tim thiếu đường ngừng đập té ngã chết không cứu kịp, thường thấy có người chết trong khi chạy marathon.

Đa số chúng ta sợ đường bị ám ảnh đường cao sẽ chết, nhưng tập thể dục, tập yoga, chạy marathon không đủ đường mới chết.

Chúng ta lấy áp huyết tiêu chuẩn của tuổi thanh niên làm thí dụ.

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)

1-Nguyên nhân bệnh theo đông y, căn bản gồm có :


a-Khí thực là dư thừa, khí hư là khí thiếu không đủ

Nếu khí đủ tâm thu phải thay đổi trong giới hạn nằm trong tiêu từ 110mmHg đến 120mmHg

Nếu đo áp huyết tâm thu cao hơn 120mmHg, thí dụ như 125mmHg thì gọi là khí thực, nếu thấp hơn 110mmHg, thí dụ như 105mmHg gọi là khí hư thiếu

b-Huyết thực là dư thừa, huyết hư là lượng thức ăn thiếu không đủ chuyển hóa thành máu

Nếu tâm trương cao hơn 70mmHg thí dụ 80mmHg là dư thừa, nếu thấp hơn 65mmHg, thí dụ như 60mmHg là huyết hư có nghĩa là thiếu lượng máu.

Tâm trương bên tay trái và tay phải có ý nghĩa khác nhau :

Nếu tâm trương đo bên tay trái chỉ lượng thức ăn trong bao tử,khi đói bao tử chưa có thức ăn thì tâm trương thấp, khi ăn no, có lượng thức ăn trong bao tử thì tâm trương cao hơn 70mmHg như 80 hay 90mmHg là ăn dư thừa sẽ bị đầy bụng, khó thở, sẽ làm tăng áp huyết tâm thu bên tay trái

Nếu tâm trương đo bên tay phải, thì không có nghĩa là lượng thức ăn, mà gọi là lượng máu của cơ thể chứa trong gan, gọi chung là lượng máu nhưng là dung dịch có chứa 3 thành phần là máu, mỡ, nước

Thí dụ đo tâm trương bên phải là 90mmHg, khi tập thể dục ra mồ hôi là nước thì tâm trương còn 80mmHg, nếu tập thể dục tiếp, cơ thể ra mồ hôi mỡ thì tâm trương còn 70mmHg

Còn người nào có tâm trương bên gan thấp như 65mmHg, thì dù có tập nhiều bao nhiêu cũng không ra mồ hôi, mà chỉ có mệt, tâm trương không thể tụt thấp, thì chính là lượng máu thật

Ngược lại tuổi thanh niên người gầy có tâm trương thấp 60mmHg là cơ thể không đủ lượng máu cho tim tuần hoàn, khi đo áp huyết hay bắt mạch bị nhẩy mất nhịp, người mệt mỏi suy nhược, suy tim, gọi là thiếu lượng máu, thay vì cơ thể phải có đủ 6 lít máu mới đủ tuần hoàn trong các ống máu và các mạch máu dài đến 90 ngàn km trong cơ thể, thì cơ thể chỉ còn 4 lít, gọi là thiếu lượng máu, chứ không phải thiếu máu theo nghĩa của tây y là thiếu hồng cầu hay thiếu chất sắt, thiếu B12, thiếu lượng máu thì máu có bọt để trám vào chỗ thiếu trong ống mạch máu, để tạm thời đáp ứng đủ số lượng 6 lít, chúng ta cần uống nhiều nước cho loãng máu đủ để tuần hoàn máu trong các ống mạch

c-Nhịp tim có ý nghĩa rất quan trọng khác với tây y, đông y gọi là thần sắc có liên quan đến đường huyết âm hay dương, nhiệt độ âm hay dương, đến pH nước bọt acid hay kiềm

Đối với tây y cho rằng nhịp tim đo bằng máy đo áp huyết, thì chúng ta chỉ có 1 qủa tim nên nhịp tim phải giống nhau, trên thực tế nó khác nhau có ý nghĩa về bệnh lý, vì khi chúng ta dùng máy đo oxy-mét kẹp vào đầu các ngón tay chân, nó hiện ra 2 số, số trên là SpO2 chỉ oxy, số thứ hai bên dưới chỉ nhịp mạch.

Đối với đông y không gọi là nhịp tim mà gọi là nhịp mạch của các đường kinh của các tạng phủ, nhưng đông y và tây y vẫn có điểm chung nhịp tim mạch tốt đều phải nằm trong tiêu chuẩn 70-80 nhịp trong 1 phút. Theo cách bắt mạch của đông y, một hơi thở của người khỏe mạnh, cả đông tây y đều cho rằng trong khoảng 18 hơi đến 20 hơi trong 1 phút.

Thầy đông y bắt mạch ở cổ tay nhận thấy 1 hơi hít vào thở ra, bắt mạch cổ tay của người khỏe sẽ nghe được mạch đập 4 nhịp, nếu là 18 hơi trong 1 phút thì 72 nhịp, nếu là 20 hơi thở trong 1 phát thì được 80 nhịp.

Nhưng nếu chúng ta tập thể dục chạy bộ nhanh xuất mồ hôi, người nóng, nếu đông y bắt mạch, thì 1 hơi thở của thầy thuốc sẽ đếm được 6 nhịp, thì 1 phút nhịp tim đập 108 nhịp hay 120 nhịp, sau khi nghỉ ngơi nhịp tim trở lại bình thường 70-80

Khác với bệnh nhân lúc nào cũng có nhịp tim nhanh 120, thì cơ thể cũng nóng sốt, tây y sẽ gọi là bệnh nhân đang bị sốt nhiễm trùng.

Ngược lại nếu đông y bắt mạch 1 hơi thở chỉ nghe được 2 nhịp, thì 1 phút có 36 nhịp hay 40 nhịp, thì người lạnh, nhiệt độ cơ thể lạnh, tốc độ bơm máu chậm do máu đặc, có thể máu không trở về tim đầy đủ sinh ra bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, phân biệt nhịp tim đập chậm nhưng tim đập mạnh, hậu qủa dẫn đến bệnh hở van tim.

Cũng vì mạch đập khác nhau, nếu cao hơn 80 đông y gọi là mạch nhiệt, nếu thấp hơn dưới 70 gọi là mạch hàn, do đó nhịp tim đo bằng máy đo áp huyết đông y gọi là mạch hàn nhiệt, nên cũng làm thay đổi thần sắc trên mặt mỗi người.

Tuy nhiên ngày nay đa số người bị bệnh đều có mạch là hàn 60-65 vì không hiểu nguyên nhân do tây y hù dọa nguy hiểm của đường, lại chuyển sang kiêng ăn, lại theo thực dưỡng, và những người bị tiểu đường do thuốc hạ đường làm hạ nhịp tim, nên thần sắc nhợt nhạt tay chân lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp dưới 35, 34, 33, 32 độ C, là cơ thể thiếu đường cát vàng trầm trọng. Nên Y Học Bổ Sung dùng đường cát vàng để điều chỉnh nhịp tim và nhiệt độ chính là biết cách điều chỉnh Thần là căn bản, trước khi đi chuyên sâu vào cách điều chỉnh Tinh và Thần bằng thức ăn uống, thuốc thang, và bằng luyện thở thiền tăng khí lực

2-Số đo áp huyết chỉ ra được chính xác các bệnh của đông y :

Số đo của máy áp huyết khám ra được những bệnh căn bản của đông y về khí thực, khí hư, huyết thực, huyết hư, hàn nhiệt, dựa vào tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi, thí dụ lấy áp huyết tiêu chuẩn tuổi thanh niên không bị bệnh là 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)


a-Bệnh của tâm thu là khí thực, khí thực nhiệt, khí thực hàn :

Lấy thí dụ áp huyết tiêu chuẩn của tuổi thanh niên :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi.)

-Nếu bệnh nhân có bệnh Khí thực thì tâm thu cao hơn tiêu chuẩn tuổi, như 130-140mmHg

Trẻ con có bệnh khí thực là cao áp huyết thì hay bị chảy máu cam. thanh niên có bệnh khí thực thì bị bệnh cao áp huyết.

-Nếu khí thực nhiệt thì có tâm thu và nhịp tim cao hơn tiêu chuẩn tuổi. Thí dụ có áp huyết như 140/70mmHg 100

-Nếu khí thực hàn thì có tâm thu và nhịp tim thấp hơn tiêu chuẩn tuổi. Thí dụ có áp huyết như 140/70mmHg 60

b-Bệnh khí hư, khí hư nhiệt, khí hư hàn :

-Nếu bệnh nhân có bệnh Khí hư thì tâm thu thấp hơn tiêu chuẩn tuổi, như 100-90mmHg thì cơ thể yếu sức, hơi thở kém, tâm thu thấp hơn nữa như dưới 90-70mmHg là đang bị ung ung thư từ giai đoạn 1 tâm thu 85mmHg đến giai đoạn cuối tâm thu 70mmHg do tế bào thiếu nhiều oxy

-Nếu bệnh khí hư nhiệt, có áp huyết như 95/70mmHg 110

-Nếu bệnh khí hư hàn, có áp huyết như 95/70mmHg 60

c-Bệnh của tâm trương huyết thực, huyết thực nhiệt, huyết thực hàn

Lấy thí dụ áp huyết tiêu chuẩn của tuổi thanh niên :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi.)

-Nếu tâm trương thực, là cao hơn 70, thí dụ 100mmHg, có 2 ý nghĩa :

Nếu đo bên tay trái thuộc bao tử thực, có nghĩa bao tử đầy thức ăn, thức ăn không tiêu, đó là ý nghĩa của máy đo áp huyết, còn thực tế ăn không tiêu thì áp huyết tâm thu cũng sẽ bị thực là cao hơn tiêu chuẩn.

Nếu đo bên tay phải là lượng máu chứa trong gan thực, do từ thức ăn được chuyển hóa thành máu, gọi là huyết thực, cũng cao hơn 90mmHg trở lên

Nhưng có trường hợp ăn thức ăn nhiều, đầy bụng, tâm trương đo bên tay trái thuộc bao tử cao, nhưng thức ăn không có chất bổ máu hay ăn những thức ăn không tạo máu, thì tâm trương đo bên tay phải không tăng, có khi lại giảm là do gan tụt mất máu để đi nuôi tế bào

Nếu bao tử thực nhiệt, thì tâm trương cao, nhịp tim cao, thí dụ 120/100mmHg 100

Nếu bao tử thực hàn, thì tâm trương cao, nhịp tim thấp, thí dụ 120/100mmHg 60

Nếu gan thực nhiệt, thì tâm trương cao, nhịp tim cao, thí dụ 120/100mmHg 100

Nếu gan thực hàn, thì tâm trương cao, nhịp tim thấp, thí dụ 120/100mmHg 60

BÀI HỌC 2.MÁY ĐO ÁP HUYẾT BIẾT ĐƯỢC CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TẠNG PHỦ TỐT HAY XẤU.

Muốn biết chức năng hoạt động của tạng phủ đối với việc chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu, hay đối với các loại thuốc hay thực phẩm chức năng đang dùng hay đang châm cứu bấm huyệt trị liệu tốt hay xấu, đúng hay sai, thì cần phải đo áp huyết, đo đường huyết, đo nhiệt kế, đo pH nước bọt ở 2 thời điểm trước khi áp dụng và sau 30 phút xem kết quả thay đổi chênh lệch như thế nào

Chúng ta lấy thí dụ tuổi thanh niên làm tiêu chuẩn 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)


A-VỀ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN :

1-Chức năng hoạt động của gan :

Trước khi ăn, đo áp huyết tâm thu bên gan phải cao tối đa trong hạn tuổi là 120mmHg, vì nó phải làm việc trước để tiết dịch tiêu hóa sang bao tử để chúng ta biết xót ruột đòi ăn, có nghĩa trong bao tử tiết acid sẵn sàng tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu chúng ta bỏ bữa không ăn đúng lúc, acid dư thừa nhiều sẽ phát sinh vi khuẩn helicobacter pylori thường gọi là bệnh hp dạ dày dẫn đến các bệnh lý bao tử và ruột bị viêm loét, xuất huyết cuối cùng là ung thư bao tử.

Sau khi ăn 30 phút, thì áp huyết tâm thu bên gan trở về tối thiểu 110mmHg.

So sánh trước khi ăn và sau khi ăn áp huyết tâm thu phải chênh lệch 10 mmHg là chức năng gan chuyển hóa thuận 100%.

Tính phần trăm chuyển hóa thuận

Áp huyết tâm thu tay phải trước ăn 120 mmHg, sau ăn 119 mmHg chỉ chuyển hóa thuận 10% có nghĩa chức năng gan chỉ hấp thụ được chất bổ của thức ăn 10% để chuyển hóa thành máu, thức ăn dư thừa được bao tử chuyển hóa thành mỡ

Cứ áp huyết tâm thu tay phải tụt thấp 1 số, 2 số, 3 số,.....10 số, là chức năng bao tử chuyển hóa được 10%, 20% 30%...100%

Như vậy áp huyết tâm thu bên gan trước ăn 120 mmHg, sau ăn 110 mmHg là chức năng gan tốt chuyển hóa thuận biến thức ăn thành máu 100%

Ngược lại :

Đến giờ ăn áp huyết tâm thu tay phải 110 mmHg là chức năng gan không làm việc chuyển dịch tiêu hóa cho bao tử biết xót bụng đòi ăn, nhưng sau khi ăn xong 30 phút đo áp huyết tâm thu bên gan lại tăng cao 120 mmHg, gọi là chức năng gan bị chuyển hóa nghịch, không thu hút được chất bổ của thức ăn để biến thành máu
-------------

Cách chữa tê liệt
https://www.youtube.com/watch?v=eOXYsq7iASc

XIN GIỚI THIỆU VỚI MỌI NGƯỜI, KHUNG XE TẬP ĐI AN TOÀN CHO NGƯỜI NGỒI XE LĂN DO CHÂN YẾU, TÊ LIỆT, PARKINSON

https://youtube.com/shorts/mwRxvwckJoo? ... g_iI4ctQRK
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến38 khách