Tại sao một số Bác Sĩ từ chối điều trị để cứu sống bản thân

Nơi giúp đỡ lẫn nhau trau giồi kiến thức.

Tại sao một số Bác Sĩ từ chối điều trị để cứu sống bản thân

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 5 Tháng 6 09, 2022 11:32 pm

Tại sao một số Bác Sĩ từ chối điều trị để cứu sống bản thân

Bài hay, nên đọc để biết.

Câu hỏi: Tại sao một số bác sĩ từ chối phương pháp điều trị cứu sống cho bản thân, chẳng hạn như hóa trị, lọc máu, thông khí, phẫu thuật hoặc đặt ống ăn?

Trả lời bởi Maureen Boehm, cựu bác sĩ nội khoa

Tôi không thể nói thay cho tất cả các bác sĩ, nhưng tôi nghĩ rằng họ (các bác sĩ) thường từ chối khi mục đích duy nhất của những phương pháp điều trị đó là kéo dài cuộc sống, chứ không phải chữa khỏi.

Rõ ràng là khi một người gần chết, cuộc sống của họ là khủng khiếp. Họ kiệt sức, ốm yếu. Cơ thể của họ, đã từ lâu, không còn mang lại cho họ niềm vui nữa. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân thường yêu cầu chúng tôi làm mọi thứ.

Không muốn làm gia đình thất vọng, bệnh viện cho phép điều trị. Bác sĩ biết rằng sẽ không cứu được bệnh nhân mà còn khiến họ đau đớn và dẫn đến một loạt những phản ứng phụ khó chịu và mệt mỏi khác.

Điều này, về cơ bản là điều trị để chết.

Là bác sĩ, chúng tôi thấy việc này xảy ra hàng ngày. Nó cực kỳ vô nhân đạo. Bản thân tôi sẽ không cho phép bệnh nhân hóa trị hoặc lọc máu hoặc đặt máy thở, nếu không có hy vọng phục hồi.

Gia đình tôi biết điều này. Tôi để lại di chúc thể hiện mong muốn của tôi nếu việc điều trị là vô ích.

Hãy để tôi kể chuyện này.

Tôi đã có một đồng nghiệp. Anh ta là một chàng trai khá trẻ, ở độ tuổi 40, có con đang đi học. Anh được chẩn đoán mắc GBM, dạng u não nguy hiểm nhất. Anh còn khoảng 4 tháng nếu không điều trị hoặc có thể lâu hơn một chút. Khi được hỏi anh đang cân nhắc điều trị gì, anh suy nghĩ một lúc, rồi thì thầm, đi biển.

Anh đưa gia đình đi du lịch châu Âu. Anh chơi với con, trên bãi biển. Họ đi du lịch qua những nơi vui vẻ và thú vị.Anh ấy đã có những bữa ăn tuyệt vời, ấm áp cùng vợ con trong những quán cà phê nhỏ. Họ đã thử nhiều loại rượu vang hảo hạng và rất nhiều món ăn ngon. Họ giữ lại rất nhiều niềm vui và những kỷ niệm đẹp trong trái tim suốt chuyến đi đó.

Khi bệnh tình trở nên nặng hơn, anh trở về Mỹ và vào bệnh viện. Anh ta chết ở nhà, được bao quanh bởi gia đình, vài tuần sau đó.

Tôi nghĩ anh ấy là người đàn ông rất khôn ngoan. Anh ta đã thấy, giống như tôi, tất cả những người được trị liệu sẽ kéo dài cuộc sống của họ, chỉ trong một thời gian ngắn nhưng sẽ tàn phá gia đình của họ cả về mặt cảm xúc và tài chính.

Những tháng cuối cùng của họ trên trái đất này được dành để phục hồi sau khi điều trị hoặc vượt qua cuộc phẫu thuật. Họ đã bỏ lỡ cơ hội của mình cho một sự ra đi yên bình, đáng yêu với những người thân yêu của họ, thay vào đó họ chờ vòng hóa trị tiếp theo, hoặc phẫu thuật hoặc lọc máu, v.v.

Tôi sẽ không bao giờ, cho phép điều đó cho bản thân mình. Khi thời gian của tôi kết thúc, tôi sẽ đi.

Với tất cả sự bình yên.



Bài viết nầy của cựu bác sĩ nội khoa Maureen Boehm thì tôi đã đọc đôi lần trên mạng, cũng như được người quen gửi đến để xem cho biết. Do nhận thấy nội dung có tính chất trung thực và giá trị hữu ích. Nên muốn thêm thắt đôi chút khái quát, về những gì nghe qua từ con cái mình hành nghề Y khoa có dịp giải thích như sau:

1) Chứng ung thư quái ác, dù bất kể dưới dạng gì. Xin hiểu rằng mãi đến hiện nay, vẫn thuộc loại nan y, hầu như... bất trị

2) Sự nguy hiểm tột bực là cancer rất khó khăn trong việc chẩn đoán phát hiện (chính xác) ở thời kỳ tiềm ẩn đầu tiên (từ 5-7 năm khi vướng phải). Chỉ khi nào sau đó bệnh bước vào giai đoạn kế tiếp phát triển nhanh chóng mạnh mẻ, tiến đến hiện tượng di căn sau cùng, bệnh lây lan khắp cả khu vực nội tạng, tạo sự tàn phá lớn lao khủng khiếp. Thì bệnh nhân mới cảm thấy có những triệu chứng đau đớn dữ dội liên tục thường xuyên xảy ra trong cơ thể họ

3) Những phương thức chữa trị như phẫu thuật, hay hoá trị, hoặc xạ trị. Tựu trung chỉ nhằm mục đích khống chế (tạm thời) cơ quan bị ung thư. Chứ không thể nói là chữa trị hoàn toàn dứt hẳn bệnh cancer.

3) Bất luận phương thức chữa trị dù bằng xạ trị hay hoá trị cũng làm cho những tế bào lành mạnh nơi vùng lân cận chịu ít nhiều tổn thương. Điều nầy khiến gây ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng hoạt động cần thiết của nó kém đi hiệu quả, hoặc hoàn toàn bị huỷ diệt.

Ngay cả việc giải phẫu cũng vẫn phải luôn được giới bác sĩ chuyên môn theo dõi kiểm soát lâu dài, vì chất chứa nhiều nguy cơ bệnh tái phát về sau.

4) Ở giai đoạn di căn là thời kỳ cuối cùng của bệnh ung thư (kéo dài trong vòng một năm). Bệnh nhân hầu như suy kiệt tận cùng về thể xác và tinh thần. Thân thể hốc hác, vóc dáng tiều tuỵ, việc ăn uống thường thực hiện bằng đường ống truyền vào bao tử xuyên qua thực quản.

Tuy nhiên họ luôn bị tình trạng đau đớn hành hạ. Vì thế cần phải thường trực nằm bệnh viện để được chích thuốc giảm đau bằng chất morphine.

5) Chính vì thế, dẫu bác sĩ hay bệnh viện không hề có ý định muốn..."nuôi con bệnh" lâu dài để kiếm tiền của hệ thống bảo hiểm y tế (tư nhân chi trả hoặc chính phủ đài thọ)

Thông thường vào thời kỳ sống sót cuối cùng của bệnh nhân (khoảng một tháng). Giới chuyên viên điều trị sẽ gợi ý đề nghị, nếu như gia đình hay thân nhân muốn đưa bệnh nhân về nhà. Hầu tạo cơ hội gần gũi hầu đáp ứng thoả mãn các ước vọng tha thiết cuối đời. Trước khi họ nhắm mắt xuôi tay, để vĩnh viễn rời bỏ cõi thế gian ra đi. Mà lòng không quá ân hận, ray rứt luyến tiếc nhiều, do vì nhận biết "ý nghĩa đời thực sự đáng sống" ra sao khá muộn màng. Khi mà tử thần bất chợt gõ cửa, tức giờ phút lâm chung đã điểm và sự chết tới sát cận kề.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Quay về Chia xẻ Kinh Nghiệm Chữa Bệnh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách

cron