Hết tết rồi, nhịn ăn đi các bạn?

Hết tết rồi, nhịn ăn đi các bạn?

Gửi bàigửi bởi hoangthuynam » Thứ 4 Tháng 3 11, 2015 4:37 am

NHỊN ĂN
Trong mỗi tế bào, mỗi cơ quan trong cơ thể người đều có “thức ăn dự trữ” để sử dụng trong những lúc con người bị đói. Hàng ngày, chúng ta ăn đều đặn; sự thừa mứa, tích tụ quá lâu các thức ăn dự trữ mà không được dùng đến sẽ dễ biến thành bệnh tật. Sức khỏe con người bị suy giảm phần lớn không phải vì thiếu ăn mà vì tích trữ quá nhiều chất độc trong người. Khi nhịn ăn, bên ngoài cơ thể sẽ gày dần đi, còn bên trong cơ thể sẽ “đốt” những thức ăn thừa thãi, vô bổ, thậm chí có hại ấy để nuôi các cơ quan trọng yếu và tích cực bài thải cặn bã ra ngoài.
Những người mập sẽ sụt cân nhanh hơn những người gầy và càng hoạt động nhiều thì sự sụt cân càng chóng. Những người mập nước, thịt mềm, nhão sẽ sụt cân nhanh hơn những người thịt chắc, cứng. Có nhiều yếu tố chi phối sự sụt cân của người nhịn ăn: người nóng nảy, đa cảm mất cân nhanh hơn những người bình tĩnh, có tinh thần điều hoà; những người thoải mái, nghỉ ngơi chậm sút cân hơn những người thần kinh căng thẳng hoặc hoạt động nhiều; người uống nước nhiều trong lúc nhịn ăn thì thấy sức nặng không xuống mấy vì các mô chứa giữ một số nước… Phụ nữ chậm sụt cân hơn đàn ông vì sự biến dưỡng thấp hơn.
Thời gian nhịn ăn càng dài thì sự sụt cân càng ngày càng chậm bớt lại: trong 2-3 ngày đầu nhịn ăn, có người sụt đến 2-3 kg/ngày. Nhưng sự sụt cân này không phải vì tiêu hao thịt mà phần lớn là do thực phẩm và phân trong dạ dày và ruột được tống thải ra mà không được thay thế. Những ngày sau có thể mỗi ngày chỉ giảm được khoảng 125gr.
Trong thời gian nhịn ăn, nên nghỉ ngơi hoặc hoạt động vừa phải trong đó đi bộ được xem là tốt hơn cả. Mọi cử động đột ngột đều nên tránh, ví dụ đang nằm mà vùng đứng dậy có thể sinh ra xây xẩm mặt mày trong chốc lát… Tùy khả năng và điều kiện sinh hoạt, có thể nhịn ăn hoặc 7, 14, 21 hay 28 ngày hoặc hơn thế nữa… Nếu để giảm béo, nên nhịn 5-7 ngày và thực hiện lại mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.
Ai cũng có thể nhịn ăn để giảm béo, chữa bệnh, song không thể nhịn tùy tiện, mà cần phải tuyệt đối tuân theo những hướng dẫn cụ thể. Nên thực hiện đầy đủ bốn giai đoạn của một đợt nhịn ăn: chuẩn bị, nhịn ăn chính thức, chuẩn bị ăn lại và bắt đầu ăn bình thường. Những người không nên áp dụng phương pháp này gồm: người bị ốm bệnh, thân thể đang suy kiệt, người bị những bệnh cấp tính, ác tính, người đang có thai, cho con bú…
Những cuộc nhịn ăn ngắn hạn có thể thực hành lúc nào cũng được mà không cần ngưng công việc sinh hoạt hàng ngày. Nhịn ăn ngắn hạn có thể là mỗi tuần 1 ngày hoặc mỗi tháng 2-3 kỳ, mỗi kỳ 3 ngày… tùy sở thích, kinh nghiệm của từng người.
Cách ăn uống sau thời kỳ nhịn ăn phải được chăm sóc kỹ lưỡng không kém gì sự chăm sóc trong lúc nhịn ăn. Sự tái tạo các tế bào quan trọng không kém gì sự gột rửa các tế bào. Sau khi đã thực hiện thành công nhịn ăn để giảm béo, chữa bệnh, mọi người nên “bảo trì” cơ thể bằng chế độ ăn uống cân đối, kết hợp luyện tập thể dục và các phép dưỡng sinh khác.
10 điều cần đọc trước khi nhịn ăn:
1.Nhịn ăn là thuận theo tự nhiên để Âm Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lập lại quân bình, linh năng điều khiển các tế bào tự phân để nuôi dưỡng cơ thể lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, cải tạo lại các tạng phủ, điều hòa lại khí huyết, phục hồi, cải thiện lại sinh lực.
Bổn phận đầu tiên và tối yếu của người nhịn ăn là đừng làm gì nghịch lý với lẽ tự nhiên trên; muốn thế ta không nên ăn bất kỳ một thực phẩm gì, bất kỳ dưới một hình thức nào và cấm uống rượu, trà, càphê, hút thuốc.v…v… Một lượng rất nhỏ các thứ trên cũng đủ làm tê liệt công việc bài tiết các tế bào đang lợi dụng sự nghỉ ngơi nhờ lúc nhịn ăn để đào thải các cặn bã. Sự nghỉ ăn phải tuyệt đối nếu không các cơ quan sẽ bị ngăn trở trong việc bài tiết và cải tạo
2.Ta nên nhớ rằng trong những ngày đầu mới nhịn ăn, các tế bào đau hoặc yếu, các cặn acid uric, các độc tố của cơ thể, các khí độc, các chất thừa của tế bào bị đốt cháy đều được tiêu hủy và bài tiết từng đợt, do đó có những biến chứng trong lúc giải độc với những sự đau đớn đặc biệt: nhức mỏi tòan thân, nhức đầu, chóng mặt v…v… nhưng các triệu chứng ấy không có gì đáng lo sợ mà trái lại còn đáng mừng vì như vậy tỏ ra rằng sự gột rửa, tẩy độc cơ thể được tiến hành thuận lợi.
3.Cảm giác đói đôi khi rất mãnh liệt lúc mới bắt đầu nhịn ăn là một cảm giác đói giả đói mà ta không bao giờ nên yếu lòng nhượng bộ chiều theo. Đó chỉ là một sự đòi hỏi phù ảo phát sinh sau sự kích thích các niêm mạc của dạ dày và ruột gây ra do các độc tố bị bài tiết. Cảm giác này không mấy chốc tự nhiên sẽ dịu lại rồi biến mất.
4.Trong lúc nhịn ăn, nếu tịnh thân cũng như tịnh tâm nhất là đừng để ám ảnh bởi ý nghỉ thèm ăn hoặc khao khát tơ tưởng các món cao lương mỹ vị. Những tư tưởng này làm suy nhược rất nhiều tinh thần người nhịn ăn và làm trở ngại ý chí đeo đuổi đến cùng thời hạn nhịn ăn cần thiết.
5.Ta nên ý thức chính xác rằng chất mỡ trong cơ thể không làm nên sức khỏe, sự sụt cân trong thời gian nhịn ăn biểu lộ sự đào thải các tế bào bệnh tật, các mô vô dụng, các chất độc tích tụ trong cơ thể làm tê liệt mọi cơ năng. Phải dứt bỏ niềm lo sợ, sự yếu đuối vì đói ăn; muốn thắng ý niệm đó, ta chỉ cần nhớ rằng có những kỳ nhịn ăn vô hại kéo dài đến 30 ngày là thường.
6.Ta nên lưu tâm rằng cơ thể đòi hỏi trong thời gian nhịn ăn những sự chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho được chu đáo để có thể giúp đỡ và thúc đẩy sự bài tiết các độc tố trong cơ thể qua phổi và da. Người nhịn ăn phải sống nơi thóang khí, không khí trong lành, nhất là khói thuốc lá là thứ tai hại cho người nhịn ăn. Thỉnh thỏang trong ngày nên vào nơi kín gió dùng khăn nhúng nước nóng vắt ráo lau sạch mình mẩy. Mỗi ngày nên hoạt động nhẹ hoặc đi tản bộ chút ít cho khí huyết lưu thông.
7.Nhịn ăn là một “cuộc giải phẩu không dùng dao mổ”, vậy ta nên để cho thân tâm nghỉ ngơi, tránh sống xao động nhất là đừng thức đêm; giấc ngủ ban đêm rất cần thiết, dù ngắn dù dài rất có tính cách bồi dưỡng. Người nhịn ăn phải cho cơ thể luôn ấm áp.
8.Cũng giống như sau một cuộc giải phẩu, thời kỳ chuyển tiếp ăn uống trở lại và thời kỳ tĩnh dưỡng phải được săn sóc rất chu đáo. Trước hết nên ăn những thức ăn nhẹ. Điều đáng lưu tâm mà người ta hay khinh suất là không nên trở lại cuộc đời họat động quá sớm.
9.Trong thời ăn nhịn ăn không phải chỉ có thể chất mới nghỉ ngơi và cải tạo toàn diện mà tinh thần, tâm linh cũng phải nghỉ ngơi, cải tạo bằng những tư tưởng trong sạch, cao quí.
10.Cuối cùng nhịn ăn phải là khởi điểm của một cuộc đời mới, chú trọng về tinh thần, về đạo đức hơn, hướng thượng hơn. Bài học nhịn ăn phải dạy cho ta đừng tái phạm những lỗi lầm cũ về phép dưỡng sinh, về Dịch lý Âm Dương của vũ trụ. Nhịn ăn có thể dẫn chúng ta đến chỗ trí tuệ để tránh bả phù hoa, hiểu lẽ thiểu dục, tri túc mà trở về Giác ngộ là cội nguồn của chân hạnh phúc vô biên.

Các bạn tham khảo bài viết và video nói về kinh nghiệm nhịn ăn 12 ngày bằng nước chanh đường của Thầy và các bạn đi trước. Nên rủ vài người "đồng hành" sẽ hiệu qủa hơn, với những người nhịn ăn lần đâu.
Chúc các bạn thành công.
hoangthuynam
 
Bài viết: 282
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 22, 2011 1:10 pm

Quay về Thắc Mắc - Linh Tinh

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron