Sự sợ hãi của người sắp mất

Sự sợ hãi của người sắp mất

Gửi bàigửi bởi nguyenthien » Thứ 5 Tháng 5 07, 2015 4:42 am

Em là S. Bác sĩ tại bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh.Em xin chia sẻ một số điều liên quan đến việc ra đi của một con người như sau.

Nếu là người dân bình thường, thì ít khi phải chứng kiến sự chết của một con người. Còn đã là một bác sĩ, thì việc phải chứng kiến cảnh con người đi đến cái chết chắc chắn nhiều hơn.

Chết không phải là chuyện dễ chịu. Sự hoảng hốt, lo sợ, bơ vơ, kinh hãi, chưa kể đến đau đớn, mệt mỏi, mê sảng sẽ là điều không ít người phải trải qua, đặc biệt là những người vì bệnh tật mà chết.

Sau khi chết. Nếu ai đã từng được học pháp y hay tử thi học sẽ biết đến sự co cứng tử thi và sự lạnh tử thi. Sau khi mất 2 giờ, cơ thể sẽ bị co cứng lại như tượng gỗ, không thể gấp duỗi các khớp được. Sự co cứng này tồn tại ít nhất đến 48 giờ sau khi mất.Sự lạnh tử thi bắt đầu ngay khi ngưng tim, ngưng thở. Mỗi giờ mất đi khoảng 1,5 độ C. Cơ thể người sống có thân nhiệt là 37 độ C. Sau khi mất 8 giờ thì nhiệt độ chỉ còn 25 độ – tương đương trong phòng máy lạnh bình thường. Quan trọng hơn đó là thứ tự của sự lạnh tử thi. Người bình thường sau khi chết thì vùng đầu, mặt, bàn tay, bàn chân sẽ lạnh đầu tiên. Sau đó sự lạnh sẽ lan dần xuống cổ, lanh từ bàn tay lên cánh tay, từ bàn chân lên đùi.Vị trí còn ấm sau cùng là ngực, bụng.

Như vậy, với người bình thường sau khi chết khoảng 8 giờ thì thường luôn có 2 việc sau. Cơ thể, chân tay cứng ngắc như gỗ và khắp người lạnh toát. Có chăng thì còn chút hơi ấm ở bụng hoặc ở ngực.

Biết được diễn biết của cái chết bình thường như vậy người ta mới thấy quý sự ra đi của những người vãng sanh. (Em chỉ chứng kiến một trường hợp là bà nội của anh rể). Người vãng sanh biết trước giờ chết, ra đi nhẹ nhàng như chỉ thiếp ngủ, không hoảng hốt vật vã, không đau đớn la hét, sau khi mất cơ thể mềm mại như người sống, chân tay có thể co duỗi dễ dàng. Một số người còn lưu lại hơi ấm trên đỉnh đầu. Tất cả những điều này rất khác biệt, và rất khó lý giải với những điều y học hiện tại đã nghiên cứu.

Cuối cùng, em xin chúc mừng gia đình nào có một người thân được vãng sanh. Em cũng hi vọng rằng ngày càng có nhiều người hiểu được lợi ích của phương pháp niệm Phật, nguyện sanh Tịnh Độ.

Nam mô A DI ĐÀ PHẬT!

(Sư tầm)
nguyenthien
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 27, 2015 11:27 pm

Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron