Có phải người ăn nhiều đường lâu ngày sẽ mắc bệnh tiểu đường

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Có phải người ăn nhiều đường lâu ngày sẽ mắc bệnh tiểu đường

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 10 01, 2023 6:44 pm

Có phải người ăn nhiều đường lâu ngày sẽ mắc bệnh tiểu đường?

Bảo Vy

image.png
Ăn quá nhiều đường hay quá ít đường đều không thể xác định được bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường hay không.

Về mức độ phổ biến của bệnh tiểu đường, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh. Nhiều người còn lầm tưởng coi đây là căn bệnh do ăn quá nhiều đường. Nhưng phải chăng người ăn nhiều đường lâu ngày sẽ mắc bệnh tiểu đường?

Theo thống kê từ các bác sĩ của một số bệnh viện nội tiết cho biết, ăn quá nhiều đường hay quá ít đường đều không thể xác định được bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường hay không, và bản thân hai thứ này không hoàn toàn có mối liên hệ trực tiếp.

Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh, tuyến tụy không có rối loạn bẩm sinh, sau khi hấp thụ thức ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa, phân hủy đường thành glucose.

Tiếp đó, cơ thể lại chuyển hóa chúng thành đường huyết khi đi vào mạch máu, cuối cùng duy trì trong giới hạn bình thường.

Vì vậy, bạn nên nắm bắt điểm mấu chốt ở đây, không phải là tiêu thụ đường lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, mà là tiền đề của việc tiêu thụ quá nhiều đường, có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy, và tăng khả năng bị bệnh tiểu đường.

Nói chung, ăn nhiều đường không phải là thủ phạm, chủ yếu là 2 thói quen nhỏ dưới đây có thể gây ra bệnh này:

1. Ăn "quá ngon"
Ngày nay đồ ăn trên bàn đã khác xưa, mà phong phú và đa dạng là đặc điểm lớn nhất. Có người chán ăn cơm ở nhà, liền vội ra ngoài hàng quán, đặt nhiều món ăn ngon đặc biệt, và thường chỉ ưu tiên một số món ưa thích.
Về lâu dài, sự thiên lệch trong chế độ ăn uống không chỉ gây ra tình trạng mất chất dinh dưỡng nghiêm trọng, mà quá trình chuyển hóa đường huyết trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, đẩy nhanh tốc độ tăng đường huyết, từ đó làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

Nhưng không có nghĩa là thức ăn tinh là xấu và không được phép ăn, mà trên cơ sở điều kiện kinh tế, chúng ta nên phong phú hóa khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm thức ăn có nhiều màu sắc, thực hiện nguyên tắc “đa sắc màu”: từ tím, đỏ, xanh lá cây, vàng đến trắng… là biện pháp ăn uống có lợi nhất cho cơ thể, đồng thời giúp làm giảm áp lực chuyển hóa đường trong máu.

2. Tập thể dục quá ít
Ít tập thể dục là vấn đề chung của nhiều người trong thời hiện đại, đặc biệt là đối với dân văn phòng, những người dành phần lớn thời gian trong ngày cho công việc và ít có lối sống lành mạnh.
Nếu không bị điều gì đó quấy rầy thì rất có thể bạn sẽ không chịu vận động; chính vì vậy mà khi lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể tăng cao và dẫn đến béo phì, thì nó rất dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, béo phì là một yếu tố dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể bạn quá thừa cân, điều này có nghĩa là bạn đang tiến gần hơn một bước đến bệnh béo phì.

Ngoài bản thân bệnh tiểu đường, còn có tiền tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường cần đề cao cảnh giác.
Theo số liệu khảo sát, khoảng một nửa số người trưởng thành mắc các triệu chứng tiền đái tháo đường; và có vô số biến chứng do đái tháo đường gây ra như bệnh thần kinh, đái tháo đường bàn chân, bệnh thận do tiểu đường, bệnh về mắt… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe.

Nói chung, thói quen tập thể dục và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng là những quy tắc quan trọng nhất.
Vì vậy, đừng chỉ quá chú trọng vào việc ăn nhiều hay ăn ít đường, bạn nên chú ý hơn vào việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của bản thân, như thế mới đảm bảo tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bảo Vy
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6799
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến30 khách