Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Tìm hiểu nội soi dạ dày qua đường mũi

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 Tháng 6 27, 2016 2:41 am
gửi bởi minhprok5a
Nội soi tiêu hóa qua đường miệng thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh vì cảm giác khó chịu, nôn ói, đau... Để khắc phục điều này, các bác sĩ luồn ống nội soi qua mũi xuống vùng hầu họng để khảo sát thực quản, dạ dày... đó chính là nội soi dạ dày qua đường mũi.[/b]

Khác với nội soi thường qua đường miệng, trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống soi dạ dày qua đường mũi vào thực quản rồi xuống dạ dày. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang diễn ra trong dạ dày, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị hiệu quả.

AI CẦN LÀM NỘI SOI DẠ DÀY QUA ĐƯỜNG MŨI?

Nên nội soi dạ dày ngay khi:
  • Đau thượng vị, buồn nôn sau khi ăn
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn ra máu, thiếu máu hoặc đi ngoài ra phân đen
  • Ợ chua, ợ hơi, chậm tiêu
  • Nuốt nghẹn
  • Đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường
  • Mắc hội chứng kém hấp thu
  • Tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau, gây đau thượng vị
  • Cắt 2/3 dạ dày sau 10 năm
  • Bệnh polyp gia đình
Đặc biệt nội soi dạ dày qua đường mũi không gây buồn nôn, khó chịu, ít làm tăng huyết áp hay nhịp tim, vì thế rất thích hợp cho những bệnh nhân lo sợ nội soi ngả miệng.

NỘI SOI DẠ DÀY QUA ĐƯỜNG MŨI CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
[center]Hình ảnh[center]Nội soi dạ dày qua đường mũi không gây khó chịu hay buồn nôn, đồng thời không ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp.[/center][/center]
Ít gây khó chịu

Khác với nội sọi dạ dày qua đường miệng dễ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và ói mửa, nội soi dạ dày đường mũi sử dụng ống nội soi nhỏ đi qua ngả mũi sẽ ít gây kích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi và làm giảm phản xạ nôn ói, thậm chí người bệnh vẫn có thể nói chuyện bình thường với bác sĩ trong quá trình nội soi.

An toàn hơn

Mỗi khi tới bệnh viện để thăm khám một vấn đề sức khỏe nào đó, lo lắng là điều không thể tránh khỏi của nhiều người. Với những trường hợp phải nội soi qua đường miệng, cảm giác này càng tăng lên gấp bội vì sự kích thích của ống nội soi thường gây ra phản xạ nôn ói, khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao. Tuy nhiên với phương pháp nội soi qua đường mũi thoải mái, dễ chịu, sẽ ít gây ra thay đổi về huyết áp hay nhịp tim, an toàn hơn so với nội soi qua đường miệng.

Bên cạnh đó người bệnh cũng không cần phải lo lắng về tình trạng đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi… như ở nội soi gây mê vì phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi không cần gây mê.

Tâm lý người bệnh ổn định, bác sĩ dễ dàng thực hiện thủ thuật, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn đồng thời việc quan sát hình ảnh bên trong dạ dày cũng được quan sát rõ ràng hơn, giúp chẩn đoán chính xác.



Các chuyên gia đánh giá, phương pháp này tương đối an toàn, hiệu quả và chấp nhận được trong nội soi tiêu hóa chẩn đoán. Kỹ thuật cũng khá dễ dàng, không đau, ít kích thích hơn, làm tăng khả năng chịu đựng của người bệnh, có thể áp dụng với cả người lớn và trẻ em. Tổng thời gian chuẩn bị và soi trung bình 15 phút, hình ảnh quan sát được rõ ràng.

Chỉ định nội soi ngã mũi cũng giống như chỉ định nội soi đường miệng. Đây là phương pháp tầm soát ở những bệnh nhân sợ nội soi ngả miệng.

Giống như nội soi quy ước, trước khi soi qua đường mũi, bệnh nhân phải nhịn ăn uống ít nhất 6 giờ, bệnh nhân nằm nghiêng trái hay có thể ngồi trong vài trường hợp khó. Bác sĩ dùng lidocain 2% phun sương vùng họng, dùng thuốc co mạch, gel lidocain để gây tê vùng mũi sau vài phút, sau đó luồn ống nội soi có đường kính 5,9 mm vào lỗ mũi xuống hầu họng và khảo sát tiêu hóa.