Chế độ ăn uống và luyện tập của người rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống và luyện tập của người rối loạn tiền đình

Gửi bàigửi bởi nguyenthy2303 » Thứ 3 Tháng 12 23, 2014 8:41 pm

Rối loạn tiền đình là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi trưởng thành vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở những người lao động trí óc. Đáng lưu ý là người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao.Theo các bác sĩ cho biết, khi bị rối loạn tiền đình sẽ có biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, lúc đó người bệnh phải giữ nguyên tư thế để tránh té ngã. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh rối loạn tiền đình nhưng vì tính chất của bệnh hay tái phát làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Chính vì điều đó mà người bệnh cần một chế độ luyện tập và ăn uống nghỉ ngơi hợp lí để phòng bệnh &chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.

Luyện tập động tác với đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Dùng tay xoa mặt, mắt, tai: Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).
[center]Hình ảnh
Xem thêm về bệnh rối loạn tiền đình tại đây.[/center]
Tập thể dục như bình thường, vừa sức nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống:
  • Để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị chóng mặt
  • Người bệnh nên giảm thiểu căng thẳng , lo âu, hoảng hốt.
  • Không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh rối loạn tiền đình
  • Tránh các loại thực phẩm , đồ uống có lượng đường và muối cao,nên để cho cơ thể hấp thụ lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình
  • Uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.
  • Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cũng nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như: asprin
nguyenthy2303
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 10 07, 2014 3:08 pm

Re: Chế độ ăn uống và luyện tập của người rối loạn tiền đình

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 3 Tháng 12 23, 2014 9:10 pm

Hướng dẫn trên của tây y không chữa khỏi gốc bệnh là điều chỉnh áp huyết, vì tây y không phát hiện áp huyết hai tay chệnh lệch.

Kinh nghiệm của KCYĐ, bệnh rối loạn tiền đình do áp huyết hai tay chênh lệch cao, nữa não áp huyết huyết cao, nửa não áp huyết thấp do lười tập thể dục để làm thông khí huyêt lên đầu.

Chỉ cần tập toàn bài thể dục khí công mỗi ngày 3 lần :

Lớp tập khí công Toronto
http://www.youtube.com/watch?v=g-mn4KNrl8Y

Sau khi ăn 30 phút tập 2 bài này :

Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng (trong lớp) :
http://www.youtube.com/watch?v=pkms8wHh5Tk

Bó bắp chân đi cầu thang chậm làm giảm áp huyết
http://youtu.be/lhTAx9tTMSo
http://youtu.be/bAk4f8K00e8
http://youtu.be/umMLS5nxfzg

Tập trong 1 tháng khi quay đầu nhanh, lắc đầu cúi ngửa không bị chóng mặt thì bệnh rối loạn tiền đình biến mất, nhưng khi đo áp huyết hai tay nằm trong tiêu chuẩn tuổi thì khỏi bệnh :

Cần đo áp huyết rõ ràng trước và sau khi ăn ở 2 tay đủ 3 số mới biết tình trạng
Khí lực/Huyết/Hàn-nhiệt và so sánh trước sau ăn xem chức năng hấp thụ chuyển hóa thức ăn
Máy đo áp huyết đo bên tay trái để khám chức năng bao tử, đo bên phải khám chức năng gan, đo 2 tay trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút để khám chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. Nếu có bệnh ở chân thì đo 2 cổ chân trong để biết khí lực của chân, đo cà đường-huyết.
Mục đích để biết tình trạng gốc bệnh là Khí Lực dư hay thiếu do tập luyện/Huyết dư hay thiếu do ăn uống/Đường trong máu
Kết qủa đo được đem so sánh với tiêu chuẩn tuổi đủ hay thiếu, mới có thể hướng dẫn cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần để khí/huyết trở lại bình thường mới khỏi bệnh được.
Nếu không đầy đủ chi tiết thì chúng tôi không thể trả lời.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)


-------------
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Chế độ ăn uống và luyện tập của người rối loạn tiền đình

Gửi bàigửi bởi Hiểu » Thứ 3 Tháng 12 23, 2014 10:07 pm

Con bị bệnh rối loạn tiền đình với hiện tượng như bài viết ở trên đã nêu, từ năm 2009 đến 2012. Từ giữa năm 2012 con bắt đầu tập các bài KCYD đơn giản như hướng dẫn của thầy Đỗ Đức Ngọc và con đã khỏi từ cuối năm 2012 đến nay.
Đề nghị mọi người ai có bệnh này thì cố gắng tập luyện trong thời gian ngắn vài tháng là khỏi. Nếu quí vị bị tiền đình mà ở gần địa bàn tỉnh Thanh hoá, nếu có nhu cầu thì tôi sẽ xem giúp xem các bài tập quí vị tập có đúng không, hoặc quí vị có thể đến các câu lạc bộ KCYD Hà nội hoặc câu lạc bộ KCYD ở các tỉnh để họ tư vấn thêm cho.
Hiểu
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 09, 2012 12:21 am


Quay về Thông Tin Y Tế

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron