Diệu Châu Bảo Bảo

Diệu Châu Bảo Bảo

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 9 05, 2020 9:17 pm

Diệu Châu Bảo Bảo <wanwan19106@gmail.com>


A DI ĐÀ PHẬT
Con kính thưa Thầy Tổ.con pháp danh là Diệu Châu.
Con có xem youtube và đọc sách của Thầy hướng dẫn chữa bệnh bằng pp KC Y ĐẠO điều chỉnh tinh khí thần.
Qua thời gian gần 2 năm con có tự điều chỉnh cho con rất khỏe và con hướng dẫn mọi người theo pp này.
Con có làm 2 clip này xin Thầy xem và chỉ dạy cho con để con làm được đúng và tốt hơn ạ.
Con xin kính tri ân Thầy Tổ ạ.

Video: Chữa lưng còng bà lão 88 tuổi bằng phương pháp Khí công Y đạo
https://www.youtube.com/watch?v=5TEFVxpxfvI

Video: Chữa cổ vai gáy, tê tay, tê chân bằng phương pháp Khí công Y đạo
https://www.youtube.com/watch?v=tUW6eetCPOA
----------
Cách đây khoảng 2 năm khi ngồi thiền còn được nhận năng lượng từ vũ trụ và khai cho con mắt thứ 3.
Khoảng 2 tháng gần đây con được Đức Thái Thượng Lão Quân ban cho con Ấn Pháp là Di Đà..và một Chày Kim Cang.
Con xin Ngài dạy thêm cho con về Ấn Pháp này.
Con kính cảm ơn Ngài .
-------
Thánh Lão Gia Gia ơi.Tự nhiên có lúc Bảo Bảo con nhớ Quê Nhà quá!!!
Đức Thánh Lão Tiên Ông Cát Cát gọi con là Bảo Bảo!
Tiên Ông Cát Cát khai thị cho con và con trực nhận diện ra nguồn cội của con rồi!
Con thưa với Tiên Ông Cát Cát là con nhớ Nhà!muốn Về Thăm Nhà!
Ngài dạy..con làm tốt sẽ cho Về..làm tốt sẽ có thưởng.không tốt còn bị phạt nữa!
Ngài bảo Con đã ở đây 18 ngàn năm rồi..Thánh Lão Gia Gia ơi!
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Diệu Châu Bảo Bảo

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 9 05, 2020 10:14 pm

Truyền thuyết về Đức thánh Tiên ông

Đền thờ Đức thánh Tiên ông nằm trên sườn núi Voi, thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng. Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, ngoài dân Quang Thừa còn có rất nhiều du khách thập phương đến thưởng ngoạn cảnh đẹp và lễ cầu an.

Tìm hiểu về thân thế và công đức của Đức thánh Tiên ông, theo lời giới thiệu, chúng tôi đến gặp ông Lê Công Dân, 74 tuổi, giáo viên nghỉ hưu, từ năm 1976, ông Dân đã dành thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm những truyền thuyết liên quan đến Đức ngài qua lời kể của các cụ cao niên trong làng.

Theo truyền thuyết: Đức thánh Tiên ông là con Trạng nguyên Nguyễn Quang Sáng (được phong Tướng Quốc công), người Từ Sơn, Bắc Ninh, thời nhà Trần. Ông Sáng có tới 23 bà vợ, 17 người con nhưng đều là gái, không có con trai. Trong một lần kinh lý qua thôn Thịnh Đại, xã Đại Cương (Kim Bảng) ông gặp, đem lòng yêu mến và cưới người con gái xinh đẹp, nết na họ Lê. Đêm rằm tháng 6, vua Trần Nhân Tông có nằm mơ thấy một vị Thiền sư đưa cho vua một tấm thẻ rất đẹp khắc 4 chữ: "Mãn Nguyệt Tiên ông". Tỉnh dậy, không biết đó là điềm lành hay dữ, vua có nói với các quan: Đêm qua ta nằm mơ thấy một vị Thiền sư đưa cho một tấm thẻ trên đề 4 chữ "Mãn Nguyệt Tiên ông".

Nghe vua nói vậy, các quan chưa đoán được đó là điềm gì thì từ Từ Sơn, Bắc Ninh có người phi ngựa tới báo với nhà vua tin vui: Vợ Tướng Quốc công đã sinh hạ con trai, vào giờ Tý (đúng giờ vua mơ) đêm rằm tháng 6. Nghe tin vui, đích thân đức vua đã sang thăm và đặt tên cho ngài là Mãn Nguyệt Tiên ông (có nghĩa là đêm trăng tròn sinh ra đức Tiên ông).
5 tuổi, theo trẻ trong làng đi chăn trâu, chăn bò, bắt tôm, bắt cá, Đức thánh Tiên ông luôn thực hiện phóng sinh loài vật, đồng thời khuyên mọi người cùng thực hiện phóng sinh. 7 tuổi, Đức thánh Tiên ông xin cha đi tu. Nghe vậy, cha của ngài nói rằng: Ta có 23 người vợ, 17 người con gái. Người vợ thứ 24 mới sinh được con là con trai nối nghiệp. Giờ con đi tu, ai là người nối nghiệp cha? Đức thánh Tiên ông trả lời: Con ở nhà chắc gì đã giữ được nghiệp, cho con đi tu thì nghiệp nhà mới còn. Thấy con quyết tâm, cha ngài đồng ý cho ngài đi ở chùa.

Năm 12 tuổi, khi cha mẹ mất, ngài trở về phân chia điền trang thái ấp cho các chị, rồi đi tu. Ngài về tu ở quê mẹ, thôn Thịnh Đại, sau đó về tu tại chùa Tam Giáo (thôn Quang Thừa, Tượng Lĩnh). Theo tương truyền, trong thời gian tu ở chùa Tam Giáo, Ngài cho xây chùa hàng trăm gian, huy động hàng trăm người thợ tới làm. Lạ thay, chỉ một niêu cơm nhỏ cũng đủ cho hàng trăm thợ ăn (bởi ăn hết đến đâu niêu cơm lại đầy đến đó, giống nồi cơm Thạch Sanh).

Cũng theo tương truyền, ngài có phép đi mây về gió. Những ngày rảnh rỗi, ngài thường lên đỉnh núi nơi có ngôi chùa Kiêu (cũng thuộc thôn Quang Thừa, Tượng Lĩnh, giờ chỉ còn lại dấu tích) đánh cờ với Tiên. Ngoài chùa Kiêu, thời đó ở Quang Thừa còn có ngôi chùa Long Vân. Trụ trì chùa Long Vân là sư Vân Mộng. Trong một lần ngồi nói chuyện, Đức thánh Tiên ông có hỏi nhà sư: Khi mất đi ngài để lại gì cho dân Quang Thừa? Nhà sư chỉ tay ra cánh ruộng rộng mênh mông. Thấy vậy, ngài nói rằng: Nay là ruộng, mai có thể là đồi. Lộc ấy chắc gì được bền. Nghe vậy, nhà sư hỏi lại ngài câu hỏi ấy, ngài trả lời: Sông Hát giang hết nước, dân Quang Thừa mới hết lộc của tôi.

Theo truyền thuyết, khi tu ở chùa Tam Giáo, ngài thường làm thuốc chữa bệnh cho dân. Ngài có mở một lều thuốc ở chợ Dầu (thôn Phù Đê, Tượng Lĩnh) để trị bệnh cứu người. Khi về già, ngài có dặn thôn Phù Đê: Ngày mai, vào 12 giờ trưa nếu thấy lều cháy thì tới cứu chữa. Theo lời ngài dặn, 12 giờ trưa hôm sau, thấy lều thuốc bốc cháy, dân làng chạy đến cứu thì không thấy ngài đâu. Chỉ thấy một áng mây đen (hình giống chim huyền Hạc) bay về phương Nam. Từ khi lều thuốc cháy, ở thôn Quang Thừa xuất hiện một cụ già rất đẹp lão hành hương qua xin nghỉ nhờ. Từ ngày ông cụ tới, vào vụ gặt lúa tháng 5, trời thường hay mưa to, cả làng nhà nào cũng có một ông cụ tới chạy lúa giúp dân.

Ngoài ra, cụ còn vẽ một vòng tròn để trẻ nhỏ ngồi trong đó. Lạ thay, trẻ không khóc, ngoan ngoãn tự chơi, không bò đi xa. Một hôm, ông cụ dặn dân thôn Quang Thừa: 12 giờ trưa rằm tháng 6, nếu thấy cháy trên núi Voi thì chạy lên cứu. Đúng 12 giờ trưa rằm tháng 6, dân làng thấy cháy to trên núi Voi, khi chạy lên đến nơi thì ngài đã hóa. Ngài hóa bên một gốc mít rất to. Khi ngài hóa, dân Quang Thừa vào chùa Tam Giáo tìm nhà sư, nhưng không thấy nhà sư đâu, chỉ thấy một túi đồng rất lớn với lời dặn của ngài là lập đền thờ ngay tại nơi xảy ra cháy. Cây mít, khúc gốc tạc tượng mẹ, khúc ngọn tạc tượng ngài. Sau khi ngài hóa, theo lời ngài dặn, dân làng lập đền thờ ngài ngay trên triền núi Voi.

Vào những năm 1950 (thế kỷ XX), đền thờ ngài bị thực dân Pháp phá đi xây bốt canh. Các cụ cao niên trong làng đã đưa tượng ngài vào chùa Tam Giáo. Năm 1954, thực dân Pháp cho rằng bộ đội ta tập kết ở chùa Tam Giáo nên chúng bắn đại bác phá nát chùa. Chùa đổ, các tượng Phật đều tan tành, nhưng riêng hai pho tượng ngài không bị ảnh hưởng gì.

Năm 1955, khi hòa bình lập lại, dân làng xây lại ngôi đền thờ ngài trên sườn núi Voi. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, của thời gian, từ nguồn công đức của người dân Quang Thừa và khách thập phương, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay ngôi đền thờ ngài được xây dựng bề thế, vững chắc, rộng rãi, gồm 3 cung: Cung đệ nhất, cung đệ nhị, cung đệ tam. Sân đền được lát gạch sạch đẹp.

Theo từng bậc, từng bậc bê tông, chúng tôi lên núi Voi vãn cảnh đẹp và thắp hương tưởng nhớ ngài. Trò chuyện với chúng tôi, ông Vũ Văn Cương, thủ từ đền cho biết: Hội làng Quang Thừa được tổ chức đúng rằm tháng 6, ngày giỗ ngài. Hôm đó, làng tổ chức rước bài vị của ngài từ đình làng lên đền núi Voi làm lễ. Bài vị của ngài được đặt trong kiệu bát cống, lễ vật dâng ngài đặt trong kiệu phù giá. Ngày hội làng, dân Quang Thừa lên Đền lễ ngài rất đông, cả làng tổ chức ăn uống vui vẻ. Nhiều người con xa quê cũng trở về lên đền thắp hương cầu bình an.

Từ lâu, đền Đức thánh Tiên ông nổi tiếng có cảnh đẹp và rất linh thiêng. Đây là địa điểm được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh chọn đến để ngắm cảnh, tưởng nhớ công đức và lễ Đức ngài cầu bình an (đông nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và những tháng mùa xuân).

Phạm Hiền
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron