Cách chữa mâu thuẫn trong bệnh áp huyết, đường, calcium và đ

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Cách chữa mâu thuẫn trong bệnh áp huyết, đường, calcium và đ

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 3 08, 2012 12:10 am

Cách chữa mâu thuẫn trong bệnh áp huyết, đường, calcium và đau nhức, thống phong (bệnh gout).


Qua kinh nghiệm trong thời gian nhịn ăn bằng phương pháp uống nước chanh-đường để thanh lọc độc trong cơ thể, chúng ta đã rút ra được nguyên tắc điều chỉnh áp huyết và đường trong máu, mặc dù chúng ta đang có bệnh áp huyết cao và có bệnh tiểu đường.

Theo tây y, chúng ta có bệnh tiểu đường sẽ không được ăn thêm chất ngọt, nhưng thực tế trong thời gian nhịn ăn 12 ngày, mỗi ngày chúng ta đưa vào cơ thể trung bình khoảng 200g đường trong thời gian nhịn ăn với tổng số đường là 2.4kg, mà lượng đường trong máu vẫn không tăng.

Đối với người có bệnh cao áp huyết, mặc dù đang uống thuốc trị bệnh cao áp, nhưng khi ăn nhiều chất ngọt, hay uống thuốc bổ xương calcium làm áp huyết sẽ tăng cao theo tỷ lệ đường, và calcium, nên thuốc trị áp huyết không còn tác dụng làm hạ áp huyết.

Theo lý thuyết ngũ hành của đông y, đường là chất ngọt đi vào tạng tỳ (lá mía) có chức năng chuyển hóa chất ngọt của thức ăn vào máu nên lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường không ăn đường.

Tạng tỳ thuộc thổ là con của tâm hỏa. Khi chúng ta bị bệnh áp huyết cao có hai nguyên nhân tương quan ngũ hành là mẹ và con. Khi mẹ của tâm hỏa là gan mộc thực, có nghĩa năng lượng của gan khí qúa mạnh bơm máu lên tim nhiều làm áp lực trong tim cao khiến tăng áp huyết.
Thay vì năng lượng của tim qúa mạnh, muốn giải tỏa áp lực, theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh thì hỏa sinh thổ, sẽ truyền năng lượng cho tỳ thổ thì áp huyết sẽ giảm. Nhưng khi tỳ thổ dư thừa năng lượng vì có nhiều đường, nên không nhận thêm năng lượng của tâm hỏa, do đó tâm hỏa không có lối thoát thì áp lực khí huyết không được giải tỏa, nên tình trạng áp huyết cao không có cách nào làm hạ xuống được. Lúc đó, theo ngũ hành tương khắc, hỏa khắc kim, tâm hỏa sẽ làm hại phế kim khiến phổi nóng khô gây ra bệnh khó thở, thở gấp, suyễn nhiệt..

Cách chữa của đông y trong trường hợp này phải điều chỉnh lại Tinh là ăn uống hay thuốc men, Khí là điều chỉnh sự khí hóa của tạng phủ bằng châm cứu hay tập khí công để lập lại quân bình.

Điều chỉnh Tinh :

a-Chất chua vào gan, cho gan tăng năng lượng hàn, mộc sinh hỏa, truyền năng lượng hàn cho tâm hỏa bớt hỏa, cắt năng lượng con của tâm hỏa là tỳ thổ cho yếu đi để nhận năng lượng của mẹ là tâm hỏa giải tỏa bớt áp lực khí cho tâm. Cắt năng lược của tỳ thổ chính là gan mộc truyền năng lượng theo vòng tương khắc để khắc bớt sức mạnh của tỳ thổ.

Khi điều trị bằng thuốc, đông y xem thức ăn hay thuốc uống cũng phải phân chất tính dược theo ngũ hành tương sinh tương khắc để điều chỉnh lại sự quân bình khí hóa cho cơ thể. Như vậy chất đường làm tăng áp huyết thì chua có công dụng làm hạ áp huyết.

b-Để kiểm chứng điều này, nên công thức pha chế nước chanh-đường, lấy tiêu chuẩn vắt 6 trái chanh cho 1 lít nước, mỗi ngày cần uống 3-4 lít, nhưng lượng đường thay đổi.
Nếu tỷ lệ chua-ngọt bằng nhau, nghĩa là khi uống không cảm thấy chua qúa, không cảm thấy ngọt qúa, thì áp huyết và đường trong cơ thể không thay đổi.
Nếu chua nhiều hơn ngọt, áp huyết xuống và đường trong máu xuống.
Nếu ngọt nhiều hơn chua thì áp huyết lên và đường trong máu lên.

c-Với tỷ lệ chua nhiều hơn ngot, rất cần cho những người bị bệnh cao áp huyết, thì áp huyết và đường trong máu sẽ xuống.

d-Với tỷ lệ ngọt nhiều hơn chua, rất cần cho người bị bệnh áp huyết thấp và đường thấp, lúc đó áp huyết và đường trong máu sẽ tăng cao.

e-Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nào có thêm bệnh vọp bẻ do uống nhiều nước (khi uống nước chanh đường) cơ thể sẽ có phản ứng khác :
Tỷ lệ chua-ngọt bằng nhau, áp huyết và đường ban đầu cao. Tỷ lệ chua nhiều hơn ngọt, áp huyết xuống thì đường lại tăng cao hơn.

Theo lý luận ngũ hành, chua làm tăng hỏa của tâm, và cắt đường của tỳ trong trường hợp bệnh nhân không có bệnh thuộc thận.
Còn dấu hiệu vọp bẻ là thận dư nước do thiếu hỏa giúp thận dương chuyển hóa. Thận dương phải nhờ tâm hỏa chuyển hỏa khí xuống tam tiêu, nhưng trong trường hợp này, chất chua làm giảm thân nhiệt của gan, nên làm giảm thân nhiệt nuôi con là tâm hỏa, nên tâm hỏa không giúp gì cho thận dương được. Lúc đó chức năng gan không đủ nuôi tâm hỏa, nên không thể khắc tỳ thổ, vì thề tỳ thổ vẫn giữ mức đường trong máu cao để giúp tim hoạt động tốt. Muốn được điều hòa chức năng tâm-thận giao hòa, mộc thổ giao hòa, cơ thể cần thêm một chất trợ giúp cho chúng. Đó là chất vôi (calcium).

Công dụng của chất vôi trong trường hợp này có 4 tác dụng :
Vôi là chất tăng nhiệt cho tâm giao hòa với thận thủy, hút nước, hút đường trong dung dịch, chống loãng máu.
Muốn kiểm chứng xem điều này đúng hay không. Chúng ta thử nghiệm, ngưng uống chanh-đường, và ngưng mọi thứ thuốc. Mỗi ngày đo áp huyết và đường khi bụng đói sẽ thấy áp huyết trung bình 130/85mmHg mạch 75, đường trong máu 9-10.0mmol/l. Áp dụng thử nghiệm mỗi ngày dùng 1 viên Calcium Sandoz sủi bọt tan trong nước, lúc đó đo áp huyết vẫn ổn định, và đường trong máu xuống 5.0-6.0mmol/l. Nhưng không phải loại calcium tan trong nước, mà calcium viên thường là vôi bột dễ làm huyết hóa vôi tắc mạch áp huyết sẽ tăng.
Kết luận, trong trường hợp này uống thuốc trị tiểu đường là không phù hợp với bệnh.

Bài viết này muốn nhắc nhở những người có bệnh tiểu đường, áp huyết cao, vọp bẻ do thiếu calcium nên lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh cao áp, tiểu đường, thuốc calcium không hợp lý sẽ dẫn đến hậu qủa gây ra phản ứng phụ không cần thiết làm mất sự quân bình âm dương khí hóa tự nhiên của cơ thể, phá hỏng chức năng của hệ miễm nhiễm tự động.

Muốn biết kết qủa khi dùng bất kỳ một loại thuốc chữa bệnh, đều kiểm chứng bằng máy đo áp huyết và máy đo đường trước và sau khi dùng thuốc để tránh sự tương phản của thuốc.

Về thuốc và thức ăn, thông thường đường trong máu cao làm tăng nồng độ máu, sẽ tăng khí trong ống mạch khiến áp huyết tăng theo.
Khi đường xuống thấp, nồng độ máu giảm, khí trong mạch giảm, làm áp huyết giảm, sự lưu thông của máu chậm, lại gây ra bệnh đau nhức ở những nơi mà máu không đến nuôi những tế bào vùng đó được.

Cũng vì lý do này, mà những bệnh nhân vừa có bệnh cao áp huyết và bệnh tiểu đường, khi uống thuốc vừa làm hạ áp huyết, vừa làm hạ đường có nghĩa lại làm hạ thêm khí lực đẩy máu tuần hoàn, dẫn đến hậu qủa đau nhức phảI dùng thêm thuốc chống đau nhức.

Thuốc chống đau nhức có hai loại :

a-Loại giảm chức năng giao cảm thần kinh làm hết cảm giác đau, hết tỉnh táo, hết cảnh giác, nên hệ thần kinh phòng vệ tạo phản ứng phản xạ cũng tê liệt theo, nên chỗ sưng đau vẫn tắc, sưng, nhưng không còn biết báo đau, có nghĩa là chỗ sưng tắc chưa được chữa, sẽ càng ngày càng thêm nặng, lúc đó phản xạ báo đau, thì tăng liều thuốc giảm giao cảm nữa…cho đến khi thuốc hạ chức năng thần kinh giao cảm hết công hiệu, cái đau lan rộng khiến không đi lạI, cử động, nơi đó cần phải mổ. Do đó cách chữa này chỉ chữa ngọn mà không chữa gốc bệnh cho khí huyết tuần hoàn theo nguyên tắc đông y : Thông thì bất thống.

b-Loại thuốc hành khí hành huyết :

Thuốc tây y có loại mạnh như Vox, đông y cũng có nhiều loạI thuốc thông khí huyết, để đạt mục đích : Thông thì hết thống. Có tắc dụng kích thích khí huyết chạy nhanh để được thông sẽ hết đau, nhưng bù lại, nó làm tăng áp huyết và tăng nhiệt. Khi cơ thể tăng nhiệt là cơ thể đã rút đường trong các cơ bắp thịt hoàn về máu để tăng khí lực cho tim tuần hoàn, lại tạo ra mâu thuẫn với thuốc uống làm hạ áp huyết.

Như vậy bệnh cao áp huyết, tiểu đường khi đi kèm vớI bệnh đau nhức, thì ba bệnh này phảI uống thuốc suốt đời, khi thì áp huyết xuống, đường xuống, uống thuốc đau nhức thì đường và áp huyết lên. Đó là cách mâu thuẫn trong điều trị.

Điều trị theo KCYĐ trong trường hợp phối hợp với tây y :

1-Tập Thể Dục Khí Công Chữa Đau Nhức :

a-Nếu dùng thuốc tây y chữa áp huyết và tiểu đường, khi áp huyết và đường xuống đúng tiêu chuẩn thì ngưng. Nhưng tây y không cho ngưng thuốc, thì cần tập toàn bài tập thể dục khí công cho khí huyết lưu thông không bị tắc nghẽn nơi nào thì hết bệnh đau nhức.

b-Nếu tiếp tục tập toàn bài thể dục khí công mỗi ngày 2 lần thay thuốc đông tây y, thì áp huyết, đường trở lại bình thường, khí huyết lưu thông đều, không bao giờ đau nhức.

2-Tập Bài Đứng Hát Kéo GốI Lên Ngực
Chữa áp huyết thấp, hẹp van tim, tiểu đường :

Có trường hợp chỉ có bệnh tiểu đường mà không có bệnh cao áp. Nên khi dùng thuốc chữa tiểu đường, làm hạ nồng độ đường trong máu là giảm khi lực đẩy máu, khiến áp huyết tụt thấp cũng làm đau nhức, khi ăn uống những thức ăn thuốc uống tăng sự lưu thông cho máu lạI làm tăng nồng độ đường, do đó mặc dù uống thuốc làm hạ đường mà đường vẫn cao. Trường hợp này tây y cũng bắt uống thuốc suốt đờI, và lạI dùng thêm thuốc đau nhức làm đường trong máu không bao giờ hạ, nên cách chữa vẫn làmâu thuẫn không cần thiết.

Chữa theo KCYĐ tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, thì làm áp huyết tăng nhưng đường xuống từ 2-6.0mmol/l sau mỗi lần tập, không tạo ra sự điều trị mâu thuẫn nào như cách điều trị của tây y.

3-Tập toàn bài thể dục khí công, giảm ăn, chất béo, đường, calcium, acid urique, chữa bệnh gout thống phong :

ĐốI với bệnh cơ thể dư calcium từ những thức ăn, làm máu đặc, lười không vận động, khiến máu tích tụ kết tủa ở các khớp, tạo ra tình trạng huyết hóa vôi gây sưng đau nhức trong bệnh gout (thống phong), những nguyên nhân này đã làm tăng áp huyết qúa cao, khi tây y chữa lạI cho thuốc tan máu, thông khí huyết mạnh lạI cho áp huyết tăng cao hơn 180-200mmHg thường xuyên. Chữa chưa khỏi bệnh gout mà không nhìn thấy trước hậu qủa sẽ gây tai biến mạch máu não. Do đó mà bệnh gout cũng không bao giờ chữa khỏI theo phương pháp tây y.

Chữa theo KCYĐ chữa vào gốc bệnh là tập luyện toàn bài thể dục khí công mỗi ngày 3 lần, giảm ăn đường, cà phê, bia, ruợu, coca thức ăn giầu calcium như đồ biển..là những thứ đã làm tăng áp huyết, đặc máu, tăng nồng độ đường. Cần ăn chua, chanh, bưởi, dứa, canh chua vừa làm hạ áp huyết, hạ đường, loãng máu, mềm dẻo các mạch máu. Dù có kiêng ăn, nhưng không tập thì không bao giờ hết đau do tắc khí huyết.

doducngoc

Bài đọc thêm :

Canh chua bạc hà: Lợi hại khó lường!

Nếu ghiền canh chua cá kho tộ thì thỉnh thoảng an một lần thôi, không nên an trien miên mỗi ngày, lại tiền mất tật mang khốn khổ một đời
Canh chua bạc hà: Lợi hại khó lường!
Với chuyên gia trong ngành dinh dưỡng thì bạc hà - thành phần chủ yếu trong món canh chua, là món ăn làm tăng axit uric không kém gì uống... bia! Ấy thế mà số người để ý đến “khe hở” này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều.

Tác nhân gây nên chứng gout

Nhiều người nay đã hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất axit uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da... hay thường gặp hơn nữa là tình trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đã biết tại sao chất axit uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. Vì không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da... làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
* Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương
* Ăn quá nhiều chất đạm từ lòng heo, da gà, cá mòi, lạp xưởng...
* Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc
* Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp...
* Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid...
* Có bệnh trên đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang...
* Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rõ là axit uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các “trường quy” vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng axit uric thấy rõ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay vì bạc hà, thì tỷ lệ tăng axit uric trong máu chỉ là 15%.

Trong số 50 đối tượng có lượng axit uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lý tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số còn lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà.
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đã bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rõ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.

Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng axit uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại bình thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đã điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng axit uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.

Lời kết

Canh chua bạc hà rõ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng tăng axit uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo thì thà đừng là người... Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà thì thà chọn món khác còn hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đã bị bệnh gout, hay khi lượng axit uric đã mấp mé giới hạn bệnh lý, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo. Nhờ đó bạn vẫn còn cơ hội thưởng thức món canh chua, thay vì đến lúc nào đó vừa phải nhịn đến phát thèm vừa tốn tiền mua thuốc rồi sinh thêm bệnh... tức cành hông!
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron