Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ

Gửi bàigửi bởi ly thanh trung » Thứ 4 Tháng 12 14, 2011 10:33 pm

"Lupus ban đỏ gồm 2 loại: lupus dạng đĩa và lupus hệ thống. Mỗi loại có những dạng bệnh khác nhau; và không phải dạng lupus ban đỏ nào cũng có biểu hiện nổi ban trên da.

Quan niệm cổ truyền về bệnh

Ngoài những dạng ban đầu khó xác định rõ rệt, đặc điểm phổ biến của bệnh này là biểu hiện ở vùng mặt và phần cơ thể lộ ra bên ngoài qua những ban đỏ trên da; phù, ban teo dạng bướm, bóc một lớp vảy; kèm theo sốt, đau các khớp; đôi khi bị tổn thương nội tạng... Bệnh thường gặp ở phái nữ (lứa tuổi từ 20-40).
Theo y học cổ truyền, bệnh lupus ban đỏ do tiên thiên bất túc, nội thương thất tình, can khí uất trệ dẫn đến âm dương khí huyết mất điều hòa, khí trệ huyết ứ gây tắc kinh lạc mà sinh bệnh; hoặc thận tinh hư suy, hư hỏa bốc lên, kèm theo cơ bì lỏng lẻo, nắng nóng xâm nhập gây ứ trệ mạch lạc; hoặc do nhiệt độc tích tụ, huyết mạch bị chấn thương, tạng phủ rối loạn gây nên bệnh. Bệnh vào thời kỳ cuối thì âm sẽ làm tổn thương dương dẫn đến tỳ thận dương hư.

Chữa trị

Lupus dạng đĩa (thể mạn) là thể thường gặp nhất (chiếm 75-80%), vị trí thường là ở đầu, niêm mạc môi, lưng bàn tay, thường có khoảng 1-3 đám. 3 triệu chứng cơ bản là: ban đỏ, dày sừng, teo da. Với trường hợp này có thể dùng bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn, gồm các vị thuốc: thục địa 16g; sơn thù, trạch tả, hoài sơn 12g; phục linh, đan bì (mỗi loại 12g). Đem sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

Với lupus hệ thống - đây là thể nặng nhất, có thể tiên phát hoặc thứ phát từ các thể khác chuyển thành, ngày càng gặp nhiều hơn. Bệnh gây tổn thương đa dạng ở da, nội tạng và nhiều cơ quan khác, có khi cấp tính, có khi từ từ, nhiều trường hợp tử vong sau thời gian ngắn, có khi tiến triển mãn tính, lúc tăng lúc giảm thất thường. Tổn thương da và niêm mạc như thể dạng đĩa, nhưng đa dạng hơn, rộng khắp, kèm theo các tổn thương toàn thân như sốt, đau cơ, nhức khớp, nội tạng. Sốt lúc thường không cao, có lúc cao đến 40-41 độ C (bệnh cấp tính).

Trong lupus hệ thống, thường có 5 dạng khác nhau, đó là:

- Nhiệt độc thịnh gồm các triệu chứng: nổi ban đỏ, sưng phù, có điểm ứ huyết, ứ ban, bọc huyết, xuất huyết ở mắt, sốt cao, bứt rứt, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ. Điều trị dạng này là lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài “tê giác địa hoàng thang gia giảm”, gồm có: tê giác 4g, sinh địa 24g, thược dược 16g, đan bì 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Âm hư hỏa vượng, biểu hiện da vùng bệnh đỏ sẫm; sốt kéo dài, lúc cao lúc thấp, môi miệng khô, ù tai, hoa mắt, chân tay đau, ra mồ hôi trộm... Điều trị dạng này là tư âm, giáng hỏa. Dùng bài “lục vị địa hoàng gia giảm”, gồm các vị: thục địa 16g, sơn thù, trạch tả, hoài sơn, phục linh, đan bì (mỗi loại 12g). Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau ăn 30 phút.

- Khí trệ huyết ứ, tức là da có điểm ứ huyết, ứ ban, ngực sườn tức, đau, chán ăn, gan lách to, ấn đau, lưỡi đỏ... Điều trị dạng này là xơ can, giải uất, lý khí, hoạt huyết. Dùng bài “tiêu dao tán hợp, huyết phủ trục ứ thang gia giảm”, gồm có: sài hồ, đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh, hồng hoa, chỉ xác, xích thược (mỗi vị 12g); cam thảo 6g, bạc hà 24g, đào nhân 10g, cát cánh 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày, sau khi ăn 30 phút.

- Tâm dương bất túc, biểu hiện như sau: hồi hộp, tức ngực, đau nhói ngực, người bứt rứt, khó ngủ, miệng khô, sợ lạnh, sắc mặt tái nhợt, lưỡi trắng. Điều trị dạng này là ích khí, dưỡng âm; dùng bài “sinh mạch tán hợp linh quế truật”, gồm các vị: nhân sâm, mạch môn (mỗi thứ 16g), ngũ vị tử 5g, phục linh 24g, quế chi 18g, bạch truật 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

- Tỳ thận dương hư, dạng này lúc đầu rất khó nhận bệnh bởi vì biểu hiện ban đỏ không rõ hoặc không nổi ban; người chỉ sốt nhẹ, sợ lạnh, các khớp đau nhức, tóc thưa, kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, tiêu lỏng, tiểu ít... Điều trị dạng này là ôn thận, tráng dương, kiện tỳ, lợi thủy. Dùng bài “quế phụ bát vị hoàn, chân vũ thang gia giảm”, gồm các vị: phục linh, thược dược, sinh khương (mỗi vị 12g), bạch truật 8g, hắc phụ tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày sau ăn 30 phút.

Dùng món ăn

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể dùng một số món ăn để hỗ trợ điều trị. Lúc bệnh ở giai đoạn đầu có biểu hiện tăng nhiệt thì lưu ý không dùng những loại cay, nóng như hành tây, thịt cừu, rau hẹ, ớt, rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc...

Có thể dùng một trong các món sau để góp phần khống chế bệnh: thịt rắn nước (1 con), để cả da đem hấp, nêm chút gia vị, dùng nước và ăn thịt rắn. Hoặc dùng nước kim ngân - kim ngân hoa sắc đặc uống. Mỗi lần uống 30 ml, ngày uống 3 lần".
đây la một tải liệu mà Trung tìm thấy trên mạng!
Xin gửi các bạn xem làm tài liệu!
Trung :roll:
ly thanh trung
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 4 21, 2011 2:57 am

Re: Lupus ban đỏ

Gửi bàigửi bởi Phoenix » Thứ 2 Tháng 12 26, 2011 1:56 am

Gửi thêm một bài thuốc tham khảo từ tài liệu Phoenix sưu tầm:

BÀN LUẬN VỀ “LƯỠI ĐỎ THẮM NHƯ LỬA”

“Lưỡi đỏ thẫm như lửa” là một triệu chứng được ghi lại trong quyển “ Lâm chứng chỉ nam y án” ( nghĩa là qưyển sách viết về những chỉ dẫn bệnh án trên lâm sàng), nguyên văn của câu này là “ kinh lạc vùng lưỡi bị chưng nấu, tức lưỡi đỏ thẫm như lửa”. Ngòi bút của Diệp Thiên Sĩ rất có thần, chỉ cần hai chữ tượng hình “ như lửa” đã đem đặc trưng của dạng lưỡi đỏ thẫm này viết lên một cách sống động! Bệnh án này dùng phương thuốc Hoàng Liên A Giao thang ( gồm Hoàng liên, Hoàng cầm, Thược dược, Kê tử hoàng, A giao) bỏ vị Hoàng cầm, gia thêm Sinh địa, Thiên đông môn.

Sau đó tôi (giáo sư Hoàng Hoàng ) gặp vài trường hợp bệnh nhân có lưỡi đỏ thẫm, các bệnh nhân bệnh đều không giống nhau, có bệnh nhân tiên lượng xảy thai, có bệnh nhân bị băng lậu, có bệnh nhân bị hội chứng khô táo, có bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu, có bệnh nhân rối loạn nhịp tim, có bệnh nhân đái tháo đường, lại còn có bệnh nhân bị chứng u uất, chứng lo lắng, có bệnh nhân bị chứng giảm trí nhớ ở người già…Bệnh tuy khác nhau, nhưng đều giống nhau ở lưỡi đỏ thẫm. Đồng thời còn có tâm phiền, hồi hộp, mất ngủ, …Dùng Hoàng Liên A Giao thang, hoặc gia thêm vị Sinh địa, hoặc dùng nguyên cổ phương, đều có kết quả. Kết quả rõ ràng nhất là mất ngủ được cải thiện, hồi hộp giảm, khi có xuất huyết ở cơ quan cũng được khống chế.

Có người nói rằng cổ phương thật linh hoạt, bệnh khác nhau nhưng có thể cách trị giống nhau. Thật ra, nhìn từ góc độ của một nhà cổ phương học, nguyên tắc dùng cổ phương là chứng, cũng chính là đối bệnh dùng thuốc. Đây là một loại bệnh gọi là Hoàng liên a giao chứng hoặc là gọi là bệnh Hoàng liên a giao thang. Đặc trưng biểu hiện lâm sàng của bệnh Hoàng liên a giao thang này bao gồm 4 đặc điểm:
1. Tâm phiền, hoặc hồi hộp, hoặc nghẹn vùng ngực, hoặc khó ngủ
2. Xuất huyết hoặc có khuynh hướng xuất huyết
3. Đau bụng hoặc vùng thượng vị đầy trướng
4. Lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm.
Nhưng sách kinh điển diễn tả lời văn tương đối đơn giản, chỉ là “ tâm phiền, khó ngủ” mà thôi. Còn những triệu chứng khác của Hoàng liên a giao thang chứng là dựa vào kinh nghiệm lâm sàng của hậu thế bổ sung và hoàn thiện.

Ví dụ như đặc trưng của lưỡi đỏ thẫm này là tìm thấy trong y án của Diệp Thiên Sĩ, ngoài triệu chứng lưỡi đỏ thẫm ra, còn có rêu lưỡi bị bong tróc .Trong y án của Tào Nhân Bá có ghi lại ông dùng Hoàng liên a giao thang điều trị chứng âm hư, rêu lưỡi bong tróc. Trong tác phẩm “ Trương Thị Y thông” Hoàng liên a giao thang có tác dụng cầm máu, có thể thấy dùng điều trị tiêu máu do nhiệt….Trong quyển “ Y Tông Tất Độc”dùng điều trị tiêu chảy có máu mủ, thiếu âm phiền bực, khó ngủ.Trong quyển “ Loại Tụ Phương Quảng Ý”dùng điều trị mất máu, hồi hộp, phát sốt, đau bụng tiêu chảy, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt hoặc sắc mặt đỏ….

Ngoài ra, Hán cổ phương gia của Nhật Bản còn cho rằng Hoàng Liên A Giao thang chứng còn có thêm triệu chứng da khô tróc vảy…Như trong tác phẩm “ Hán Phương chẩn liệu 30 năm” của Đại Mông Kính Tiết ghi chép lại dùng phương thuốc này điều trị bệnh về da cho phụ nữ. Khoảng 30 năm trước, vợ tôi mắc chứng bệnh về da mãn tính nên rất buồn rầu. Nốt ban nổi thành phiến tròn mỏng, từ trung tâm cằm mà lan rộng ra ngoài, ngứa, khô, đỏ, có thể thấy bị tróc vảy nhỏ. Khi ra gió lớn hoặc khi phơi dưới ánh nắng mặt trời, màu da càng đỏ, ngứa càng gia tăng. Dùng Đại sài hồ thang gia thêm Thạch Cao, Đại hoàng mẫu đơn bì gia thêm ý dĩ nhân, Quế chi phục linh hoàn, Hoàng liên phục linh hòan , điều trị trên 100 ngày vẫn không khỏi mà có xu hướng bệnh nặng thêm. Do đó tôi suy nghĩ kỹ lưỡng nhận ra rằng, A giao, Thược dược làm tươi nhuận da bị khô, Hoàng liên , Hoàng cầm giải nhiệt, chính là bài thuốc Hoàng liên a giao thang. Dùng 1 thang sắc đỏ trên mặt biến mất, 1 tuần sau hết ngứa, 1 tháng sau khỏi hoàn toàn.

Ban chẩn phát chủ yếu ở vùng mặt, bề mặt lõm thấp mà không gồ lên rõ ràng, dùng tay sờ, thấy hơi hơi thô ráp. Bài thuốc Hoàng liên đã dùng điều trị một số trường hợp bệnh da ở phụ nữ có triệu chứng sau : vùng da đỏ mà khô ráp, rất ít khi kèm theo ngứa., da tróc vảy như vỏ thóc, ra gió hoặc phơi nắng bệnh nặng thêm.

Người xưa nói rằng, học “ Thương Hàn Luận” không thể học chết nguyên văn. Học cổ phương cũng vậy, không thể câu nệ nguyên văn. Tư liệu của Trương Trọng Cảnh là chân thực nhưng không phải là toàn diện, rất nhiều thứ mà văn tự không thể biểu đạt được, chúng ta cần phải bổ sung, phát triền và hoàn thiện thì mới có thề chân chính hiểu rõ về bài thuốc, mới có thể linh hoạt vận dụng bài thuốc cổ phương. Hoàng liên a giao thang chính là như vậy, những cổ phương khác cũng y như vậy. Do đó học cổ phương, chỉ đọc Trương Trọng Cảnh là không đủ, còn phải đọc sách của các tác giả sau này, thu thập các phương thuốc trong dân gian, chính là thái độ học tập của chúng ta.
( Theo Giáo sư Hoàng Hoàng, ngày 27/6/2009)
TOAN TAO NHAN dịch
Phoenix
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 2:08 pm
Đến từ: Viet Nam

Re: Lupus ban đỏ

Gửi bàigửi bởi Viết Đào » Chủ nhật Tháng 2 01, 2015 11:58 pm

Dạ cảm ơn anh Lý Thành Trung. Bài viết của anh rất hay hy vọng nhiều người vào trang này áp dụng để khỏi bệnh lupus ban đỏ nay. Anh cho em xin góp thêm 1 bài thuốc mà vợ em áp dụng rất hiệu quả.
. Do vợ em từng bị Lupus ban đỏ hệ thống và được Thầy Ngọc hướng dẫn cách điều trị nên em hướng dẫn lại ạ.
biết Áp huyết 2 tay trước và sau ăn. Tình trạng hiện nay. Thử đường trước ăn
Nếu áp huyết thấp.
Tinh .Uống Đương Quy Cao có bán ở tiệm thuốc bắc Ngày 3 lần trước ăn. nhưng phải ăn đồ ăn bổ máu như thịt bò, râu dền đỏ...... Nếu uống thuốc tây nhiều làm men gan cao thì thứ 2,4,6 uống lá Phan Tả Diệp, lọc độc tố trong máu, gan. Thứ 3,5,7 uống Ngủ Vị Tử làm hạ men gan giúp ăn ngoan. Nếu rụng tóc , lòng bàn tay chân nóng mua thuốc bổ thận âm uống. Đa số bệnh Lupus ban đỏ làm Việm thận, suy thận nện đa số bị rụng tóc, sốt cao liên tục. Âm hư sinh hỏa Vượng
Khí : Tập bài Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng sau khi ăn30 phút 100-200 lần. Nạp khí trung tiêu 3-5 lần
http://www.youtube.com/watch?v=LYsdFolNWRM
Thở Thận một ngày 2 lần. bài này rất quan trọng để thận khõe
http://www.youtube.com/watch?v=m1HXTan06qU.
Thần tối nằm ngủ đặt tay ở Đan điền thần: Tập 7 bài đầu điều chỉnh thần kinh.
http://www.youtube.com/watch?v=PQshiUzamdI
Nếu 2 gò má nổi hình cánh bướm là phổi nhiệt, môi sưng đỏ tỳ nhiệt, Người rất nóng, hai tai nổi chấm đỏ thận nhiệt. Vợ em bị như vậy em cho uống> Hoàng liên giãi độc thang. Sau 1 tuần 2 gò má hết đỏ người bình thường hết nóng trong người. Bài thuốc này em tự tìm hiểu nên anh muốn áp dụng thì nhắn tin lại tình trạng .. Bài thuốc này rất quang trọng nếu dùng không đúng bệnh sẻ nặng hơn.
Có lúc trong người rất nóng thần kinh điên loạn, nói nhảm đòi chết ,sống.
[Nếu lupus dạng Đĩa thì lấy trái Khổ Qua bỏ hột xoay nhiễn đấp lên vùng bị lỡ đỏ thì mau khỏi bệnh
http://www.dieutri.vn/thuocdongyhieungh ... -thang.htm.

Bài này dùng 3 vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá có được tính khổ hàn để tả thực nhiệt ở Thượng trung, hạ tiêu lại phối hợp với Chi tử tính khổ hàn để tiết nhiệt, tác dụng giống như bài Tả tâm thang.


Thành phần

1. Hoàng liên 4-12 gam.

2. Hoàng bá 12-16 gam.

3. Hoàng cầm 8-16 gam.

4. Chi tử 8-16 gam.

Cách dùng

Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống. Công dụng: Tả hỏa giải độc, thanh thấp nhiệt.

Chữa chứng bệnh
Mọi chứng thực nhiệt hỏa, điên cuồng mê loạn, hoàng đản thấp nhiệt, mu nhọt chảy nước vàng, nóng quá đến thổ huyết, mũi ra máu.
Giải bài thuốc
Bài này dùng 3 vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá có được tính khổ hàn để tả thực nhiệt ở Thượng trung, hạ tiêu lại phối hợp với Chi tử tính khổ hàn để tiết nhiệt, tác dụng giống như bài Tả tâm thang, là bài thuốc có hiệu lực mạnh để tả hỏa giải độc, thanh thấp nhiệt. Nhưng bài này chưa dùng Đại hoàng mà dùng hoàng bá để tả thấp nhiệt ở hạ tiêu, Chi tử tả hỏa tam tiêu, khiến tà nhiệt ra theo đường tiểu tiện khác với bài Tả tâm thang dùng Đại hoàng làm thuốc chủ khiến tà nhiệt ra theo đường đại tiện. Vì vậy, bài Tả tâm thang thích hợp chữa tích nhiệt ở vị tràng, còn bài này thích hợp chữa thấp nhiệt ở hạ tiêu (đường nước tiểu bị cảm nhiễm). Còn như bài này có thể trị chứng hôn mê cuồng loạn, thổ huyết, chảy máu mũi thì về nguyên lý giống bài Tả tâm thang nhằm đạt tác dụng chuyên tả tà nhiệt.
Cách gia giảm
Bài này khi ứng dụng chữa bệnh thường ghép thêm Ngân hoa, Liên kiều thì tác dụng thanh nhiệt giải độc càng hay hơn. Lúc chữa bệnh hoàng đản có thể thêm Nhân trần; đại tiện bí hoặc không thông sướng, có thể thêm Đại hoàng; chữa bệnh u nhọt chảy nước vàng tẩy có thể thêm Bồ công anh, Tử hoa địa đinh; miệng lưỡi lở loét có thể thêm Cam trung hoàng; thồ huyết, chảy máu mũi có thể thêm Sinh địa tươi, Đan bì, Xích thược, đi lỵ ra máu nhờn, rặn mót có thể thêm Mộc hương, Binh lang; đi tiểu nhiều mà mót, đau bọng đái có thể thêm Xa tiền, Mộc thông, Phong vĩ thảo.
Read more: http://www.dieutri.vn/thuocdongyhieungh ... z3QYUMRX9e
Viết Đào
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 20, 2014 7:49 pm


Quay về Thông Tin Y Tế

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách