TRÍ TUỆ CHÂN THẬT TỪ ĐÂU MÀ CÓ ?

TRÍ TUỆ CHÂN THẬT TỪ ĐÂU MÀ CÓ ?

Gửi bàigửi bởi GiaHuy05 » Thứ 7 Tháng 5 18, 2013 9:07 am

Trí tuệ nhất định từ trong định mà có được, cái điểm này chúng ta phải nên biết. Không có sức định thì loại trí tuệ này, người thế gian chúng ta gọi là trí tuệ, còn ở trong Phật pháp gọi là “thế trí biện thông”.

Phật nói là trí tuệ của người thế gian, biện tài thông minh không phải là trí tuệ chân thật. Trí tuệ chân thật nhất định từ ngay trong thiền định sâu thẳm mà khai ngộ. Hay nói cách khác, trí tuệ này không phải từ bên ngoài cầu được, mà phải từ trong nội tâm tự nhiên hiển lộ ra.

Việc này chúng ta vừa nghe thì lại không hiểu, vì sao không học thì trí tuệ sẽ hiện tiền? Trên kinh Phật thường hay đem tâm của chúng ta thí dụ là nước, vậy thì mọi người dễ hiểu. Chúng ta xem thấy nước, nước thì có sóng, nước là động, thì nước không có tác dụng chiếu sáng, tướng cảnh giới bên ngoài nó chiếu không rõ ràng. Nếu như nước bình lặng, mặt nước giống như tấm kính vậy, thì cảnh quan bên ngoài ở trên mặt nước chiếu được rõ ràng tường tận.

Chiếu kiến thì thí dụ cho trí tuệ, thanh tịnh không có sóng chính là thiền định, cho nên các vị phải nên biết, định có thể khai huệ, đó là trí tuệ chân thật. Nước này rất tĩnh lặng, rất sạch sẽ, rất bình lặng giống như một mặt gương vậy. Hiện tại trong lòng chúng ta không có trí tuệ, vì sao không có trí tuệ? Tâm là động, cũng giống như nước khởi lên sóng vậy, thì bạn làm gì có thể chiếu kiến? Cho nên bạn học được càng nhiều, nghe được càng nhiều, thấy nghe rộng hơn, bạn dường như cũng rất có trí tuệ nhưng không phải là trí tuệ chân thật. Vì sao vậy? Không phải là trí tuệ của nước lặng chiếu thấy, bạn chẳng qua là nghe người ta nói, người nói vạn lời, hoặc giả là chính mình khởi vọng tưởng. Vọng tưởng cũng là trồi sụt không định, bạn là từ vọng tưởng mà ra, bạn là từ bên ngoài đến, không phải từ ngay trong tự tánh ra, đó không phải là trí tuệ chân thật.

Đệ tử Phật, cũng chính là đồng tu học Phật chúng ta, chúng ta thường hay ưa thích ở ngay trong nhà thiết lập một bàn thờ Phật, cúng một tôn tượng Phật là biểu thị kính ý của mình đối với lão sư (Phật là lão sư của chúng ta), niệm niệm không quên giáo huấn của lão sư. Cúng tượng Phật là cái ý nghĩa này. Đã có tượng Phật, chúng ta đương nhiên cũng phải cúng dường. Trong cúng dường, chủ yếu nhất chính là cúng dường một ly nước, chúng ta cúng dường một ly nước ở trước mặt Phật, không thắp hương không hề gì, không cúng hoa cũng không hề gì, quan trọng nhất là phải cúng một ly nước. Nước biểu thị cái gì? Bảo bạn xem thấy nước, tâm của bạn phải thanh tịnh giống như nước vậy, bình lặng như vậy, trí tuệ liền hiện tiền. Cúng nước dụng ý ngay chỗ này, không phải cúng để cho Phật uống, Phật không uống nước này, mà là để cho chúng ta xem, thường hay nhắc nhở chính mình, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, đối người, với việc, với vật, dụng tâm phải giống như nước vậy. “Tam muội lực”, hy vọng mọi người chúng ta đều hiểu cái ý này. Bạn học Phật thì không nên mê tín, Phật pháp chân thật là không có mê tín, Phật pháp là dạy người giác ngộ, dạy người thành tựu trí tuệ chân thật. Tất cả đồ cúng đều có ý nghĩa biểu thị đặc biệt của nó, bạn nhất định phải hiểu.

PS. Tịnh Không
---

PS Tịnh Không giảng rất kỹ: Trí tuệ chân thật phải từ định mà sanh ra. Nhưng làm sao được định? Phải niệm Phật cho nhiều. Đây là những lời HT. Quảng Khâm, bậc đã chứng A La Hán và Niệm Phật Tam Muội, dạy:

"Mỗi tâm niệm, mỗi ý nghĩ, bạn chớ xa rời cảnh giới Phật. Ði, đứng, nằm, ngồi - nhất cử nhất động, làm gì bạn cũng cứ niệm Phật. Khóc cũng niệm Phật; cất chân một bước cũng niệm Phật. Sức mạnh của việc niệm Phật vĩ đại vô song, có thể khiến bạn đắc Niệm Phật Tam-Muội - một thứ Ðịnh không phải tầm thường."

"Niệm Phật nhiều, đủ, thì trí huệ sẽ khai phát, sẽ giác ngộ; đến khi già mình sẽ không sợ chết vì mình đã có một Thế-giới Cực-lạc ở Tây-phương để tới." (HT. Quảng Khâm)

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
...
GiaHuy05
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 06, 2011 10:07 pm

Quay về Tâm Linh / Tôn Giáo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách