Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi tutamtichduc » Thứ 5 Tháng 6 13, 2013 11:10 pm

Chắc cô Diệu Hiền ko hiểu ý cháu viết, cháu là người cổ vũ ăn chay trường cô ạ.
Cảm ơn link chia sẻ của cô, rất hữu ích ạ :)
Cháu nghĩ có lẽ chúng ta nên lập 1 topic cho mọi người đóng góp kinh nghiệm và chia sẻ các món ăn chay cho mọi người được tham khảo :)
tutamtichduc
 
Bài viết: 135
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 15, 2011 10:05 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 2:57 am

Chào thầy admin và mọi người!

Tôn kính Đức Phật, thì học theo những điều Phật dạy, hạn chế tối đa việc phạm giới cho bản thân và gia đình. Thân , khẩu, ý ráng chân thật, hữu ích và thiện lành hết mức có thể .
Sửa lần cuối bởi Liên vào ngày Thứ 5 Tháng 2 19, 2015 2:13 am với 9 lần sửa trong tổng số.
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi Diệu Hiền » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 4:03 am

Xin lỗi tutamtichduc, DH đọc không kỹ, vừa mới sửa ở trên rồi!
Ối bạn này bao nhiêu tuổi mà gọi DH bằng cô xưng cháu, nghe kinh quá!
Diệu Hiền
 
Bài viết: 83
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 25, 2011 11:53 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 5:16 am

Chào mọi người!
Theo L biết thì đồ ăn chay gồm: rau, lạc, đậu, vừng, sữa, trái cây, phô-mai, các loại thuốc bổ,...
Đồ chay giả mặn thì sản phẩm của cty Âu Lạc rất nhiều.
Nhưng có 1 điều L không hiểu là : mình đã muốn ăn chay, thì sao phải cần đến "giả mặn" nhỉ? (Vì L thấy đa số mọi người ăn chay đều tìm đến món giả mặn, nên mới thắc mắc vậy.)
Sửa lần cuối bởi Liên vào ngày Thứ 6 Tháng 7 05, 2013 1:37 am với 4 lần sửa trong tổng số.
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi GiaHuy05 » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 9:12 am

tutamtichduc đã viết:...

@ A Kiên: em dự là có thể a giống e trong vụ ăn chay này. Em ăn chay được vài tháng thì cũng ăn mặn lại. Lúc đầu mọi thứ đều rất tốt, nhưng sau đó em kiểm tra bằng máy đo h/áp thì huyết bắt đầu kém. Sau khí cũng xuống, số đầu về 102 tim đều dưới 68. Mặt mũi ko dc hồng hào nữa.

Nguyên nhân do món chay em biết ít quá, chỉ ăn đi lại nấm và đậu phụ, rau. Nên e lại chuyển ăn chay kỳ. Có lẽ cần phải góp 1 topic tổng hợp các món chay theo thể trạng để mọi người tham khảo, góp lại thành 1 cẩm nang ăn chay ...

Nhiều khi muốn ăn chay cũng gặp nhiều chướng ngại vì người nhà ăn mặn, 1 mình mình ăn 1 kiểu, cũng vất vả cho người nhà.


Kính lậy thầy , chào các sư huynh sư tỷ , chào bạn tutamtichduc
Chuyện ăn chay này con đã giác ngộ từ lâu nhưng bởi tâm tham nên cứ vin cớ này nọ , vẫn biết ăn chay là thực hành đạo bồ tát yêu thương chúng sanh , mỗi lần ăn chay là vui vẻ coi như một con vật vì mình mà thoát chết , nhưng thực hành thật khó thầy ơi . Mình đã giác ngộ mà vẫn phạm thì tội còn nặng hơn người không biết ,biết vậy nhưng ý chí không bền thấy món ăn mặn là lòng vẫn thích ăn . Nhiều lúc tâm ý đấu tranh : Nếu phát nguyện ăn chay mà không thực hiện được thì tội nghiệp rất nặng . Nên con chưa dám phát nguyện , ăn chay được lúc nào thì ăn , thi thoảng ăn mặn cũng không phiền gì mình tuổi còn trẻ sẽ có lúc phát tâm ăn chay .
Từ hôm đọc được bài này của thầy như một lời trực chỉ khai tâm con tự thấy xấu hổ nên đêm đó con đã phát nguyện ăn chay trường luôn . Con biết để thực hiện điều đó là con sẽ từ bỏ mọi cuộc vui chơi với gia đình và bạn bè trong một thời gian dài đến khi ngửi thấy mùi ăn mặn mà sợ.Vì con luôn là tâm điểm đầu trò trong các vụ ăn uống trước kia, dù mọi người không có bắt con ăn mặn mà con tự dặn lòng mình không để khởi duyên dẫn đến mình thèm ăn mặn nữa.
Ngoài ra vì những lý do nào nữa mà tâm không vững mong thầy gia trì cho con .
@ :Bạn tutamtichduc à, mình không được như bạn đâu vì mình phát nguyện ăn chay được bao nhiêu ngày thì chỉ giữ trong đúng ngày đó thôi . Gia đình không hề cấm đoán mà còn tạo điều kiện cho nữa nhưng ý chí còn kém nên chưa ăn chay trường được . Đến nay mới phát nguyện ăn chay trường được 2 ngày . Các món chay chỉ cần giữ đủ 5 vị mặn ngọt chua cay đắng và chất dầu từ lạc , vừng v.v để chuyển hóa các chất vitamin là được, không bao giờ sợ thiếu chất .
GiaHuy05
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 06, 2011 10:07 pm

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi thanhlinh » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 9:25 am

Người ăn chay thường hay có tình trạng bị huyết áp thấp nên cần uống bổ sung uống thêm Vitamin 3B. Nếu áp huyết quá thấp thì chích B6 và dùng Củ Dền và trộn vào một ít Cà Rốt ép lấy nước uống để tăng áp huyết tới khi đủ tiêu chuẩn thầy Ngọc chỉ trong video tập KCTD.
thanhlinh
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 3 23, 2012 10:29 pm

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi tranhuu76 » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 12:35 pm

Tôi chưa ăn chay được,
Nên tôi sẽ tạm dừng không niệm Phật nữa,
Nhưng có một bài của thầy nói về bổ máu cho những ngươi ăn chay có thể tam khảo

1-Những loại thuốc tây y :
Những chất cần thiết cho quá trình tạo máu như: chất sắt, acid folic, vitamin B12, protein, glucose.

Chất sắt
Chất sắt cần thiết để tổng hợp huyết sắc tố, thì có thể dùng các thuốc có chứa các muối sắt hóa trị hai Fe2. Trong cơ thể, sắt liên kết với oxy mới tạo ra mầu của máu để trở thành máu đen là Fe2O2, và máu đỏ Fe2O3. Khả năng đó là của hợp chất hem - một hợp phần của phân tử hemoglobin.
Tây y có các loại viên thuốc có chứa sắt đơn thuần như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat..hoặc loại thuốc sirop.
Thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ. Dấu hiệu thiếu máu thường mệt mỏi, kém ăn, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, tóc thưa dễ rụng, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Mặt khác, có thể gây rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động, ngôn ngữ và giảm trí thông minh, kém trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, năng suất lao động giảm, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều...
Nếu chỉ uống thuốc viên sắt sẽ có tác dụng phụ là buồn nôn, cơ thể tăng nhiệt làm táo bón nên uống hay chích thêm vitamin C hoặc nước biển để sắt dễ được hấp thụ, không nên uống nhiều nước trà và quả xanh có nhiều tanin vì sẽ ức chế hấp thu sắt, nên ăn nhiều rau tươi, giúp nhuận trường.

Acid folic
Acid folic (còn gọi vitamin B9, vitamin Bc...) là một vitamin tan trong nước, biến đổi trong cơ thể dưới dạng hoạt động tetrahydrofolat (FH4) phân bố ở hầu hết các tổ chức, đặc biệt ở gan. Lượng acid folic dự trữ trong toàn bộ cơ thể rất ít, thay đổi từ 6 - 20mg. Thiếu acid folic làm chậm sự phân chia tế bào máu, gây thiếu máu. Đặc điểm thiếu máu do thiếu acid folic là thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không đều. Vì vậy, thuốc được sử dụng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to.
Tên thương mại của thuốc có chứa acid folic l à folacin, foldine, folvite, millafol... Người lớn dùng 0,5-1mg/ngày, nếu thiếu máu nặng thì 5mg/ngày, uống đến khi hết thiếu máu. Cần xét nghiệm máu để biết cơ thể thiếu acid folic hay thiếu sắt hay thiếu cả hai để bổ sung cho phù hợp.

Vitamin B12
Vitamin B12 còn gọi cyanocobalamin phân bố ở tất cả các tổ chức, nhưng chủ yếu ở gan, thận. Nó rất cần thiết cho một số phản ứng enzym tham gia vận chuyển gốc methyl để tổng hợp một số acid amin và mạch DNA. Thiếu vitamin B12 làm phân chia tế bào chậm ở tổ chức tạo máu gây thiếu máu. Khi thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Nhu cầu bình thường vitamin B12 hàng ngày từ 1 - 3mcg.
B12 có dạng thuốc viên, thuốc uống, thuốc chích. hoặc thuốc ống uống Swical Energy, thuốc ống uống Extra de Placentaires (thuốc nhau), thuốc bổ gan bò tươi Extrait de foie, erythropoietin, recormon, vitamin B6, đồng, kẽm coban
Với trẻ em bị thiếu vitamin B12, có thể dùng thuốc chích B12 từ 500 - 1.000mcg/ngày, kéo dài 6 - 8 tuần, sau đó duy trì mỗi tháng chích 1 lần.

Glucose
Đường cũng là một loại năng lượng nuôi cơ bắp, cơ tim, làm tăng giảm nồng độ máu có ảnh hưởng đến áp huyết và thân nhiệt. Khi lượng đường trong máu cao hơn 12.0mmol/l lúc bụng đói làm áp huyết tăng, nồng độ máu cao, thân nhiệt tăng, làm da thịt dễ bị lở loét khó lành da. Nhưng ngược lại, đường trong máu thấp dưới 4.0mmol/l lúc bụng đói, nồng độ máu giảm, sự tuần hoàn của máu chậm lại làm áp huyết thấp, thần kinh bị ức chế, khiến cơ thể suy nhược, ban ngày hay buồn ngủ, mắt nhắm, thần trí không tỉnh táo, chân tay yếu vô lực. Nếu những người bị bệnh tiểu đường nặng đang phải chích 4 lần insulin mỗi ngày, hãy cẩn thận theo dõi đường mỗi ngày để tránh tình trạng đường trong máu xuống qúa 3.0mmol/l làm cho người bị hôn mê, cơ thể giảm oxy, cũng làm giảm hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu.
Thông thường những bệnh nhân hôn mê như người thực vật, thiếu máu não, khó thở phải dùng máy trợ thở 100% mà vẫn không phục hồi được sự sống, nên đành phải rút ống oxy cho bệnh nhân ra đi, nhưng ngược lại có những bệnh nhân cũng hôn mê như người thực vật, lúc tỉnh lúc mê, vẫn tự thở không cần trợ máy thở, mà tây y không có cách nào cứu tỉnh được bệnh nhân, vì không tìm ra nguyên nhân, trường hợp này nguyên nhân chính là đường trong máu thấp, áp huyết thấp, thân nhiệt thấp, chỉ cần chích glucose là bệnh nhân tỉnh lại, vì vậy không nên lạm dụng chích insuline làm hạ đường xuống qúa thấp, cần giữ mức đường ổn định lúc bụng đói từ 6.0-8.0mmol/l thì cơ thể lúc nào cũng khỏe mạnh, tỉnh táo, không bị lờ đờ buồn ngủ suốt ngày.

2-Những loại thuốc thang đông y :

Cách dùng thuốc đông y : Cần đo áp huyết trước và sau khi dùng thuốc để so sánh, khi áp huyết lên lọt vào tiêu chuẩn của khí công thì ngưng.

Cấp cứu thủy :
Thuốc trị huyết áp tụt, choáng, trụy mạch : gồm có các vị :
Đại Hồi, Gừng Tươi, Gừng khô, Nhục Quế, mỗi thứ 4g, sắc 3 chén cạn còn 1 chén,uống nóng.

Phù chính thăng áp thang gia vị
Bổ ich khí dưỡng âm trị áp huyết thấp : gồm có các vị :
Hoàng Kỳ 30g, Sinh Địa 24g, A Giao, Mạch Đông, Chích Thảo, Trần Bì mỗi thứ 15g, Ngũ Vị Tử 12g, Chỉ Xác, Nhân Sâm, mỗi thứ 10g. Sắc làm 2 lần, lần 1, lấy 5 chén nấu cạn còn 1 chén, lần 2, lấy 4 chén nấu cạn còn 1 chén, pha chung chia làm 2 lần uống trong ngày, uống nóng.

Tam nhân thận trước thang
Thuốc chữa chóng mặt : gồm có các vị Bạch Truật, Gừng, Cam Thảo, Phục Linh, mỗi vị 12g, Táo 5 quả, Sắc 4 chén cạn còn 1 chén, uống nóng.

Đại Bổ Tâm Tỳ Khí Huyết Thang
Thuốc bổ máu t ăng khí huyết, tăng tính hấp thụ thức ăn, gồm có các vị :
Bạch Thược, Ngũ Vị, Phục Thần, Bạch Truật, Nhân Sâm, Táo Nhân, Đương Quy, Nhục Quế, Viễn Chí, mỗi thứ 3 chỉ. Sắc 2 lần, lần nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén. Lần hai đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Pha chung hai chén, chia đều uống làm hai lần sáng và tối. Uống 3 thang, rồi đo áp huyết so sánh trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc thấy áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng, nếu áp huyết còn thấp thì uống tiếp đợt hai 3 thang nữa

Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)
Ở những tiệm thuốc bắc địa phương không có bán loại pha chế sẵn, chúng ta có thể cắt thuốc thang về nhà sắc uống từng thang gồm có các vị :
Đương Quy, Xuyên Khung, Thục địa, mỗi vị 12g, Bạch Thược, Đảng Sâm, Hoàng Kỳ, Phục Linh, Cam Thảo, mỗi vị 8g
Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.
Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muổng canh.
Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 1 lít, thì đổ thêm 200cc rượu và thêm mật ong vừa đủ ngọt, nấu lại tất cả cho sôi 5 phút rồi lọc lấy nước thuốc cất vào lọ thủy tinh, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muổng canh.

3- Về thức ăn :

Vê thức ăn bổ máu chia làm 3 loại, loại tăng nhiệt, loại hạ nhiệt, loại trung tính đã phối hợp các món ăn hòa hợp âm dương quân bình hàn nhiệt.

a-Thuốc bổ máu làm tăng nhiệt :
Táo đỏ rất tốt cho dạ dày và hệ thần kinh, đặc biệt là táo tươi. Nó có chứa rất nhiều vitamin C, calci và sắt, những người suy yếu xương thì nên ăn nhiều táo đỏ.
Đường đỏ giúp bổ máu và lợi khí. Các bác sỹ Đông y coi đây là vị thuốc tốt nhất, 60 gam đường đỏ, 60 gam tỏi và 15 gam gừng đun thành nước, uống thay trà có thể chữa được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều…
Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamine và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B12, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, điều chỉnh kinh nguyệt, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nên ăn đậu đỏ hầm với gìò heo để kích thích tăng tuyến sữa.
Đậu phộng chứa lượng protein phong phú và không béo, giúp lợi khí bổ gan, có tác dụng bổ máu, cầm máu…, đặc biệt vỏ lạc còn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2 và vitamin E, giúp tăng sức đề kháng và chống lão hóa.

Cháo bổ máu :
50g gạo nếp nấu với 10 qủa táo đỏ, 50g đậu đỏ, 50g đậu phộng, thêm đường đỏ vừa đủ ngọt làm tăng máu, da hồng hào, chữa bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu.

Cà rốt
Cà rốt có chứa hàm lượng carotin vô cùng phong phú, vì vậy nó có tác dụng điều tiết hệ thần kinh, lưu thông mạch máu.. Khi ăn nên đê cả vỏ, nếu muốn gọt thì gọt càng mỏng vỏ thì càng tốt, cà rốt sẽ phát huy công dụng của nó khi trải qua quá trình chế biến xào nấu.

Trà Hoa hồng nhung
Có tác dụng làm lưu thông máu rất tốt. Mua hoa hồng đã được sao khô về pha trà làm nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu uống ít, trong thời gian ngắn thì không sao, khi đo áp huyết tăng làm xáo trộn tim mạch, có hiện tượng chảy máu cam thì ngưng, có công dụng thông kinh nguyệt nên sản phụ không dùng được dễ bị sẩy thai.

Cháo Táo tàu đỏ
Tào tàu có tác dụng bổ máu, an thần rất tốt. Cách sử dụng là khi nấu cháo trắng, canh hầm chỉ cần cho thêm vài quả táo tàu khô vào là được, có thể ăn táo tàu tươi hoặc là táo tàu khô. Vỏ quả táo tàu khá cứng, khó tiêu hoá nên nếu ăn vặt bằng táo tàu thì không nên ăn nhiều quá.

Trà Vỏ quế
Có tác dụng lưu thông máu rất tốt và cải thiện tình trạng chân, tay lạnh ở phụ nữ, vỏ quế có tác dụng xung huyết nên phụ nữ mang thai không nên ăn. Nấu 1-2 ống quế chi với 1/2 lít nước cho sôi 5 phút, rồi đổ vào bình thủy giữa cho nóng và cho quế thấm tan dần, nước trở thành vàng hồng đậm, uống sau mỗi bữa cơm và trước khi đi ngủ.

Trà Gừng mật ong:
Có bán sẵn ở tiệm thuốc bắc. Gừng có chứa thành phần zingerone và gingerol có tác dụng làm lưu thông máu. Nếu tự làm, nên chọn những củ gừng càng già càng tốt, vì càng già thì càng phát huy tác dụng của nó. Gừng thái chỉ 10g nấu với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít cất vào bình thủy, khi uống pha thêm 1 muỗng mật ong, uống sau mỗi bữa cơm. Không nên để gừng trong tủ lạnh mà nên gói vào giấy báo rồi để ở nơi thoáng mát.

b-Thuốc bổ máu làm hạ nhiệt :

Chè mộc nhĩ trắng đường phèn :
Ngoài tác dụng làm đẹp da thì môc nhĩ trắng (tuyết nhĩ) còn có tác dụng bổ máu, lưu thông máu rất tốt. Một bát chè mộc nhĩ trắng nấu với gừng chữa bệnh thiếu máu, cho ít đường phèn. Khi mua mộc nhĩ không nên chọn loại trắng quá, do dùng thuốc hoá học tẩy trắng.

Ô Mai khô mặn
Mai khô mặn có tác dụng làm lưu thông mạch máu vì có thành phần acid citric. Nếu ăn quả mai chưa qua chế biến thì sẽ không hiệu quả. Chỉ cần cho vào sấy lên với muối thành ô mai thì sẽ phát huy tác dụng của nó. Cho mai khô mặn vào ngâm với rượu hay bỏ 1 quả ô mai mặn vào ly nước nóng cho tan rồi uống như nước trà.

Canh Rau ngót, rau dền đỏ
Rau dền đỏ luôn là những thứ "ưu tiên" hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính "lành" và bổ máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu .

c-Thuốc bổ máu trung tính đã quân bình âm dương :

Cháo long nhãn-hạt sen:
Nấu cháo gạo 100g cho thêm 50g Long Nhãn khô, 50g Hạt Sen khô.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.

Chè đậu xanh-táo đỏ:
Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường đen vừa đủ. Đậu xanh vo sạch, dùng nước lạnh ngâm 2 giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường đen thì dùng, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt giải thử, rất thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu vào dịp hè, vừa thanh nhiệt vừa bổ máu. Thích hợp cho cả người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành, béo phì, tiểu đường (không nêm đường)
.
Tham khảo thêm những trái cây bổ máu :

1) TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.
b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.

2) LONG NHÃN: có thể trị nhiều chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 11 giờ, ăn 10 trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.
b.- Buổi trưa, sau khi dùng cơm, ăn 20 trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoãi.
c.- Buổi chiều, khoảng 4 giờ, ăn 30 trái long nhãn trị chứng bịnh thiếu máu (bần huyết).
d.- Buổi tối, khoảng 7 giờ, ăn 40 trái long nhãn, có thể trị được chứng thiếu máu trầm trọng (không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).

3) TRÁI VẢI: trị được 11 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 10 trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu mỏi mắt.
b.- Buổi trưa, sau bữa cơm 12 giờ rưởi, ăn 8 trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, dùng 8 trái vải trị bịnh áp huyết cao.
d.- Buổi chiều, 5 giờ, dùng 8 trái vải trị chứng tứ chi bải hoải.
e.- Buổi tối, 8 giờ, dùng 8 trái vải, giải trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

4) QUẢ TÁO (APPLE): trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn nên có thể trị được hỏa khí:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 1 quả, trị chứng gan nóng (hỏa can).
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở vị tạng.
c.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở ruột già.

5) DƯA HẤU: trị chứng cảm mạo vào mùa Hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể tháo gia.

a.- Sau khi ăn cơm trưa, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo trị chứng đau cuống họng.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu nhỏ thoa với mật ong trị được bịnh cao máu (trẻ em không được dùng phương này).
d.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.
e.- Buổi tối, 8 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bịnh ăn uống không tiêu.
f.- Buổi tối, 10 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng nhức răng, đau cuống họng.

6) ÐU ÐỦ: có thể trị được 13 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng, 8 giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm 4 miếng)
b.- 9 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ để thanh lọc máu.
c.- 10 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
d.- 11 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
e.- 1 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
f.- 2 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.
g.- 3 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
h.- 4 giờ chiều, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.
i.- 5 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị bịnh tiểu đường.
j.- 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
k.- 8 giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ, thanh lọc máu.
l.- 9 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
m.- 10 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.

7) DƯA LEO: trị chứng cảm mạo vào mùa Hè:

a.- Khoảng 11 giờ sáng, ăn 1 trái.
b.- Khoảng 4 giờ chiều, ăn 1 trái.
c.- Khoảng 10 giờ tối, ăn tiếp thêm 1 trái nữa, sẽ thấy công hiệu ngay.

8) TRÁI KHẾ: trị bịnh ho.

Vào đầu mùa Hè, ăn khế cần chú ý:
- Khi trời mưa, không nên ăn khế.
- Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.
- Khi trời trở mát, ăn khế phải thoa muối.
- Khi thời tiết không nóng không lạnh thì khỏi cần phải thoa thứ gì cả khi ăn khế.

9) TRÁI ÐÀO: vào mùa Hè, trước khi đi ngủ ăn 1 trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

10) TRÁI LỰU: trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.

Phần II : Tập khí công tăng cường oxy để chuyển hóa âm ra dương.

Theo đông y khí công, cơ thể muốn khỏe mạnh không bệnh tật cần phải giữ hai yếu tố âm (huyết) và , dương (khí) được quân bình.
Trên thực tế, một người ăn nhiều cơ thể to lớn, hay một thầy thuốc bắc tẩm bổ thuốc men mà không luyện tập cũng không bằng một người có tập luyện thể dục thể thao, vì âm dư dương thiếu, nghĩa là huyết dư khí thiếu nên sinh ra bệnh áp huyết cao, tiểu đường cao, cholesterol dư thừa, da thịt không rắn chắc.
Ngược lại một người dù có tập luyện thể dục thể thao hay khí công mà cơ thể thiếu chất bổ dưỡng, thiếu máu, đường, mỡ cũng là người bị bệnh. Do đó, muốn biết cơ thể thừa thiếu âm dương khí huyết, cần phải đo áp huyết để biết được tình trạng sức khỏe của mình, chính máy đo áp huyết là máy đo khí huyết trong con người. Những người thiếu máu áp huyết thấp dưới 90mmHg là nguyên nhân làm cho tế bào trong cơ thể không đủ máu nuôi dưỡng sẽ trở thành tế bào ung thư.
Theo công thức máu, khi chúng ta ăn những thức ăn bổ máu, hay cơ thể được truyền máu trong các bệnh thiếu máu trầm trọng, nhất là bệnh ung thư máu, sau 1 tuần tiếp máu, máu lại mất đi, mình có cảm tưởng như trong người của những bệnh nhân ung thư máu có con qủy ăn hết máu của mình. Thật ra khoa học đã giải thích được bằng công thức máu. Muốn duy trì được máu không bị mất cơ thể phải được tăng cường thêm oxy để chất sắt Fe2 trở thành máu Fe2O2 thì tạo máu mầu đen, nếu cơ thể tập luyện hít thở khí công hay thở thiền làm tăng thêm oxy cho công thức máu trở thành Fe2O3 máu trở thành đỏ, gián tiếp làm tăng hồng cầu và duy trì được lượng máu không mất, nếu cơ thể tập luyện dư thừa thêm oxy, thì thức ăn có chất sắt được hấp thụ thêm là tăng lượng máu, do đó những người tập khí công ăn với số lượng ít nhưng hấp thụ thức ăn thành chất bổ nhiều, cơ thể vẫn khỏe hơn người ăn nhiều mà không hấp thụ và chuyển hóa được thành chất bổ, mà trở thành bệnh. Cũng với cách áp dụng tập luyện khí công mà đã nhiều người chữa khỏi được bệnh dư chất sắt, mà kh ông cần phải dùng thuốc chích phá hủy chất sắt trong cơ thể.
Nhờ công thức máu cần oxy để duy trì lượng máu và làm tăng hồng cầu, nên chúng ta cũng thấy sự khác biệt giữa hai người thiếu máu áp huyết thấp và tuổi tác như nhau, một người uống thuốc bổ máu nhiều mà không tập luyện thể dục thể thao khí công hay thở thiền, sau 3 tháng máu vẫn không tăng, áp huyết vẫn thấp không tăng lên, còn người tập luyện làm tăng oxy tăng khí và uống thuốc bổ huyết để tăng âm, chỉ sau 1 tháng cơ thể được quân bình âm dương, áp huyết lên đủ tiêu chuẩn thì ngưng không cần phải uống thuốc bổ máu nữa.

Các bài tập KCTĐ thực hành.
tranhuu76
 
Bài viết: 175
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 29, 2011 4:50 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 6 14, 2013 11:23 pm

Postby nobita » Mon Jun 03, 2013 1:59 am

Thưa thầy cho con hỏi:
Thưa thầy hiện tại con vẫn đang ăn mặn, vậy ngay tại lúc có nghĩa là ngay tại thời điểm con ăn món mặn đó con niệm Phật có được không


Bài Tập Thể Dục Khí Công Tịnh Độ dùng để chữa bệnh áp dung cho tất cả mọi người không phân biệt ăn chay hay mặn, Phật Giáo hay Công Giáo. Phật Tử thì vừa tập vừa niệm A Di Đà Phật, con chiên thì thay bằng A-Lê-Lui-A, tôn giáo khác thì thay bằng Amitabha.

Đạo Phật nguyên thủy vẫn ăn mặn do đi hóa duyên khất thực theo như thời Phật Thích Ca còn tại thế, ai cúng món ăn gì thì ăn món đó, chỉ ăn 1 bữa trước ngọ, không có giữ tiền, không có bếp nấu, dành thời gian tu tập ngồi thiền. Chư tăng cũng niệm Phật khi ăn mặn nhưng là dùng công năng tu học, đọc chú hóa độ chuyển kiếp cho loài súc sanh..

Còn câu hỏi theo chủ đề trên là khi phật tử ngồi ăn mặn mà niệm Phật, thì phạm tội : Biết mà cố phạm.(Có nghĩa là con biết con đang ăn thịt chúng sanh là có tội gián iếp sát sanh mà con cũng tiếp tục ăn, thì vô lý và vô minh qúa)

Còn người chưa phải là Phật tử hay không phải là Phật tử chưa biết nhân qủa thì vẫn ăn chưa có tội, nhưng vẫn phải trả nghiệp, vì mình ăn nó, sau nó sẽ trở thành tế bào xấu ẩn tàng sẵn trong cơ thể chờ thời cơ trả thù đòi nợ mạng.

Muốn cho tâm chuyển hóa thành tâm từ bi, thì càng phải niệm Phật, để nhắc nhở mình, và xin Phật độ cho con ăn chay được dễ dàng, chứ sợ chưa ăn chay được mà tạm dừng không niệm Phật nữa là làm mất Phật tánh của mình, và biết dừng thời gian bao lâu nếu không nhờ câu niệm Phật nhắc nhở mình, thì dừng đến hết đời cũng
chưa có thể ăn chay được, đến lúc bị trả báo ăn thịt chúng sanh thành bệnh, lúc đó bị bệnh sẽ chữa khó hơn.
Hay cố lên ! can đảm lên ! Trần Hữu !

admin
admin
Site Admin
 
Bài viết: 6798
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 12:18 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi tutamtichduc » Thứ 7 Tháng 6 15, 2013 2:10 am

Vẫn niệm Phật được mà anh Hữu. Em đọc trong 1 số sách thấy ghi cụ thể tội ăn mặn mà niệm Phật được tính do sau khi ăn xong, ko vệ sinh sạch sẽ mà đã đi tụng kinh niệm Phật thì mắc tội.

Ở đây ý nói đến sự kính trọng cần thiết, thành tâm khi lạy, niệm Phật.
Ko thể mang hôi hám theo khi niệm Phật, lạy Phật.
Hàng ngày trước khi lạy Phật, niệm Phật em đều đánh răng, rửa sạch chân tay, mặc quần dài ... Thường là sau khi tắm xong thì lên lạy Phật, thành 1 thói quen ...

Nhân đây cũng nói luôn về vấn đề lễ bái khi đến chùa. Hiện nay e thấy khá nhiều người đi lễ vẫn bê thịt lợn vào ban Phật.
Ngay cả ở nhà cũng vậy, rất phổ biến... Là người tu tập ta cần để ý vấn đề này cho khỏi mắc phải ...
tutamtichduc
 
Bài viết: 135
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 15, 2011 10:05 am

Re: Ăn món mặn, con niệm Phật có được không

Gửi bàigửi bởi Liên » Thứ 7 Tháng 6 15, 2013 4:38 am

Lễ là một chuyện.

Được chứng lễ hay không, lại là chuyện khác.

Phật cấm 5 điều - thực hiện được 4,5 điều rồi - 0,5 điều còn lại cần phải xin "trợ duyên" - người thì xin Đức Phật, người thì xin các vị Thánh, người thì xin Gia tiên nhà mình,...tùy theo Tâm cảm nhận và sự hiểu của mỗi người.

Chưa niệm Phật, không hẳn là Tâm không hướng về Phật, không lấy những điều răn dạy của Phật làm Kim chỉ nam cho cách sống của mình.

"Thứ nhất là tu tại gia".
Sửa lần cuối bởi Liên vào ngày Thứ 7 Tháng 6 15, 2013 12:58 pm với 2 lần sửa trong tổng số.
Liên
 
Bài viết: 181
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 30, 2012 5:18 am

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách

cron