Công giáo và khí công y đạo

Re: Công giáo và khí công y đạo

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 4 Tháng 7 25, 2012 5:00 am

Kính chào tất cả cô chú, anh chị trong hội.
Diệu Hiền xin nêu ý kiến của mình, chỗ nào sai xin được chỉ dạy, Diệu Hiền sẽ rất hoan hỷ biết ơn!

Tôn giáo trên đời này thì có rất nhiều! Nhưng chánh pháp thì chỉ có 1, là Phật Pháp! Con đường duy nhất đưa chúng sanh đến Niết Bàn. Để đi hết con đường này chúng sanh chỉ có 1 cách là tự bước đi trên đôi chân của mình chứ không thể dựa vào sự cứu rỗi của ai. Niết Bàn không phải thiên đường như trong kinh điển của các tôn giáo khác. Niết Bàn là một trạng thái của Tâm, hoàn toàn giải thoát.

Đức Phật là Bậc Giác Ngộ, Ngài đạt được quả vị cao nhất là quả vị Bồ Đề. Nếu giáo chủ của các tôn giáo khác đều tu tập để đạt đến quả vị này thì trên thế gian này sẽ không có sự phân biệt tôn giáo.

Chữ "Đạo" trong Khí Công y Đạo mà Thầy nói Diệu Hiền nghĩ chính là "Đạo Phật". Chữ "Y" phải gắn với chữ "Đạo". Tại sao?

Muốn chữa bệnh đạt kết quả tốt thì phải chữa cả thân bệnh và nghiệp bệnh, thân và tâm là hai thứ không thể tách rời nhau. Nếu chữa thân mà quên chữa tâm thì bệnh sẽ quay lại. Vì tất cả bệnh tật trên thế gian đều do nghiệp của chúng sinh mà ra. Muốn hết bệnh chúng sanh phải sám hối, tu tâm, sửa tánh.

Các tôn giáo khác không quan niệm như vậy, không cho rằng con người có thể đi trên đôi chân của mình đến Niết bàn mà phải nhờ vào sự cứu rỗi của một vị thần linh nào đó (gọi chung là God), họ không công nhận Luật Nhân Quả là một Định Luật của vũ trụ, họ cho rằng tốt hay xấu, thưởng hay phạt đều do sự sắp xếp của God. Suy nghĩ này ăn sâu vào đầu óc của các tín đồ, họ không thể suy nghĩ ra ngoài điều này.

Vì vậy một người không tin Luật Nhân Quả, tức là không thừa nhận bệnh là do nghiệp thì làm sao chữa hết bệnh cho mình và người khác được. Bản thân người bệnh không tin Luật Nhân Quả, không sám hối, tu nhân tích đức thì làm sao cải nghiệp được.

Y kiến của Diệu Hiền không phải là chủ quan, và cũng không hề có tâm phân biệt tôn giáo gì cả. Bất cứ người nào theo đạo Phật cũng hiểu Đức Phật dạy "Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng" chứ không quy y Trời, Thần, Quỷ, Vật vì họ đều chưa đạt đến giác ngộ, chưa được giải thoát khỏi luân, hồi, sinh, tử. Họ cũng như chúng ta, vẫn phải tiếp tục tu học để đến "Niết Bàn rốt ráo, an nhiên thanh nhàn".

Kính
Diệu Hiền
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Công giáo và khí công y đạo

Gửi bàigửi bởi ledai » Thứ 3 Tháng 11 20, 2012 12:08 pm

xin được góp chut ý kiến, tôi là người Kito giáo được rửa tội từ nhỏ và tôi cũng tu tập theo thiền tông ( Minh sát) được hơn 2 năm bạn bè tôi linh mục có thầy tu có, hiện tại tôi vừa làm việc cho giáo xứ cũng vừa làm việc cho các tổ chức khóa thiền. Nói như vậy để mọi người hiểu tôi tu tập cả 2 tôn giáo nên không bị thiên lệch hay mơ hồ tôi xin được giải thích phần nào những gúc mắc về tôn giáo mà chúng ta đang bàn luận. Tôi nói thật :nếu một người chưa có đức tin thì không bao giờ biết Thiên Chúa và một người chưa bao giờ tu tập và chứng ngộ Phật pháp sẽ không bao giờ hiểu đức Phật nên nếu chưa hiểu rõ thì đừng vội phán xét vì sẽ tạo một nhân quả rất xấu đến con đường giải thoát của chúng ta làm cho chúng ta mất cơ hội tiếp cận những pháp cao trọng.
Người Việt Nam chúng ta gọi Đấng tối cao- Đấng sáng tạo là Ông Trời và Ông Trời ở đây không phải là Ngọc Hoàng Thượng Đế (cũng là chúng sanh -thọ tạo thọ tạo cao cả ) mặc dù trên ngôn ngữ thì đồng nghĩa- đây là một sai lầm rất tai hại. Kito giáo gọi Ông Trời là Chúa , Phật giáo gọi Ông Trời là Dhama - Chánh pháp .Phật là ngón tay chỉ mặt trăng -Phật là nhân tính đã hóa thành Thiên tính Thượng Đế ngự trị nơi con người này cách trọn vẹn vì vậy theo cách nào đó Phật cũng là thượng đế người ta tôn thờ Phật là tôn thờ các phẩm hạnh của Phật ( các Bala mật đã vẹn tròn) vì vậy ai thờ Phật mà phân biệt Phật này Phật nọ là sai tên hiệu của Phật chỉ tồn tại ở trần gian này .
Vậy Phật giáo hay Kito giáo hay không tôn giáo tất cả điều tôn thờ một Đấng mà thôi - CHỈ MỘT ĐẤNG DUY NHẤT - KHÔNG KHÁC - KHÔNG PHÂN BIỆT ngoài ra tất cả điều là thọ tạo .
- Một người nói rằng mình không tôn giáo nhưng thật ra trong thâm tâm họ tin có Ông Trời tin có nhân quả
- Người Kito giáo không nói đến nhân quả không phải không tin có nhân quả mà vì tin rằng nhân quả chính là luật Chúa là phép công thẳng ,sự công minh của Thiên Chúa nhân quả hệ tại ở Người.
-các tên gọi khác của Đấng tối cao : vô hạn, tuyệt đối,cái không- vô , vô cực, chân tâm, Thánh Linh siêu việt, Dhama, Chúa trời , Ông Trời, Chánh pháp...vv
ledai
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 18, 2012 9:20 am

Re: Công giáo và khí công y đạo

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 3 Tháng 11 20, 2012 10:57 pm

Hoan hô bạn ledai, bạn đã thoát ra được cái chấp ngã của những người theo tôn giáo độc thần. Cách nói chuyện của bạn giống như những người có am hiểu Phật Pháp.

Quy Y Tam Bảo, không Quy Y Trời, Thần, Quỷ, Vật. Ai có duyên với Phật Pháp tức người đó đã đặt được 1 chân lên thềm giác ngộ.

Diệu Hiền được biết rằng chỉ có hàng A La Hán, Bồ Tát và Phật là thoát khỏi vòng Tam Giới. Còn lại đều bị chi phối bởi luân hồi nhân quả.

Những hàng còn ở trong lục đạo tức chưa giác ngộ hoàn toàn. Theo họ mình sẽ bị "kẹt" không đạt đến giải thoát được!

Gửi bạn lời Đức Phật trong kinh Kalama:

Thời bấy giờ ở ấn Độ có rất nhiều tôn giáo, nhiều triết phái, học thuyết. Và người theo tôn giáo, triết phái, học thuyết nào, cũng đều cho rằng tôn giáo, triết phái, học thuyết của mình là chân lí và bài bác, đả kích các tôn giáo, triết phái và học thuyết khác là sai lầm. Những người Kalamas ở thị trấn Kesaputta cũng được nghe nhiều giảng sư tán dương tôn giáo này, học thuyết này và bài bác tôn giáo kia, học thuyết kia, cho nên họ đâm ra hoang mang không biết đâu là phải, trái, đúng, sai. Họ đem sự hoài nghi, phân vân đó nói với Đức Phật, khi Ngài đến Kesaputta.

Đức Phật trả lời như thế nào? Ngài không bắt đầu từ chủ thuyết của mình, cũng không phê phán chủ thuyết của người khác. Nghĩa là thái độ của Đức Phật khác hẳn với thái độ của mọi giáo chủ và luận sư mà người Kalamas thường gặp. Trước tiên, Đức Phật khen người Kalamas hoài nghi và phân vân như vậy là đúng và Đức Phật giải thích rằng lòng tin chân chính không nên và không thể dựa trên 10 căn cứ sai lầm sau đây:

1. Căn cứ Thần Khải (revelation), thí dụ, tín đồ đạo Bàlamôn tin rằng, những điều ghi trong Kinh Veda là chân lí, vì rằng đó là những lời Thần Khải, những lời của Thần nói ra.

2. Căn cứ truyền thống, tin vào một điều được chấp nhận từ xưa, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tức là tin vào truyền thống, nhưng truyền thống cũng có thể sai và không thể là căn cứ đảm bảo của niềm tin chân chính.

3. Điều người ta kể lại, dù đó là tu sĩ, cha mẹ, bà con thân thiết, cũng không phải là căn cứ đảm bảo của niềm tin chân chính.

4. Điều hợp với kinh sách, dù kinh sách đó là Thánh điển, thí dụ, Kinh Phật đối với Phật tử, Kinh Veda đối với tín đồ đạo Bàlamôn, Tân ước, Cựu ước đối với tín đồ đạo Kitô, v.v… cũng không phải là căn cứ đảm bảo của lòng chánh tín, bởi vì kinh sách chỉ là để hướng dẫn, tham khảo, chứ không phải để thay cho nhận thức và kiểm nghiệm cá nhân được.

5. Lập luận đơn thuần, siêu hình miên man, thường chỉ là lí luận suông, không phải là một cái nhìn vào chiều sâu chân lí, không phải là sự nắm bắt đối với thực tại.

6. Những dữ kiện được xem xét hời hợt, chỉ là những dữ kiện chết, không nói lên được gì hết, mặc dù chúng do thực tế cung cấp. Các dữ kiện phải được phân tích, tổng hợp như thế nào đó mới nói lên sự thực.

7. Dựa trên một quan điểm là một tiêu chuẩn không thể chấp nhận được, ngay ở ấn Độ thời Đức Phật, khi mà, các cuộc tranh luận và hội thảo tôn giáo và triết học cũng thường xuyên và sôi động như là “các cuộc thi đấu bóng đá hiện nay vậy”. Trong những tranh luận và hội thảo như vậy, người nào cũng giữ riêng và bảo vệ quan điểm của mình, tất nhiên, nhưng không thể lấy quan điểm đó làm tiêu chuẩn để phân biệt phải trái, hơn thua.

8. Dựa trên lí thuyết mình vốn chấp nhận, cũng như dựa trên quan điểm của mình không thể là căn cứ đảm bảo của chánh tín.

9-10. Dựa vào quyền uy, hay là dựa vào sự tôn trọng đối với thầy học của mình, đều không thể là những chứng cứ đảm bảo của chánh tín. Vì trong các cuộc tranh luận và hội thảo về tôn giáo hay triết học, mỗi người tham gia đều có thầy của họ, đạo sư của họ, và quyền uy của thầy chỉ là chỗ dựa của họ. Nhưng đó là chỗ dựa tin cậy của riêng mình. Không phải là chỗ dựa tin cậy của người khác, đang tranh luận với mình.

Sau khi đã giới thiệu 10 căn cứ không đáng tin cậy của niềm tin chân chính, Đức Phật Thích Ca khuyến cáo những người Kalamas hãy nên tự biết mình, tự mình thấy, chứ không nên dựa vào quyền uy nào khác. Những điều gì là ác, là thiện, là trái, đều phải thông qua sự kiểm nghiệm của tự thân mình mới thấy rõ: nếu thực hiện những điều gì mà đem lại đau khổ, bất hạnh lâu dài cho mình và cho người khác thì đó là điều bất thiện, sai trái cần phải gạt bỏ đi; ngược lại, nếu thực hiện những điều gì đem lại hạnh phúc và an lạc lâu dài cho mình và cho những người khác, thì đó là những điều thiện, đúng đắn, cần phải duy trì và phát huy.

Chúc bạn tinh tấn!

D.Hiền
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Công giáo và khí công y đạo

Gửi bàigửi bởi ledai » Thứ 4 Tháng 11 21, 2012 1:49 am

Nếu bài viết của tôi có thể giúp ích được dù chỉ một chút ít những gút mắc ,trăn trở để giúp mọi người tiến thêm trên đường tu tập giả thoát thì lòng này thỏa nguyện lắm rồi. xin được gửi gắm thêm chút ít kinh nghiệm biết đâu ai đó cũng đang trăn trở những vấn đề này :
- Bài viết trước của bạn Diệu Hiền có nói đến 10 cái chấp về tín lý mà con người dễ lầm và hay chấp, điều đó rất đúng . Bởi vì lời do Thiên Chúa hay Đức Phật hay của các bậc chứng ngộ là lời thật nhưng lời ấy chưa phải là của mình ( sự thật cho mình ) cho đến khi tự mình tu tập- thực hành để hiểu ra-chứng ngộ những lời dạy đó ,nếu chúng ta chỉ chấp nhận trên bình diện lý thuyết thì hiểu biết đó rất nông cạn , mơ hồ và tai hại. Chẳng phải chúng ta được dạy rằng học phải đi đôi với hành , Kinh Thánh nhắc đi nhắc lại con người phải đem lời Chúa ra thực hành thì mới được công chính đức Phật nhiều lần nhắc nhở các đệ tử phải tinh tấn tu -hành ,tu là phải có hành -thực hành .10 hay 100 cái chấp của con người cũng chỉ vì thiếu cái HÀNH mà ra , tin mà chưa tự chứng nghiệm là mê tín là dị đoan vậy.
Một số ví dụ để hiểu rõ hơn:
- chúng ta là một sinh vật sống trong không gian 3 chiều giả sử chúng ta đến thuyết pháp cứu độ những sinh vật sống ở không gian 2 chiều ( chỉ có 1 mặt phẳng như 1 tờ giấy hay mặt bàn ,không có chiều không gian thứ 3 ) để họ cũng được giải thoát như chúng ta thì chúng ta phải dùng ngôn ngữ và hình ảnh hiện tượng của thế giới họ dẫn dắt họ đến sự thật mà họ không thể nào tưởng tượng ra được , đòi hỏi họ trước tiên phải có lòng tin vào người hướng dẫn và phải thực hành chứ không thể nào hình dung ra nổi và cho tới khi họ ít là một lần "nhảy" ra khỏi cái mặt phẳng đó và tận mắt chứng những gì ở không gian có 3 chiều thì họ được giải thoát. Đó cũng là những gì xảy ra với chúng ta bậc giác ngộ đã đến được nơi mà chúng ta dù mất cả đời cũng không tưởng tượng nổi rồi vì lòng từ bi bậc giác ngộ chỉ dạy cách để đi đến những kinh nghiệm giải thoát ấy nhưng chúng ta chỉ ở đó mà tưởng tượng, hình dung, phân tích bàn luận thì không bao giờ đến nơi được ,một lần nữa : phải THỰC HÀNH.
-Có một ngừơi mù từ lúc mới sinh - một người bạn của anh ta muốn nói cho anh ta về màu trắng nhưng không cách nào anh ta hiểu được thình lình người bạn này thấy 1 con vịt anh ta mới nói với anh mù :"màu trắng nó trắng như con vit này này " và bắt con vịt lại cho anh mù , anh mù bắt lấy và sờ khắp con vịt và nói : "giờ thì tôi biết màu trắng rồi màu trắng nó mềm , cong cong, hơi ướt chứ gì -tôi biết màu trắng rồi".
Hay lấy ví dụ về thầy bói xem voi người thì bảo voi như cột đình kẻ thì bảo như cái quạt mo..., chúng ta là vậy đấy sự thật đối với chúng ta thì mơ hồ lệch lạc và phiến diện , chúng ta cứ tranh cãi vì sự thật của tôi khác sự thật của anh -sự thật của tôi hay của anh cũng chỉ là một phần sự thật nên mới có sai biệt SỰ THẬT THÌ CHỈ CÓ MỘT - KHÔNG KHÁC CŨNG NHƯ TÔN GIÁO DÙ KHÁC NHƯNG CŨNG CHỈ DẪN ĐƯA CON NGƯỜI ĐẾN 1 NƠI MÀ THÔI.
Sửa lần cuối bởi ledai vào ngày Thứ 4 Tháng 11 21, 2012 11:39 am với 1 lần sửa trong tổng số.
ledai
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 18, 2012 9:20 am

Re: Công giáo và khí công y đạo

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 4 Tháng 11 21, 2012 2:47 am

Cám ơn bạn ledai rất nhiều!

Mình ước gì những vị Linh Mục và các Ki tô hữu khác cũng hiểu được như bạn.

Tuy nhiên mình vẫn không đồng ý quan niệm: "Đạo nào cũng giống nhau, chẳng qua do chúng sinh chấp hình, chấp tướng nên mới có sự khác biệt". Phật là Bậc Giác Ngộ, Chúa là Đấng Thánh, quả vị của hai vị này khác nhau hoàn toàn. Do chứng quả vị khác nhau nên giáo lý cũng có nhiều khác biệt.

Ví dụ Kinh Thánh nói Chúa Trời dùng đất sét nặn nên con người rồi hà hơi vào thế là có sự sống, nhưng không thấy nói Chúa Trời do ai tạo ra??? còn Kinh Phật nói vạn vật được sinh ra do sự hòa hợp của tứ đại, của nhân duyên, rồi do quá trình tiến hóa mà có nhiều sự sai khác.

Kinh Thánh nói con người vì muốn có trí tuệ như Chúa mới ăn vụng trái cấm ở vườn địa đàng, làm Thiên Chúa nổi giận, thế nên mới bị đày xuống trần gian. Còn Đức Phật sau khi đắc đạo Bồ Đề thì đi khắp nơi để thuyết pháp những mong chúng sanh cũng đạt được giác ngộ như ngài để thoát khỏi khổ đau, ngài nói "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành".

Căn bản của 2 tôn giáo này cũng khác nhau rõ rệt. Một bên là "tín điều", "đức tin" và "sự cứu rỗi", còn một bên là "Luật Nhân Quả" và "Giác Ngộ".

Xin dẫn lời của nhà bác học lừng danh Albert Einstein: "Nếu như có một tôn giáo nào phù hợp với đà tiến hóa của nhân loại thì đó chính là "Phật giáo".

Chúc bạn an lạc và tinh tấn!

D. Hiền
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Công giáo và khí công y đạo

Gửi bàigửi bởi ledai » Thứ 4 Tháng 11 21, 2012 11:28 am

Cám ơn bạn đã chia sẻ, tôi rất hiểu những gì bạn nói vì trước kia tôi cũng là người khô khan nguội lạnh giữ đạo miễn cưỡng nông cạn cho đến khi được ơn trở lại. nhắc lại chút nhé : Chưa có đức tin thì không thể biết Thiên Chúa được rất nhiều người công giáo cũng mơ hồ và khô khan chứ đừng nói chi đến những người tôn giáo khác - tôi sẽ không đào sâu vào giáo lý vì tôi kém cỏi e sẽ làm người khác thêm rối nhưng xin được nói thêm thế này -tín lý về Kito giáo có thể khó hiểu nhưng Thiên Chúa thì có thể kinh nghiệm được - một kinh nghiệm có được do cầu nguyện sâu xa hơi giống như nhập định vậy - có nhiều người tỏ ra e ngại với đạo thật dễ hiểu vì từ ngoài nhìn vào đạo công giáo có vẻ như mê tín , chuyên quyền giáo lý thì thô thiển chẳng có gì tinh vi sâu xa nhưng có một cái gì đó sâu tận, huyền nhiệm bên trong đến nổi trí khôn không thể nào xuyên thấu được chỉ có đức tin, lòng khiêm nhường sâu xa thì mới tìm thấy "kho báu " dưới lớp vỏ thô thiển ấy thôi. Không phải ai cũng biết được điều đó nhưng nhưng trải qua lịch sử mấy ngàn năm những tôn giáo lâu đời đã có vô số những người trở thành bậc Thánh , bậc giác ngộ rõ ràng là họ đã tìm ra được gì đó sâu ẩn trong đạo của mình có phải không ? nếu chúng ta không tin vào tín điều thì hãy tin vào các vị ấy vậy - Chúa Giesu nói " ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta" - Diệu Hiền không phản đối hay bài xích là tốt lắm rồi sau nay biết đâu sẽ có thêm kinh nghiệm về các tôn giáo khác để củng cố niềm tin cho đạo của mình. Chúc bạn ngày càng tiến bước trên đường về quê thật.
ledai
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 18, 2012 9:20 am

Trang trước

Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron