Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi duongnguyen » Thứ 4 Tháng 1 01, 2014 7:12 am

Kính chào các quý thầy,
Từ xưa đến nay, câu niệm chú tiếng Việt là A-di-đà-phật nhưng phát âm gốc tiếng Phạn là Amitābha (a-mi-ta-bà), tiếng Trung là A-mi-thô-fo hay cách phát âm của các nước xung quanh cũng khác như Nhật bản, Hàn quốc, ... Vậy ta nên niệm thế nào mới đúng? Vẫn biết là niệm Phật không nên chấp vào chữ nghĩa, chủ yếu là tâm thành kính nhưng thầy Ngọc có nói là niệm chú A-di-đà-phật là để phát ra tần số sóng rung động cầu tha lực vì thế nên tôi nghĩ phải niệm đúng câu chữ mới tạo ra tần số sóng đúng được, từ đó mới có thể cầu tha lực được. Thế nên tôi thấy việc niệm đúng câu chữ lại càng quan trọng. Một điểm đáng chú ý nữa là cách phát âm của các nước khác đều bắt đầu bằng từ "A-mi" trong khi đó riêng tiếng Việt phát âm là "A-di".
Kính mong các thầy giảng giải.
duongnguyen
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 12, 2013 12:02 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 4 Tháng 1 01, 2014 8:17 am

Chào duongnguyen!
Trong khi chờ Thầy giảng giải, L có đôi điều chia xẻ.
Các Thầy giảng Pháp thường nói rằng: khi niệm A Di Đà Phật, hay tụng Chú (bằng tiếng Phạn), đều phải Nhất tâm cung kính,mắt nhắm, miệng niệm, tai lắng nghe. Tâm trí không được lăng xăng, nghĩ tới những việc khác, thì mới có sự linh nghiệm, mới phát ra tần số sóng rung động cầu tha lực được.
Vậy thì có lẽ chất lượng của câu niệm Phật, không phụ thuộc vào việc niệm bằng ngôn ngữ nào đâu.
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 4 Tháng 1 01, 2014 10:56 am

Chính xác ở tâm chứ không phải ở chữ. Người ngọng hay nói lịu không chính xác phát âm nhưng với lòng chân thành tha thiết nghĩ đến Đức Phật A Di Đà thì có kết qủa hơn là người chỉ biết phát âm như cái máy mà tâm ý rỗng không.

Thân
doducngoc
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi duongnguyen » Thứ 5 Tháng 1 02, 2014 10:13 pm

Nhưng thưa thầy, nếu câu chữ ko quan trọng thì việc ta niệm danh hiệu phật A-di-đà so với việc niệm tên 1 vị phật nào khác chẳng phải không có gì khác nhau hay sao?
duongnguyen
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 12, 2013 12:02 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 1 03, 2014 12:08 am

Nghĩ đến Phật nào mới quan trọng, nhất hướng chuyên niệm cầu sanh Tịnh Độ thì lòng chí thành tha thiết tưởng nhớ đến Phật A Di Đà, còn niệm A Di Đà mà nghĩ đến Phật khác thì làm sao chiêu cảm được với ngài.
Chuyện kể có 1 bà cụ cà lăm niệm A Di cái Đà Phật, nhưng 1 lòng tha thiết cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, bà siêng năng niệm được nhất tâm bất loan, chiêu cảm được với Phật A Di Đà, nên ban đêm có 1 nhà như đi ngang thấy hào quang trên nóc nhà bà, nên vào xem tại sao, thì thấy 1 bà cụ đang ngồi niệm A Di cái Đà Phật. Nhà sư nói cụ niệm sai rồi, cụ phải niệm là A Di Đà Phật mới đúng. Cụ tin nhà sư và cố gắng niệm lại nhưng cứ đến chữ cái thì cụ ngưng không niệm nên cụ cố gắng sửa cho đúng.
Nhà sư đi được một đoạn đường rối quay nhìn lại nhà cụ, thấy không có hào quang nữa, vì cụ mất chánh niệm không nhất tâm vì cứ lo sửa chữ cho đúng. Nhà sư mới biết mình sai, nói với cụ : Thôi cụ cứ niệm A Di cái Đà Phật đi, thì cụ lại niệm như cũ được nhất tâm. nhà sư đi xa nhìn lại thấy hào quang lại hiện ra.
Như vậy niệm tên 1 vị Phật nào chỉ cần chân thành tha thiết nhất tâm bất loan mới chiêu cảm được vị Phật đó.
Như Chú Đại Bi, người Tây Tạng đọc chữ Phạn, người Tầu đọc tiếng Tầu, người Việt đọc tiếng Việt, để nguyện cầu chữa bệnh nan y tai qua nạn khỏi đều có kết qủa nhờ lòng chân thành tha thiết nhất tâm bất loạn mới chiêu cảm được, dù có đọc sai nhưng còn hơn người đọc đúng kỹ thuật như máy móc mà tâm trống rỗng không nghĩ đến vị Phật mình niệm. Nên tâm niệm là chính miệng niệm là phụ.

A Di Đà Phật
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi duongnguyen » Chủ nhật Tháng 1 05, 2014 12:41 am

Thưa thầy, nghĩ đến phật thì cụ thể là nghĩ đến cái gì? Nếu là nghĩ đến hình ảnh của ngài thì con nghĩ là không thể bởi chưa từng 1 lần gặp phật, tượng ảnh ở thế gian cũng chỉ là hình ảnh hóa thân của ngài chứ ko phải hình tướng thật. Vậy thì làm sao để phân biệt với các vị phật khác? Nếu là nghĩ đến tâm phật, đến công hạnh của ngài thì cũng chỉ tương đương việc ngợi ca chứ đâu phải là cầu tha lực?
duongnguyen
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 12, 2013 12:02 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 1 05, 2014 1:42 am

Mục đích là tâm mình muốn gì khi niệm Phật hay tụng chú chứ không phải nhìn hình Phật. Người ta thường nói : Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, có bệnh đi vái tứ phương. Nếu mình bị bệnh nan y thầy thuốc bó tay thì phải quay về tâm linh cầu cứu đấng vô hình quyền năng vô hình cứu mình, về đạo Phật thì có người chỉ tụng Chú Đại Bi, thì khi tụng tâm mình nghĩ gì ? nghĩ đến các vị Phật Bồ Tát hay thần thánh vô hình nào trong kinh thương tình cho lòng thành thiết tha nguyện cầu xin các ngài cứu mạng, nó khác với 1 học giả ngồi đọc từng chữ từng câu đúng mà tâm không nghĩ cầu đến việc gì, chỉ xem nó như là 1 tờ giấy có chữ đọc chơi xem có đúng giọng không mà thôi
Nhìn 1 tượng Phật cũng vậy. Một người nhìn tượng Phật hay tượng Chúa chăm chú chỉ để xem đẹp hay xấu, làm bằng gì, khác với người qùy trước tượng Phật hay Chúa nhắm mắt với lòng thành tha thiết cầu xin Phật Chúa che chở cho tai qua nạn khỏi, họ không có nghĩ rằng cầu trước tượng đồng linh hơn tượng ciment, mà họ đang cầu đấng vô hình đầy quyền năng hiện diện dưới thế gian để luôn luôn cứu độ người, đó là lòng tin thì cần phải nhất tâm thành kính. Đó là 2 tâm khác nhau hoàn toàn.
Nên Đạo Phật giải thích qua 2 cách khác nhau một cách là Sự, một cách là Lý, và con người muốn hiểu Đạo phải hiểu Lý và Sự viên dung. Sự là bề ngoài, hình tướng, Lý là mục đích ý nghĩa sâu xa bao hàm trong triết lý của Đạo.
Đạo khả Đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh

A Di Đà Phật
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi duongnguyen » Chủ nhật Tháng 1 05, 2014 9:55 am

Các thầy nói dài dòng mà vẫn chưa giải đáp đúng thắc mắc của tôi, có thể là do các thầy mới đọc qua tiêu đề chưa xem kĩ nội dung nên chưa hiểu ý, hoặc cũng có thể là do cách diễn đạt của tôi còn vụng.
Tôi xin khẳng định lại và nhấn mạnh điều mà tôi đã nói rằng khi niệm phật dĩ nhiên ý niệm chân thành là điều quan trọng nhất. Đây là điều không thể bàn cãi. Nhưng khi tâm trí phát ra một ý niệm, một thông điệp gửi vào không-thời gian thì phải biết đích đến của nó là ở đâu, nó sẽ đi đến đâu, có đến đúng người nhận không hay là chỉ một tín hiệu lang thang, vẩn vơ trong hư vô. Điều này cũng giống như việc gửi thư thì phải biết địa chỉ người nhận thì thư mới có thể đến đúng người nhận, mới có hồi âm. Còn nếu chỉ buộc thư vào bóng bay và nói rằng nó bay đi đâu không quan trọng và cứ chờ đợi hồi âm thì liệu có khả thi hay không? Xác suất đến đúng tay người nhận hầu như bằng 0 và nếu có hồi âm thì cũng là từ 1 kẻ lạ mặt nào khác.

Chính vì thế nên tôi mới hỏi rằng để cầu tha lực từ phật A di đà, hay rõ hơn là để biết thông điệp của mình có đến đích xác phật A di đà không thì về ngôn từ phải nói như thế nào cho đúng, nếu là ý nghĩ phải nghĩ đến "cái đích" nào... Từ đó mới xác định được đó là sự cảm ứng của phật a di đà chứ không phải vị phật nào khác, hay các tà thần, quỷ thần nào khác. Đằng sau hành động là mục đích, chứ không phải hiểu theo 1 cách thô thiển là đọc đúng chính tả hay ngắm tượng phật...

Còn nếu như ý thầy bảo rằng chư phật hiện diện khắp mọi nơi trong thế giới này, ở mọi tần số rung động, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, chỉ cần ta phát ý niệm cầu xin giúp đỡ một cách chân thành là sẽ có một vị phật cảm ứng (mặc dù ta không chỉ đích danh vị phật đó vì không quan trọng câu chữ hoặc là gán cho họ 1 cái tên mà ta nghĩ là của họ), thì tôi xin không có thắc mắc gì thêm.

P/S: Đồng ý với thầy admin là đạo khả đạo phi thường đạo,vậy nên đức phật mới cho ra đời muôn vàn pháp tu, mỗi pháp tu phù hợp với từng căn cơ, cơ duyên của người tu, trong từng bối cảnh nhất định và pháp tu Tịnh độ cũng là một trong số đó. Vậy nên chúng sanh muốn đắc đạo thì phải biết cách làm, muốn biết cách làm thì phải hiểu pháp tu. Vì vậy pháp tu phải "khả đạo", phải diễn giải được, phải khiến cho người nghe hiểu được mới có thể làm theo.
duongnguyen
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 12, 2013 12:02 am

Re: Niệm phật theo tiếng Việt hay tiếng Phạn mới chính xác?

Gửi bàigửi bởi admin » Chủ nhật Tháng 1 05, 2014 2:14 pm

Về Sự tướng là hình thức bên ngoài, như đi chùa lạy Phật, tụng kinh gõ mõ, cúi lạy lễ Phật trang nghiêm thành kính. Còn về Lý thì cần học hiểu đạo.
Một người biết đọc kinh, hiểu lý thuyết thâm sâu chỉ là học giả mà chưa có thực hành, còn hành giả là có sự tu tập theo Sự tướng vừa chứng nghiệm Lý tướng lẽ thâm sâu của giáo lý, nên cần ba yếu tố quan trọng là Tín-Nguyện-Hạnh.
Dù người Hoa phát âm A-Mi-Tồ-Fò, người Ấn phát âm A-Mi-Ta-Ba hay người Việt phát âm A-Di-Đà-Phật nhưng mọi người đều có Tín-Nguyện-Hạnh giống nhau, nên đều biết và huớng về 1 vị Phật giống nhau, muốn đến cùng 1 nơi giống nhau.

TÍN:
3 loại người phát âm khác nhau, nhưng có 1 niềm tin giống nhau là Tin có Đức Phật ở Cõi Tây Phương Cực Lạc hiêu là A Di Đà , tin có 1 thế giới Cực Lạc, Tin vào 48 lời nguyện của vị Phật này nói không sai, nếu ai thành tâm cầu vãng sanh về với ngài thì phải niệm sao cho nhất tâm bất loạn sẽ được ngài rước về Tây Phương Cực Lạc

NGUYỆN
Phải phát nguyện giữ 5 giới, làm việc thiện, nguyện nhất hướng chuyên niệm cầu sanh tịnh độ, không gián đoạn, không xen tạp.

HÀNH :
Thực hành đều mỗi ngày theo lời hứa lời nguyện của mình, như con nguyện niệm danh hiệu A Di Đà Phật 100 xâu chuỗi mỗi ngày, ngồi thiền 2 giờ mỗi ngày, Lạy Phật Trì Danh, Phản Văn Trì Danh 1000 lễ lạy mỗi ngày như Hòa Thượng Tịnh Không hay Thầy Giác Nhàn.

Nếu 3 điều kiện này không đầy đủ, chỉ TIN mà không nguyện muốn về cõi này, còn NGUYỆN mà không thực hiện lời nguyện là thực hành, hay thực hành lơ là giải đãi, phạm giới, thì gọi là người không đủ phước đức nhân duyên, thì dù Sự tưóng có trang nghiêm tha thiết chỉ là đóng kịch, không TIN trọn vẹn vào 48 lời phát nguyện của Đức Phật A Di Đà thì dù có phát âm đúng cũng không có kết qủa bằng người câm ngọng không phát âm được nhưng nghe ai niệm thì lạy theo gọi là Lễ Phật Trì Danh, hay im lặng ngồi thiền tai nghe tiếng máy niệm gọi là Phản Văn Trì Danh, và có niềm TIN vững chắc có nơi cho mình về là Cõi Tây Phương Cực Lạc của vị Phật này mà không phải của vị Phật khác.

Môt thí dụ khác bình dân dễ hiểu hơn, khi 1 người nhà quê VN phát âm đến tên Biu-cờ-lin-Tưn, hay chúng ta nói Bill Clinton là cả hai cũng đang nói đến Tổng Thống ở nước Mỹ, dù phát âm có sai nhưng ý vẫn đang nói và nghĩ giống nhau về cùng 1 người, cùng 1 nước, vậy thì A Mi Ta Ba, hay A Mi Đà Phật, hay A Mi Tồ Fồ, hay A Di Đà Phật là đang nói đến cùng 1 vị Phật ở cõi Tây Phương Cực Lạc, chỉ trừ người không biết chuyện Sự Tích Đức Phật A Di Đà Phật là vị nào, ở đâu, có nguyện gì, mình có muốn cầu xin ngài độ mình không, thì dù có đọc đúng tên nhưng không biết mặt và ở đâu mới sợ bị lầm mà thôi.

Xin chấm dứt về lý thuyết ở đây mà chỉ cần thực hành trải nghiệm trong đời sống tâm linh, ai uống nước sẽ tự biết nóng hay lạnh khác nhau.

Xin xem thêm bài giảng của Thầy Thích Giác Nhàn về TÍN-HẠNH-NGUYỆN dưới đây để hiểu rõ hơn.

A Di Đà Phật
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am


Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách